Loài ‘voi con’ đáng yêu xuất hiện trở lại sau hơn 50 năm được cho là đã tuyệt chủng
Một loài động vật cực kỳ bé nhỏ và vô cùng dễ thương đã đột ngột xuất hiện trở lại tại châu Phi khiến giới khoa học rất phấn khích. Trước đó, loài vật này đã không xuất hiện suốt 50 năm và từng bị coi là đã tuyệt chủng.
Chuột chù voi Somali còn gọi là sengi Somali (Elephantulus revoilii) giống voi hơn chuột được ví như “voi con”, có cái mũi linh hoạt giống loài lợn đất aardvark hoặc lợn biển. Chuột chù voi có tai tròn, mắt tròn, trông giống loài gặm nhấm, thân hình rất nhỏ giống chuột nhắt, chiều dài thông thường khoảng 17 đến 57 cm.
Sengi Somali đã không được nhìn thấy kể từ năm 1968. Theo một tuyên bố từ Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã toàn cầu ( GWC), dữ liệu về loài động vật có vú nhỏ bé ít người biết đến là từ 39 mẫu vật riêng lẻ được thu thập cách đây hàng thập kỷ cho đến hàng thế kỷ và hiện được lưu trữ trong các bảo tàng.
Vào năm 2019, một nhóm các nhà khoa học từ Mỹ và Cộng hòa Djibouti đã bắt đầu tìm kiếm chuột chù voi sau khi nhận được thông tin những sinh vật này có thể đang ẩn náu ở Djibouti, mặc dù trước đó chúng chỉ được tìm thấy ở Somalia.
Nhưng mới đây, chuột chù voi đã được phát hiện ở Djibouti – một quốc gia thuộc vùng Sừng châu Phi, trong khi các nhà nghiên cứu khám phá khu vực này.
Loài này có thể chạy với tốc độ 30 km/h, ăn kiến bằng chiếc mũi dài như chiếc vòi của mình. Chuột chù voi Somalia có một túm lông ở đuôi, giúp phân biệt chúng với các loài chuột chù voi khác.
Về bản chất chúng rất năng động và cực kỳ nhanh nhẹn, đặc biệt hai chân sau rất khỏe và mạnh mẽ, chúng sống bằng săn bắt côn trùng.
Chuột chù voi có chiếc mũi dài và linh hoạt, khứu giác và xúc giác cực kỳ nhạy cảm, nhờ các chi khỏe và khỏe nên chúng có thể nhảy như chuột túi nên nhanh hơn báo gêpa cùng kích thước.
Chuột chù voi Somali sống “một vợ, một chồng” và con cái gắn bó với nhau suốt đời.
Phát hiện về loài chuột chù voi Somali chứng minh rằng chuột chù voi vẫn còn sống khỏe mạnh trên trái đất, đây chắc chắn là một bước tiến lớn trong thế giới sinh học.
Trên thế giới có 20 loài chuột chù voi, kể từ khi các nhà khoa học phát hiện ra chuột chù voi, loài này mới chỉ được tìm thấy ở Somalia nên còn có tên gọi là chuột chù voi Somali.
Loài thú quý hiếm tưởng đã tuyệt chủng bỗng xuất hiện duy nhất ở Việt Nam
Cheo cheo lưng bạc thuộc giống hươu chuột, có tên khoa học là Tragulus versicolor. Chúng là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới, kích thước chỉ bằng một con thỏ mà thôi. Hiện loài vật này nằm trong danh sách 25 loài động vật quý hiếm nghi tuyệt chủng của Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã toàn cầu (GWC).
Cheo cheo lưng bạc (hay còn gọi là Cheo cheo Việt Nam, tên khoa học Tragulus versicolor)
Đây là thú móng guốc nhỏ nhất, nhìn giống hươu nhưng không có tuyến lệ
Cheo cheo lưng bạc là một trong 6 loài cheo cheo được ghi nhận trên thế giới. Tại Việt Nam có hai loài: cheo cheo lưng bạc (Tragulus versicolor) và cheo cheo Nam Dương (Tragulus kanchil)
Đây là một loài thú móng guốc biểu tượng của rừng khô hạn ven biển đặc hữu của Việt Nam
Loài cheo cheo lưng bạc trong sinh cảnh rừng tự nhiên ở Vườn quốc gia Núi Chúa của Ninh Thuận
Lần đầu tiên được giới khoa học nhắc tới vào năm 1910 khi phát hiện 4 cá thể tại Nha Trang
Loài động vật này ưa những nơi hẻo lánh, xa khu dân cư và có đặc điểm nhận dạng là hai chiếc răng nanh nhỏ
Cơ thể của chúng chỉ cao khoảng 45 cm, nặng từ 0,7-1,8 kg
Loài cheo cheo ăn các loại lá, quả nhỏ rơi từ trên cây và các loại hạt
Các nhà khoa học đã xếp Cheo cheo Lưng bạc vào 1 trong 25 loài biến mất trên thực địa cần tìm kiếm nhất
Loài sát thủ phát tiếng kêu ghê rợn quay trở lại Australia sau 3.000 năm tuyệt chủng Là loài thú có túi ăn thịt lớn nhất thế giới, quỷ Tasmania từng là nỗi ám ảnh rất lớn đối với những người yêu thích thiên nhiên hoang dã tại Australia, bởi chúng không chỉ rất hung dữ, mà còn liên tục phát ra những tiếng kêu rùng rợn. Quỷ Tasmania (tên khoa học Sarcophilus harrisii) là một loài thú có túi...