Loạn các cuộc thi quốc tế: Mất tiền chỉ để giao lưu, trải nghiệm
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay có ít nhất 16 cuộc thi quốc gia, quốc tế về Toán học dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 tại Việt Nam. Các cuộc thi này thực sự có ích cho học sinh hay không mà nhiều phụ huynh sẵn sàng chi cả nghìn đô la cho con tham gia?
Học sinh, phụ huynh đều có mong muốn được tham gia những cuộc thi Toán quốc tế bổ ích
Cuộc thi đầy tính thương mại hóa
Anh N.T.T ở Cầu Giấy, Hà Nội cho biết vừa qua, cậu con trai lớp 5 xin 300.000 đồng để đăng ký dự kỳ thi tìm kiếm tài năng toán học quốc tế (ITMC). Anh T tìm hiểu thì được biết đây là kỳ thi dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 11 và được một công ty cổ phần giáo dục đưa về tổ chức tại Việt Nam.
Anh T cho hay, có khoảng 3.000 học sinh của Hà Nội tham gia vòng loại để chọn ra vài trăm học sinh đi thi tại Thái Lan. Con trai anh T nằm trong số những học sinh đủ điều kiện để tham gia vòng 2.
Tuy nhiên, trong buổi gặp gỡ giữa ban tổ chức với phụ huynh, anh T mới biết để con được tham dự vòng 2, anh sẽ phải đóng 30 triệu đồng cho suất của con và 24 triệu đồng cho suất của phụ huynh đi theo con sang Thái Lan. Lúc này anh cũng như nhiều phụ huynh khác mới té ngửa đây là kỳ thi đầy màu sắc thương mại hóa.
“Khi con về xin tiền đăng ký thi vòng 1, tôi chỉ biết là giáo viên chủ nhiệm giới thiệu có kỳ thi toán quốc tế và tư vấn một số bạn trong lớp có học lực đủ điều kiện dự thi. Ngoài ra, chúng tôi không biết bất cứ một thông tin gì thêm. Vì vậy, cứ nghĩ đây là kỳ thi do Sở, Bộ tổ chức. Nếu qua vòng loại, các con sẽ được Sở, Bộ đưa đi thi như các kỳ thi Olympic quốc tế khác” – anh T cho hay.
Theo nhận định của anh, ban tổ chức cuộc thi từ đầu đã không nói rõ cho phụ huynh biết đây là kỳ thi được tổ chức như thế nào. Chỉ đến khi qua vòng 1, ban tổ chức mới thông tin cụ thể thi vòng 2. Khi phụ huynh hỏi huy chương vàng, huy chương bạc của cuộc thi có giá trị cộng điểm cho học sinh vào các kỳ thi chuyển cấp hay không thì ban tổ chức chỉ trả lời vòng vo là sẽ gửi kiến nghị của phụ huynh đến Sở GD&ĐT Hà Nội.
“Phụ huynh bỏ ra hàng nghìn đô la chỉ để cho con sang Thái Lan dự thi một kỳ thi chỉ có tính chất giao lưu thì chi phí này quá đắt” – anh T nói. Do đó, khi nhận ra bản chất của cuộc thi này, anh T quyết định cho con dừng ở vòng 1.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của phóng viên hiện nay các cuộc thi Toán, Khoa học kỹ thuật quốc tế đang “nở rộ” và được nhiều tổ chức giáo dục đưa về Việt Nam như nấm sau mưa. PGS Lê Anh Vinh, trưởng đoàn Olympia Toán học Việt Nam chia sẻ, nhiều cuộc thi quốc tế tổ chức tại Singapore mà ông biết, học sinh Việt Nam tham gia nhiều hơn học sinh Singapore.
Còn tại Việt Nam, nhiều cuộc thi mang danh quốc tế nhưng “vỡ trận” do cách tổ chức không bài bản khiến phụ huynh bức xúc. Dù vậy, sau đó những phụ huynh này vẫn “tặc lưỡi” tiếp tục đăng ký cho con tham gia cuộc thi kế tiếp. Không ít phụ huynh dù không biết cuộc thi do đơn vị nào cấp phép tổ chức, quản lý nhưng vẫn cho con tham gia.
Làm đẹp hồ sơ
Nhiều gia đình có con học giỏi tham vọng khi trẻ kết thúc bậc học phổ thông, sẽ được du học tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ. Nếu chỉ tiếp cận với mục đích này bằng con đường thi IMO (olympic Toán quốc tế) thì vừa nguy hiểm (vì xác suất trở thành một trong 6 thành viên dự thi IMO vô cùng thấp), vừa chậm hoặc mất cơ hội du học.
