Loại vũ khí thè “lưỡi tử thần” liếm người thành than
Các chuyên gia quân sự nhận định đây là loại vũ khí cầm tay nguy hiểm nhất thế giới.
Súng phun lửa có thể bắn xa 9 mét.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều loại vũ khí trong loạt bài sau đây bị cấm trong chiến tranh hiện đại. Chúng có sức tàn phá khủng khiếp và hậu quả để lại cho nạn nhân là vô cùng thảm khốc.
Lưỡi lửa “tử thần” dài 9 mét
Guy Chapman là lính bộ binh Anh đồn trú tại thị trấn Ypres (Bỉ). Theo lệnh của chỉ huy, Chapman chuẩn bị phải đối phó với quân đội phát xít Đức khét tiếng. Trước khi xung trận, anh đã nghe nói tới những vũ khí tối tân và khó tưởng tượng của quân Đức: súng máy, khí độc và đáng chú ý nhất là súng phun lửa.
Một người lính biểu diễn uy lực súng phun lửa.
Chapman cho biết anh chưa bao giờ nhìn thấy súng phun lửa ở thời điểm năm 1917 dù loại vũ khí này ra đời trước đó 2 năm. “Khi đầu súng được châm lửa, nó phun ra một luồng lửa đỏ dài từ 6 tới 9 mét. Đường kính của khối cầu lửa lên tới 2 mét và sáng rực một góc trời”, Chapman kể lại sau lần đụng độ súng phun lửa.
“Chúng tôi hầu như lép vế trước sức mạnh của loại súng phun lửa này. Thậm chí, một đơn vị đồn trú dưới hầm cũng bị chúng giết sạch mà không thể kháng cự”, Chapman nhớ lại.
Loại súng này ban đầu được dùng để diệt cây cối.
Tác giả Edwin Tunis trong cuốn “Vũ khí: Lịch sử bằng tranh” viết: “Đây là loại vũ khí cầm tay nguy hiểm và hiệu quả nhất Thế chiến 2. Chưa có bất kì loại súng nào uy lực như súng phun lửa”.
Tướng tá và giới chính trị gia ở Anh gọi súng phun lửa của Đức là “thiết bị phóng ra sự man rợ từ những bộ não khoa học điên rồ của Đức”. Chính bộ chỉ huy Đức cũng rất bất ngờ với loại vũ khí này nên đã ra lệnh thành lập đơn vị “tử thần”, chuyên sử dụng súng phun lửa trong các cuộc chiến về sau.
Loại vũ khí đáng sợ nhất thế giới
Video đang HOT
Lính Mỹ dùng súng phun lửa trong chiến tranh.
Năm 1901, nhà phát minh người Đức Richard Fiedler đã phát triển mẫu súng phun lửa đầu tiên. Ông nghiên cứu, cải tiến mẫu cũ trong thời gian 6 năm từ 1908 để tạo ra hai phiên bản hoàn thiện cho chiến trường.
Súng phun lửa cửa Đức là loại thiết bị cầm tay có hai thùng chứa, một bên đựng dầu cháy, bên còn lại đựng khí gas nén. Hỗn hợp hai chất này sẽ phun qua một súng có nòng dài và tăng hiệu quả tấn công. Thậm chí, quân Đức còn có xe tăng gắn được súng phun lửa để tiêu diệt địch từ xa.
Súng phun lửa có uy lực rất lớn và khiến tổn thương tâm lý và sinh lực nặng nề cho binh lính đối phương. Ngay sau khi ra mắt, nhiều quốc gia đã yêu cầu Đức không sử dụng loại vũ khí nguy hiểm này. Súng phun lửa phát huy hiệu quả nhất ở boongke, hầm ngầm và công sự.
Lính Đức dùng súng phun lửa đốt cháy một tòa nhà.
Khi phun lửa, loại vũ khí này đẩy ra một luồng chất lỏng cháy rực và có thể xuyên qua những điểm mù. Súng hoạt động hiệu quả nhất trong phạm vi dưới 10 mét. Nếu gắn trên thiết bị cơ giới, loại súng này có thể bắn xa tới 50-80 mét.
