Loạn giấy báo nhập học và những chuyện bi hài
Dù chưa có giấy báo trúng tuyển chính thức của các trường đại học nhưng nhiều thí sinh đã nhận được hàng chục giấy báo nhập trúng tuyển, nhập học cùng nhiều chuyện bi hài…
Em Nguyễn Thị Thoa phân vân giữa “một rừng” giấy gọi nhập học.
“Bão” về làng
Khi chúng tôi tìm vào nhà ông Vương Trí Thắng – cán bộ bưu chính xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức (Hà Nội) thì ông Thắng vừa mới hoàn tất công việc đưa thư trong ngày với gần 50 giấy gọi nhập học cho các thí sinh.
Lau những giọt mồ hôi mướt mải trên trán, ông Thắng chia sẻ: Tôi làm nghề này đến nay đã 16 năm với hàng nghìn lá thư được lưu chuyển. Thế nhưng mệt nhất vẫn là vào mỗi mùa tuyển sinh ĐH, CĐ. Cứ vào thời điểm này là giấy báo nhập học của các trường ĐH, CĐ và trung học gửi cho học sinh mới tốt nghiệp cấp 3 nhiều không đếm xuể, trung bình mỗi cháu phải nhận được trên 10 thư mời nhập học từ nhiều trường. Có nhiều trường chỉ căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT và bảng điểm lớp 12 của các cháu đã gửi giấy xét tuyển, trúng tuyển đến học sinh trước cả khi kì thi ĐH, CĐ diễn ra.
Nguyễn Thị Hậu ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức dự thi khối A vào Trường ĐH Nông Nghiệp 1 nhưng chỉ được 11 điểm, thiếu 2 điểm so với điểm chuẩn của trường. Cả gia đình Hậu đang rất buồn vì kết quả này thì bỗng dưng giấy báo nhập học từ khắp nơi tới tấp gửi về. Sự nhộn nhịp này khiến cho bố mẹ Hậu vốn là những người nông dân chất phác quanh năm sấp ngửa với ruộng đồng cứ hoa cả mắt vì không hiểu chuyện gì đang diễn ra.
Giấy mời xét tuyển và giấy báo nhập học in tên Nguyễn Thị Hậu với đúng ngày, tháng, năm sinh, địa chỉ nhà riêng, cái nào cũng đẹp và trang trọng. Cứ ngỡ con mình đã “trượt vỏ chuối” nào ngờ lại được hàng loạt trường ĐH, CĐ với những tên gọi hấp dẫn như CĐ nghề Bách khoa, CĐ Bách Nghệ Tây Hà, Học viện Công nghệ thông tin số 1 Châu Á, Trung cấp Công nghệ và kinh tế đối ngoại… gọi nhập học, bố mẹ Hậu mừng không sao kể xiết.
Chỉ có mỗi “khổ chủ” là cười như mếu vì : “Em chẳng biết trường nào trong đống giấy báo này cả. Khi nộp hồ sơ dự thi em đã tìm hiểu về các trường ĐH, CĐ khá kĩ càng mà cũng chưa bao giờ được nghe đến những tên trường tương tự. Học phí của các trường này thông báo trên giấy thường tính bằng USD hoặc mập mờ như “học phí linh hoạt, được chia làm các kì, các tháng”. Đọc xong cứ thấy như bị tung hỏa mù, chẳng biết đâu mà lần”.
Video đang HOT
Mệt nhoài vì “bị” gọi nhập học
Cùng cảnh ngộ với Hậu là Nguyễn Thị Thoa ở thôn Sơn Hà cùng xã. Thoa may mắn hơn Hậu là đã đủ điểm đỗ vào khoa Chế biến của ĐH Nông nghiệp 1, thế nhưng trong khi chưa nhận được giấy báo đỗ chính thức của trường dự thi thì Thoa đã mệt nhoài với gần 20 loại giấy mời xét tuyển và giấy báo đỗ vào các trường ĐH, CĐ lạ hoắc.
