Loại virus lây qua nụ hôn khiến 100 trẻ nhập viện, có bé phải thở máy
Trong tháng 10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã tiếp nhận 100 trẻ nhiễm virus lây qua nụ hôn (virus hợp bào hô hấp – RSV), đặc biệt có bệnh nhân diễn biến nặng phải thở máy hoặc thở oxy.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, các bác sĩ khoa Nhi đang điều trị cho một trường hợp trẻ sơ sinh non tháng nhiễm virus RSV phải thở máy xâm nhập, 2 trường hợp thở oxy, 2 trẻ thở CPAP và khoảng 15 bệnh nhi đang điều trị viêm phổi, viêm tiểu phế quản.
Tổng số bệnh nhi các bác sĩ cơ sở y tế này đã tiếp nhận và điều trị trong tháng 10 là 100 trường hợp.
Bác sĩ chuyên khoa I Ngô Thanh Huế – Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, cho biết virus là một trong những nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ như viêm phổi, viêm tiểu phế quản… Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, đặc biệt từ tháng 10 đến tháng 3 hằng năm.
Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, trong đó trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Video đang HOT
Virus này dễ dàng lây truyền từ người sang người qua các dịch tiết đường hô hấp bị nhiễm virus như ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, hôn trẻ.
Bệnh nhi điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vì nhiễm loại virus lây qua nụ hôn – RSV. Ảnh: BVCC.
Trẻ bị nhiễm virus RSV thường có những dấu hiệu khởi phát gồm nghẹt mũi, sổ mũi, ho nhẹ và sốt. Các triệu chứng này thường sẽ kéo dài trong khoảng 1-2 ngày và dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh. Ở giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng gồm ho, thở khò khè và thở gấp.
Nhóm trẻ dễ chuyển nặng khi nhiễm RSV gồm trẻ sơ sinh; sinh non; bệnh tim bẩm sinh; bệnh phổi mãn tính và suy giảm miễn dịch; bệnh sơ nang; hội chứng Down, bại não; thời điểm sinh gần với mùa RSV.
Hiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh nhân nhiễm virus RSV. Do đó, cha mẹ cần có biện pháp thích hợp để phòng tránh cho trẻ.
Ngay từ khi mang thai, cần chăm sóc bà mẹ, để đảm bảo trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân và khỏe mạnh. Ngoài ra, giữ không gian sống và vui chơi của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát; không có khói, bụi, khói thuốc lá, vệ sinh mũi họng thường xuyên. Người lớn có biểu hiện ho, cảm lạnh không tiếp xúc với trẻ, hạn chế ôm hôn. Che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo ở khuỷu khi ho hoặc hắt hơi.
Gắp ra con vắt sống hơn 1 tuần trong mũi cháu bé 10 tháng tuổi
Khi cháu bé được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, các bác sĩ đã khám nội soi và phát hiện một con vắt đang sống trong khoang mũi của cháu.
Ngày 18.12, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết các bác sĩ của bệnh viện vừa gắp 1 con vắt dài 6 cm trong mũi 1 bệnh nhi.
Bác sĩ tiến hành gắp con vắt sống trong khoang mũi bệnh nhi. Ảnh CẮT TỪ CLIP
Theo đó, bệnh nhi là cháu Y.N.A (10 tháng tuổi, trú tại thôn 9, xã Đăk Tờ Re, H.Kon Rẫy, Kon Tum). Mẹ cháu A. cho biết trước đó 1 tuần có dẫn cháu lên rẫy. Sau đó cháu có hiện tượng chảy máu mũi, được người nhà đưa đi khám nhiều nơi nhưng bệnh ngày càng nặng, chảy máu mũi nhiều hơn nên xin chuyển viện đến bệnh viện tỉnh.
Khi cháu được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, các bác sĩ đã khám nội soi và phát hiện dị vật trong khoang mũi của cháu.
Ngay sau đó, các bác sĩ đã tiến hành gắp 1 con vắt còn sống dài 6 cm ra khỏi khoang mũi cháu A. Hiện sức khỏe cháu A. đã bình phục và được cho xuất viện.
Trước đó, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum đã nhiều lần thực hiện gắp vắt sống trong khoang mũi cho các bệnh nhân trong tỉnh.
Bác sĩ chuyên khoa 1 Ngô Văn Minh (khoa Tai mũi họng, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum) khuyến cáo: Kon Tum có nhiều nơi núi rừng ẩm ướt, rất nhiều vắt, vì vậy người dân cần cẩn trọng trong sinh hoạt hằng ngày, nhất là hạn chế uống nước khe, suối. Nếu phát hiện tình trạng chảy máu mũi hoặc ho kéo dài thì cần đến ngay bệnh viện để khám nhằm giảm tránh trường hợp bị con vắt chui vào, ký sinh trong cơ thể.
Gắp dị vật 'găm' vào phế quản cho cụ ông bị viêm phế quản, viêm phổi hậu COVID-19 Trên nền bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi hậu COVID-19, cụ ông 83 tuổi lại nuốt phải dị vật có kích thước khá lớn. Dị vật nằm tại phế quản trong thời gian dài, gây viêm, áp xe, nguy cơ chảy máu lớn, suy hô hấp. Dị vật nằm tại phế quản của bệnh nhân đã lâu ngày, gây viêm và...