Sau khi thấy quân Đức sử dụng súng phun lửa, quân đội Đồng minh cũng thiết kế vũ khí tương tự. Trong Thế chiến 2, nếu không nhờ súng phun lửa, lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ rất khó chiến thắng ở khu vực Thái Bình Dương.
“Chúng tôi chắc chắn không thể chiếm đảo nếu không sử dụng súng phun lửa”, Bill Henderson, một cựu binh đánh bộ, người chiến đấu trong trận Iwo Jima, nói. “Súng phun lửa cứu mạng nhiều người vì chúng tôi không cần đi vào hang chiến đấu. Nơi đó đặt rất nhiều bẫy mìn và chỉ cần bước vào, lính Mỹ sẽ khó có đường ra”.
Nhược điểm của súng phun lửa
Súng phun lửa được xem là vũ khí cầm tay nguy hiểm nhất thế giới.
Dù rất mạnh ở cự li gần nhưng súng phun lửa vẫn có nhiều điểm yếu cố hữu. Trước hết, súng này rất nặng vì người lính cần vác theo một bình nhiên liệu khá nặng. Điều này làm giảm tính cơ động và khả năng chiến đấu của họ.
“Tôi nhìn thấy một lính Đức sử dụng súng phun lửa trong trận Passchendale bị trúng đạn vào thùng nhiên liệu. Anh ta hét lên một tiếng rợn người rồi bốc cháy như bó đuốc”, trung úy P.Christison thuộc đơn vị chiến đấu Cameron số 6, viết.
Thứ hai, nhiên liệu sử dụng hết rất nhanh, đặc biệt sẽ cạn sạch chỉ sau vài lần bắn. Thời gian phun lửa chỉ kéo dài vài giây. Chính điều này khiến người điều khiển phải rất chính xác và cẩn trọng mỗi lần bóp cò.
Xe tăng Đức trang bị súng phun lửa.
Trên chiến trường, súng phun lửa khai hỏa dễ biến thành chỉ dấu cho những lính bắn tỉa từ xa phát hiện. Khi đó, những người cầm súng phun lửa di chuyển chậm chạp dễ trở thành “mồi ngon” cho thiện xạ.
Cuối cùng, súng phun lửa chỉ hiệu quả ở phạm vi ngắn và so với các loại vũ khí cùng kích thước, tính sát thương của nó vẫn kém xa. Để tăng hiệu quả chiến đấu, lính dùng súng phun lửa phải lại gần mục tiêu và khai hỏa.
Với các thiết bị quân sự gắn súng phun lửa, dù chúng có thể phun nhiên liệu khá xa nhưng so với các xe tăng cùng loại, khả năng tấn công vẫn còn kém nhiều.
________
Một loại đạn kì dị, khi găm vào cơ thể người sẽ lập tức nở xòe như bông hoa, gây ra thương tổn vô cùng đau đớn cho nạn nhân. Đón đọc kì tới xuất bản lúc 0h30 ngày 18.8.
Theo Danviet
Chuyên gia đánh giá điểm yếu của tên lửa Triều Tiên
Giới chuyên gia cho rằng Triều Tiên hiện vẫn chưa đạt được thành công trong việc thu nhỏ đầu đạn hạt nhân cũng như hoàn thiện công nghệ hồi quyển cho tên lửa, dù Bình Nhưỡng tuyên bố tên lửa nước này có thể tấn công bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ Mỹ.
Chuyên gia Hàn Quốc phân tích sóng địa chấn được cho là gây ra bởi vụ thử hạt nhân lần thứ 5 của Triều Tiên hồi tháng 9/2016. (Ảnh: Reuters)
Triều Tiên hồi tháng trước tuyên bố nước này đã phát triển thành công các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng bắn tới bất kỳ mục tiêu nào ở Mỹ. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn còn nhiều việc phải làm nếu muốn đạt được mục tiêu do nhà lãnh đạo Kim Jong-un đặt ra, đó là chế tạo thành công một đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ và nhẹ để lắp vừa trên tên lửa, và phải đảm bảo rằng việc lắp đặt đó không ảnh hưởng tới tầm phóng cũng như khả năng quay trở lại khí quyển trái đất của tên lửa.