Thậm chí có trường còn gửi giấy gọi nhập học liên tiếp 2 lần cho “chắc ăn” và liên tục gọi điện thoại về tận nhà Thoa để mời chào như Trường NIIT IPMAC với lời giới thiệu hết sức hấp dẫn: Môi trường học tập hiện đại, đạt tiêu chuẩn Quốc tế, sinh viên tốt nghiệp luôn được săn đón tại các doanh nghiệp CNTT hàng đầu, bằng liên thông ĐH chính quy do Học viện NIIT Ấn Độ cấp, sinh viên có kết quả học tập xuất sắc có cơ hội nhận học bổng liên thông tại các trường ĐH quốc tế: RMIT, South Australia, Winnipeg…
Trước những lời mời chào hấp dẫn đó, nhìn lại khoa Chế biến nông sản mà mình vừa may mắn đỗ, Thoa không khỏi có những so sánh và dao động trong việc chọn trường cũng như chọn ngành nghề theo học. Thấy con gái ngày biếng ăn đêm mất ngủ về việc chọn trường, bà Nguyễn Thị Ý – mẹ Thoa – đã phải gác lại công việc ở trang trại tại Tây Ninh để về nhà hỗ trợ, tư vấn cho con gái. Thế nhưng trước đống giấy mời xét tuyển và nhập học ngồn ngộn thông tin và màu sắc thì bà Ý cũng phải bó tay.
Đến nhà cô giáo chủ nhiệm của con để nhờ tư vấn, cô giáo cũng “chịu chết” vì chưa bao giờ thấy nhiều trường, nhiều ngành nghề đến thế. Sau cùng, bà Ý quyết định làm dăm chục mâm cơm mời các cụ trong họ đến chia vui việc con gái đỗ ĐH để tranh thủ xin ý kiến các cụ. Trà dư tửu hậu, các cụ phán, “nước ta nông nghiệp là gốc”. Thế là mẹ con bà nhất nhất theo lời các cụ dạy, gạt bỏ hết các loại giấy có ma lực như “mật hút ruồi” kia để chờ giấy gọi nhập học của Trường ĐH Nông nghiệp 1.
Những tưởng hạ được quyết tâm là được sống yên ổn, nào ngờ số lượng thư gọi nhập học hàng ngày vẫn tơi tới gửi về cho Thoa. Nhiều trường còn gửi thư đảm bảo. Đó là chưa kể các trường còn nhiệt tình gọi điện thoại về nhà riêng để tư vấn, thuyết phục không mệt mỏi. Thoa cười khổ: “Họ gọi điện về tận nhà tư vấn rất nhiều ngành hấp dẫn, ra trường có việc làm luôn với mức lương cao, có thể chọn làm việc cả trong và ngoài nước, thậm chí họ còn xin cả số di động riêng để chỉ đường và liên hệ cho dễ. Từ hôm đó em cảm thấy như bị khủng bố điện thoại, đến nỗi giờ máy di động cũng không dám lắp sim, còn máy nhà thì cứ nghe chuông đổ là giật thót mình”.
Theo Dân Việt
Góc khuất ê chề của những 'phi công' phục vụ quý bà
Được chiều chuộng, mua đồ hiệu... nên nhiều nam thanh niên đã biến mình thành "đồ sở hữu" của các quý bà đã bước vào tuổi sồn sồn. Trong góc khuất của những trai bao có quá nhiều câu chuyện bi hài...
Chân dung trai bao
Chợ Thanh Xuân Bắc (Hà Nội) vào buổi sáng, nhiều người đã quá quen với hình ảnh một thanh niên ngoài 20 tuổi, tóc cắt lởm chởm, nhuộm vàng ruộm, cổ đeo dây chuyền vàng nặng trĩu, nhẫn lấp lánh trên các ngón tay, điện thoại di động loại sang... đi trên chiếc Spacy màu trắng chở một phụ nữ trên 50 tuổi đi chợ.
Một trai bao chuyên nghiệp đang tìm mồi trong quán bar.
Thoạt nhìn, nhiều người tưởng hai mẹ con. Nhưng họ lại tình tứ đến lạ lùng. Người phụ nữ mặt trang điểm kỹ, mặc chiếc váy màu đen, xoè rộng điệu đà giữ váy, vòng tay ôm chặt ngang eo chàng thanh niên. Chiếc xe Spacy nhẹ nhàng lướt trên đường phố trước nhiều ánh mắt hiếu kỳ của người đi đường.