Hiểu được những hạn chế này, một số phụ huynh Hà Nội đã đầu tư cho con tham dự các kỳ thi Toán quốc tế ở bậc Tiểu học hay THCS để tích tụ hồ sơ tốt, sau đó lên THPT tập trung cho các kỳ thi chuẩn đầu vào đại học Mỹ như SAT, TOEFL. Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Đống Đa, Hà Nội cho hay khá bất ngờ khi nhiều phụ huynh xin cho con nghỉ học một thời gian để đi tham gia các cuộc thi Toán quốc tế nào đó. “Tuy nhiên, vì đó là lựa chọn của phụ huynh nên nhà trường không thể cấm hay ngăn cản, vị này nói.
Thực tế cho thấy đang có sự lập lờ về các kỳ thi này. Nhiều quận của Hà Nội mang danh nghĩa đưa học sinh đi thi quốc tế có huy chương về tuyên dương lấy thành tích của phòng, của trường nhưng kinh phí do phụ huynh bỏ ra.
PGS. Lê Anh Vinh cho rằng, các nước mở ra các kỳ thi không nặng nề về giải thưởng mà là cơ hội cho học sinh giao lưu, học hỏi. Nhưng gần đây, quả thật có quá nhiều cuộc thi mang danh quốc tế. Có một số kỳ thi thiên về thương mại, làm mất ý nghĩa thuần túy là giao lưu khi thu phí quá cao.
“Tiếp xúc nhiều với học sinh, tôi thấy nhiều em đi thi liên tục. Có em tầm tháng 2, tháng 3 hàng năm là tuần nào cũng đi thi, rồi đến tháng 4, 5 lại đi nhận giải. Có phụ huynh cho biết con em họ đi thi chuyên nghiệp đến mức đã chuẩn bị sẵn một túi đựng các loại giấy tờ, đến ngày thi, con chỉ mang túi đó đi là xong” – PGS. Lê Anh Vinh nói.
PGS. Vinh cho rằng tham gia các kỳ thi cũng có những lợi ích nhất định như giúp học sinh tự tin hơn. Phụ huynh nên chọn kỳ thi có uy tín, bề dày thành tích, người tổ chức, tìm hiểu chất lượng đề thi… để cho con em mình tham gia. Theo PGS. Lê Anh Vinh vừa qua, có kỳ thi tổ chức, đề sai đến một nửa. “Tôi cho rằng không nên để trẻ thi nhiều vì xét cho cùng việc học của trẻ là vì kiến thức chứ không phải vì các kỳ thi” – PGS. Lê Anh Vinh nói.
“Phụ huynh bỏ ra hàng nghìn đô la chỉ để cho con sang Thái Lan dự một kỳ thi chỉ có tính chất giao lưu thì chi phí này quá đắt” – anh T nói. Do đó, khi nhận ra bản chất của cuộc thi này, anh T quyết định cho con dừng ở vòng 1.
Theo Tiền phong
Dạy học trải nghiệm tích hợp liên môn với "Cuộc đua kỳ thú"
"Ngoài phương pháp học truyền thống, còn hướng đi nào để trang bị kiến thức cho học trò? Làm thế nào để học sinh vừa tiếp thu kiến thức vừa rèn luyện kĩ năng?"
Đó là những trăn trở suốt những năm qua của các thầy cô giáo trong Tổ Xã hội Trường Trung học phổ thông Ban Mai (quận Hà Đông, Hà Nội) và cũng là động lực để các thầy cô nơi đây xây dựng những dự án dạy học trải nghiệm bổ ích cho học trò của mình.
Vào tháng 11/2019, thầy trò Trường Trung học phổ thông Ban Mai đã triển khai hoạt động học tập trải nghiệm tích hợp liên môn: Ngữ văn - Lịch sử - Địa lí - Giáo dục công dân với mô típ của "Cuộc đua kỳ thú".
Đây là một trong những hoạt động nằm trong dự án học tập "Cùng học sinh Ban Mai ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia" được triển khai cho học sinh khối 11, hướng tới việc bồi dưỡng kiến thức liên môn.
Đoàn thầy cô và học sinh khối 11 Trường Trung học phổ thông Ban Mai dâng hương tại Văn Miếu Mao Điền.