Theo giới chuyên gia, để đạt được mục tiêu trên, Triều Tiên có thể muốn tiến hành ít nhất một vụ thử hạt nhân và đây sẽ là vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của nước này. Ngoài ra, Bình Nhưỡng chắc chắn cũng muốn thực hiện thêm các vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa để hoàn thiện công nghệ.
Các chuyên gia cho rằng trong hai vụ thử ICBM hồi tháng trước, các tên lửa Triều Tiên dường như mang theo lượng chất nổ ít hơn so với các đầu đạn hạt nhân thực tế mà nước này đang phát triển.
Một trong những cách để có thể chế tạo đầu đạn nhẹ hơn trước khi lắp lên tên lửa là tập trung vào việc phát triển bom nhiệt hạch - loại bom được cho là có sức công phá mạnh hơn nhiều so với kích cỡ và trọng lượng của nó.
Ông Hans Kristensen, Giám đốc Chương trình Thông tin hạt nhân thuộc Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, cho biết Triều Tiên đã tuyên bố thử bom nhiệt hạch, tuy nhiên thông tin này cho đến nay vẫn chưa được xác nhận.
"Để làm được điều đó Triều Tiên sẽ cần phải tiến hành thêm vài vụ thử hạt nhân nữa. Ưu điểm của đầu đạn nhiệt hạch là nó tích hợp sức mạnh lớn hơn nhưng mang trọng lượng nhẹ hơn", Reuters dẫn lời ông Hans cho biết.
Những thách thức
Tên lửa Hwasong-14 của Triều Tiên trong vụ phóng hồi tháng 7/2017. (Ảnh: Reuters)
Ông Choi Jin-woo, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Ritsumeikan của Nhật Bản và là cựu chủ tịch Viện Thống nhất quốc gia của Hàn Quốc, cho rằng Triều Tiên có thể muốn tiến hành một vụ thử hạt nhân lần thứ 6 để nước này có thể phát triển tên lửa ICBM gắn đầu đạn hạt nhân thành công.
"Để tạo ra một đầu đạn hạt nhân khả thi, nó phải có kích cỡ nhỏ và trọng lượng nhẹ, tuy nhiên Triều Tiên dường như chưa đạt được công nghệ này", ông Choi nhận định.
Bên cạnh việc phát triển bom nhiệt hạch thu nhỏ để gắn lên tên lửa, một số chuyên gia cho rằng các nhà khoa học tên lửa của Triều Tiên có thể vẫn chưa đạt được công nghệ bảo vệ đầu đạn tên lửa khỏi sức nóng và áp suất cực lớn khi quay trở lại trái đất trong môt vụ phóng liên lục địa.
Trong khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc ngày 13/8 nói rằng Triều Tiên sẽ cần ít nhất từ 1 đến 2 năm nữa mới có thể đạt được công nghệ hồi quyển tên lửa.
"Việc thu nhỏ đầu đạn để gắn lên tên lửa đạn đạo mới chỉ là một trong số nhiều thử thách mà Triều Tiên cần phải vượt qua trước khi đạt được mục tiêu tấn công Mỹ bằng ICBM. Tên lửa phải sống sót khi hồi quyển và đầu đạn phải hoạt động. Tôi nghi rằng Triều Tiên vẫn chưa hoàn thiện tất cả các bước này", David Albright, nhà vật lý kiêm người sáng lập Viện Khoa học và An ninh quốc tế tại Washington, Mỹ, cho biết.
Thành Đạt
Tổng hợp
Theo Dantri
Tình báo Mỹ: Triều Tiên có thể tự sản xuất động cơ tên lửa Giới chức tình báo Mỹ nhận định Triều Tiên có khả năng tự sản xuất các động cơ tên lửa và không cần trông cậy vào việc nhập khẩu từ nước ngoài. Thiết bị được cho là tên lửa Triều Tiên tham gia lễ diễu binh tại Bình Nhưỡng. (Ảnh: Reuters) "Chúng tôi có thông tin tình báo cho thấy Triều Tiên không...