"Họ là một cặp tình nhân" - những người bán hàng khẳng định vậy. Qua câu chuyện của họ, tôi được biết: Hùng -tên người thanh niên đó - sống ở phố Vũ Hữu đã cặp kè với bà Hương được 2 năm nay. Hùng khá đẹp trai, nói năng ngọt ngào nên được nhiều em tuổi teen mê lắm. Nhưng Hùng nghiện, cần tiền tiêu xài, thích hàng hiệu... được bà Hương để ý đến, yêu chiều nên hắn xiêu lòng ngay. Giống như nhiều bà đến cái tuổi sồn sồn, vắng bóng nhân tình nhưng thừa thời gian và sự ham muốn, bà Hương còn rất tự do. Ly hôn chồng, con đã lớn học tập sinh sống ở nước ngoài, bà sở hữu ngôi nhà mặt phố rộng rãi, tiền tiêu không phải nghĩ. Ngẫm cảnh quạnh hiu buồn tẻ, thương cảnh mình bao năm ôm gối chiếc chờ chồng thâu đêm nhưng ông mải tiệc tùng, lả lơi cùng gái trẻ đẹp quên đường về. Bà Hương đã quyết tìm tình nhân trẻ để... chẳng thẹn với chồng cũ.
Gặp Hùng nơi quán cà -phê, bà mê luôn. Sau vài lần gặp gỡ, Hùng đến nhà bà Hương chơi. Rồi chẳng bao lâu, hắn chuyển đến ở hẳn luôn. Bà Hương cưng chiều Hùng hết mực. Chiếc xe đắt tiền Hùng đi là tiền bà Hương mua nhưng đăng ký tên Hùng. Rồi còn đủ thứ hàng hiệu, quần áo, giày dép, kính, mũ..., Hùng thích gì bà Hương cũng chiều hết. Bù lại, Hùng cố gắng "bù đắp" tình cảm cho người tình già.
Có người không nghiện ngập nhưng vì quá nghèo, cần tiền chi tiêu nên đã gắn với thân phận trai bao mà không có lối thoát. Nhà nghèo, ham học, Long (quê ở Nghệ An) được một người quen giới thiệu một "nhà tài trợ" đặc biệt. Đó là bà Quý đã gần 50 tuổi. Bà Quý là người có học, rất chiều Long chỉ với một đề nghị nhỏ: mỗi tuần 2 lần đến giúp bà làm mọi việc vặt trong nhà. Những việc vặt đó chẳng khó khăn gì, chỉ mỗi việc phục vụ nhu cầu tình cảm cho bà ấy là khó nhất, nhưng rồi Long cũng đã quen.
Chồng bà Quý làm việc ở nước ngoài nhiều hơn là ở Việt Nam nên xem ra bà rất thiếu thốn về tình cảm. Tiền thì cứ việc tiêu thoải mái, nhưng nhu cầu "chuyện ấy", nhiều lúc sức thanh niên mới lớn như Long tưởng chừng không "kham" nổi. Nhiều lần Long tính thôi nhưng lại "canh cánh" nỗi lòng. Bà Quý rất quan tâm đến cuộc sống của Long, mỗi lần về quê, bà lại gửi về rất nhiều quà cáp cho bố mẹ, các em của cậu với tư cách "ân nhân".
Hết 4 năm đại học, Long tự bảo khi đi làm sẽ chấm dứt mối tình oái oăm này, nhưng đến nay ra trường đã 4 năm, cậu ta vẫn lầm lũi lui tới nhà bà Quý. Bởi vì đi làm vất vả mà lương lại quá thấp chẳng bằng mỗi lần bà Quý dúi cho... tiền nước!
Có lần, tôi đến tìm hiểu về hoạt động cai nghiện ma tuý của Trung tâm cai nghiện ở Cầu Bươu (Hà Nội), Ban giám đốc cho biết, khi đưa các đối tượng nghiện vào tập trung cai nghiện, họ còn phát hiện được những dị vật trên bộ phận sinh dục của một số đối tượng. Hỏi ra mới biết, những thanh niên trẻ này cặp bồ với những bà nhiều tuổi. Với những "thủ thuật" như vậy, các trai bao mới khiến các bà đê mê không bỏ được chúng và sẵn sàng cung phụng tiền cho chúng hút hít.
Méo mó giới tính
Tôi biết H. vì nó cùng học ở trường THPT với cháu tôi ở bên Đông Anh. Trong lớp, H. thông minh, vui tính nên được các bạn rất quý. H. cũng có mối tình học trò thơ mộng với cô bạn gái cùng lớp và cả hai cùng bước vào trường ĐH KTQD.