Hoạt động với điểm đến là những địa điểm gắn với các địa danh văn hóa - văn học - lịch sử của tỉnh Hải Dương. Theo đó các thầy cô và học sinh khối 11 Trường Trung học phổ thông Ban Mai đã được đến thăm Ga xép Cẩm Giàng - nơi có dấu ấn của nhà văn Thạch Lam và tác phẩm "Hai đứa trẻ" trong chương trình Ngữ văn lớp 11, Làng Tiến Sĩ Mộ Trạch (huyện Bình Giang) và dâng hương tại Văn Miếu Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) - nơi thờ 637 vị Tiến sĩ, ghi dấu ấn của rất nhiều Nho sĩ của đất nước dưới triều Lê.
Ngoài việc dâng hương và tham quan tại những địa danh nổi tiếng của Hải Dương, các em học sinh còn được tham gia một hoạt động trải nghiệm vô cùng thú vị với tên gọi "Cuộc đua kỳ thú" tổ chức ngay tại Văn Miếu Mao Điền.
Trong hoạt động này, học sinh khối 11 được tham gia vào các chặng đấu. Mỗi chặng đấu kiểm tra kiến thức ở những môn học riêng biệt thuộc các môn xã hội. Nhờ vậy không chỉ củng cố kiến thức mà còn hình thành nhiều kỹ năng cho học sinh như: Hoạt động nhóm, hợp lực, chủ động, trách nhiệm, đoàn kết...
Các em học sinh thuyết trình về sản phẩm của đội mình.
Cụ thể, với bộ môn Ngữ văn, học sinh sẽ được tham gia một "Bữa tiệc văn học" bằng việc phải sử dụng những thực đơn xoay quanh kiến thức Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Ngữ văn đã được học về các tác phẩm: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù... để hoàn thành thực đơn của bữa tiệc.
Tuy nhiên, để đến được với các thực đơn, các đội phải giải được mật thư, mật thư sẽ chỉ dẫn đội hoàn thiện thực đơn. Thực đơn bao gồm: Sơ lược về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm hoặc đoạn trích. Mỗi đội sẽ có 5 phút để thuyết trình về sản phẩm của mình. Sau khi hoàn thiện sẽ được nhận lệnh bài qua chặng.
Với bộ môn Giáo dục công dân và Địa lí, học sinh sử dụng kiến thức về môn học để hoàn thành mảnh ghép. Những mảnh ghép có thể thuộc địa danh Hải Dương hoặc những kiến thức liên quan đến các tác phẩm văn học như: Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù... Sau đó mỗi đội sẽ có 3 phút để thuyết trình về sản phẩm. Đội nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. Khi hoàn thiện các đội sẽ được cấp lệnh bài qua chặng.
Các đội phục dựng lại mô hình kiến trúc lịch sử.
Với bộ môn Lịch sử, các đội sẽ phải hợp lực sử dụng những kiến thức và sự khéo léo của mình để phục dựng lại mô hình kiến trúc Văn Miếu hay những kiến trúc lịch sử giai đoạn 1930 - 1945 tùy theo yêu cầu của đề bài. Vật liệu để các đội hoàn thiện có thể là đất nặn, giấy bìa cứng, màu vẽ... Sau khi hoàn thành xong mô hình, mỗi đội cũng sẽ có 3 phút để giới thiệu phẩm của đội mình. Đội nào hoàn thiện sớm nhất sẽ giành chiến thắng.
Mặc dù cuộc thi mới chỉ nằm trong quy mô của Tổ Xã hội Trường Trung học phổ thông Ban Mai nhưng đã khơi dậy tinh thần và làm sôi động không khí thi đua, học tập ở tất cả các lớp. Nhờ vậy, các em học sinh hiểu được rằng, đây là một cuộc thi nhưng cũng là cơ hội để được thể hiện tinh thần đoàn kết, được trải nghiệm trên những "con người" mà chính mình là người vun đắp, xây dựng.
Dự án dạy học trải nghiệm tích hợp liên môn ngoài mục đích giúp học sinh khắc ghi và nhớ sâu được kiến thức các môn Khoa học xã hội đã được học, các thầy cô còn hướng đến hình thành được cho học sinh những kỹ năng, năng lực cần thiết khi giải quyết một vấn đề đặt ra trong cuộc sống như: Hợp lực, thuyết trình, dự báo, ghi nhớ... và đó cũng chính là điểm nhấn của dự án mà một tiết học trên lớp không thể làm được.
Theo laodongthudo
Học sinh sinh viên tìm hiểu, trải nghiệm thực tế nghề nghiệp tương lai Ngày hội tư vấn hướng nghiệp - Tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp năm 2019 - 2020 với chủ đề "Chọn học đúng nghề - thành công tương lai" do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp Trung ương Đoàn tổ chức, diễn ra ngày 24/11 tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đồng...