Là sinh viên, H. kiếm đâu nhiều tiền để tiêu đến thế? Không những mua đồ đắt tiền, H. sẵn sàng cho bạn bè cùng học thời phổ thông vay vô thời hạn. Nhưng rồi, cả lớp H. choáng váng, khi biết tin H. bị công an triệu tập vì có liên quan đến đường dây mại dâm đồng tính của một số nam ca sĩ nổi tiếng. Có người còn tự bóp méo giới tính để "phục vụ" cho những người đồng giới. Vụ việc quá rùm beng, H. chẳng còn mặt mũi nào đi học và gặp bạn bè. Ai có ngờ, từ một thằng H. đầy nam tính, nhưng vì tiền nó đã biến mình thành một "gay" sẵn sàng qua đêm với những tay đàn ông khác. Vết trượt càng dài hơn, khi mới đây tôi tìm trên mạng, một comment có đưa ảnh lên rất đàng hoàng, tự hào giới thiệu mình là trai bao đẹp trai, biết chiều... Tôi không thể tưởng tượng được đó chính là H...Hay la cà quán xá, tôi biết Tú, một gã trai bao chính hiệu. Nhưng Tú chỉ thích cặp kè với nam giới. Tú có nước da trắng mịn, vóc dáng uyển chuyển và bàn tay thì nhỏ nhắn... như tay con gái. Mỗi lần gặp ở quán nước, nó lại vạch quần lên khoe chân trắng. Và hễ thấy đàn ông, có chút "tướng giàu" là nó sán đến, mắt hấp háy làm quen. Nếu gặp đúng "Hi -fi" là "OK".
Tú cũng chẳng giấu giếm mình là trai bao. Bố mẹ không muốn Tú lang bạt nên bắt nó lấy vợ. Chiều "ông bà già", Tú cũng lấy vợ, có con rồi. Nhưng Tú không yêu vợ, không có cảm xúc khi ngủ với đàn bà. "Đàn bà khiếp lắm", Tú thẳng thắn nói vậy. Rồi Tú khoe: "Hôm vừa rồi, gặp mấy anh Hai trong Sài Gòn ra rủ đi qua đêm ở khách sạn Kim Liên. Lúc đấy, Tú đang bôi kem dưỡng da chuẩn bị đi ngủ. Nghe điện thoại kêu, bắt máy vậy là trang điểm, diện bộ cánh đắt tiền đi luôn. Bước chân kiêu sa đi vào khách sạn khiến bao chàng phải ngắm nhìn".
Tú khoe, do toàn quan hệ với những "hàng" đẳng cấp nên chẳng mấy khi nó bị "hố". Cứ đi chơi, chiều các anh ấy rồi tiền bo lần nào cũng "một xập". Hãn hữu lắm, cũng có lần Tú bị "quỵt", sau khi mây mưa xong, nó ngủ thì "chàng" bỏ đi trước. Những lúc "ăn quả đắng" như vậy, Tú trở về với bộ mặt đầy "kịch tính". Nó "dẩu mỏ" lên đổ tại ngày đen, vận hạn...
Tôi không biết, các bà vợ nghĩ gì khi một ngày đẹp trời phát hiện chồng mình lại thích "quan hệ" với những gã đồng tính như Tú. Chỉ biết rằng, Tú khoe nó có nhiều khách ruột lắm. Những ai đã qua đêm với nó 1 lần là mê luôn, sẵn sàng bao những lần sau, cho Tú nhiều tiền hơn. Chẳng thế mà, ở tuổi 26 chẳng làm gì, suốt ngày Tú la cà quán nước, chờ điện thoại...
Những người kiếm tìm nhân tình đồng giới (như Tú) không bao giờ công khai. Sự lén lút đồng nghĩa với việc sẵn sàng bỏ tiền để được... thoả mãn. Chính vì thế, những người như Tú, hoặc giả vờ "gay" để... làm tiền ngày càng có xu hướng tăng lên. Và, những kẻ trơ trẽn, công khai mình là trai bao cũng gia tăng.
(Tên nhân vật trong bài đã được thay đổi)
Theo ĐS&PL
Khuynh bại vì 'mê' World Cup Đà Nẵng tiếp tục chứng kiến cảnh cháu hại ông, côn đồ quậy, vợ ôm con bỏ đi vì chồng "chết" theo thần tượng... World Cup. Cháu hại ông, bạn trai lừa bạn gái Sáng 7/7, Công an phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) cho hay, Tổ cảnh sát hình sự của công an phường này vừa thụ lý...