Loại vi khuẩn lây qua đường tình dục dễ khiến phụ nữ vô sinh
Chlamydia tracomatis (Chla) là một loại vi khuẩn. Nhiễm khuẩn Chla là căn bệnh lây qua đường tình dục.
Bất cứ ai quan hệ tình dục không an toàn đều có nguy cơ mắc bệnh. Nhiễm khuẩn Chlamydia là chứng bệnh dễ gặp trong các viêm nhiễm phụ khoa.
Cách thức lây truyền Chlamydia tracomatis
Tương tự như bệnh lậu, Chla chỉ lây truyền qua giao hợp không bảo vệ. Vi khuẩn Chlamydia có tốc độ tăng trưởng và sinh sản nhân đôi rất nhanh. Con đường lây lan trực tiếp chủ yếu qua đường tình dục không an toàn như đường âm đạo, hậu môn và miệng. Bạn tình càng nhiều, nguy cơ lây nhiễm càng cao.
Bên cạnh đó, Chlamydia cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai. Chla còn có thể gây bệnh ở trực tràng, kết mạc mắt, gan, mô mềm.
Tương tự như bệnh lậu, Chlamydia tracomatis chỉ lây truyền qua giao hợp không bảo vệ.
Tổn thương ban đầu mà Chlamydia gây ra thường không được chú ý. Có ít nhất 50% trường hợp nhiễm Chla không có biểu hiện gì đặc biệt, dễ bỏ qua, nhưng luôn có khả năng lây nhiễm cho bạn tình. Thời gian ủ bệnh khoảng 5-15 ngày.
Video đang HOT
Các biểu hiện dễ nhận ra khi nhiễm Chlamydia
Ở phụ nữ:
Buốt khi đi tiểu, hoặc muốn đi tiểu nhiều lần; âm đạo tiết dịch bất thường, ngứa hay rát; đau bụng hoặc đau khi quan hệ tình dục. Đau nhiều khi có kinh. Chảy máu vùng kín khi nhiễm trùng lây lan từ cổ tử cung lên đến ống dẫn trứng, khí hư có màu sắc và mùi bất thường (dịch màu vàng nhạt hoặc trắng).
Ở nam giới:
Dương vật tiết dịch hơi trắng hay vàng; bỏng rát khi tiểu; rát và ngứa quanh bao quy đầu; Đau ở hậu môn hay tinh hòan hoặc lúc xuất tinh.
Chla còn là nguyên nhân gây bệnh u hạch bạch huyết hoa liễu, biểu hiện là phù nề các bộ phận sinh dục ngoài, sưng đau hạch bẹn.
Nhiễm Chlamydia và những biến chứng
Ở phụ nữ, nhiễm Chla được xem là nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung xuất tiết. Từ đây, Chla có thể đi vào niệu đạo gây viêm niệu đạo, đi ngược lên đường sinh dục gây bệnh lý vùng chậu mà hậu quả có thể là thai ngoài tử cung hoặc vô sinh.
Tổn thương ban đầu mà Chlamydia gây ra thường không được chú ý.
Trong thai kỳ, Chla có thể gây vỡ ối non, nhiễm trùng ối, sinh non, nhiễm trùng hậu sản và nhiễm Chla cho trẻ sơ sinh. Về lâu dài, nhiễm đồng thời Chla và HPV – một loại virus, dễ có khả năng đưa đến ung thư cổ tử cung.
Chla có thể điều trị dứt điểm dễ dàng bằng nhiều loại kháng sinh như azithromycin, doxycyclin, erythromycin hay ofloxacin. Thế nhưng một khi nhiễm Chla đã có biến chứng thì việc chữa trị sẽ rất khó khăn và tốn kém, đặc biệt với tổn thương ống dẫn trứng do Chla trong điều trị vô sinh.
Do vậy, phòng bệnh vẫn là biện pháp chủ đạo. Cần giữ vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn (một vợ một chồng, dùng bao cao su), nên đi khám phụ khoa 2 lần/năm để tầm soát bệnh. Khi có những dấu hiệu khác lạ ở cơ quan sinh dục cần đi khám chuyên khoa để được điều trị sớm nhất, tránh các biến chứng.
Viêm nhiễm phụ khoa - Bức tường vô hình ảnh hưởng đến hạnh phúc
Tỷ lệ mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ khá cao. Hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục viêm nhiễm phụ khoa là bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và tránh những biến chứng tiềm ẩn.
Viêm nhiễm phụ khoa có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm vi khuẩn, nấm và virus. Sự thay đổi cân bằng vi sinh vật trong âm đạo có thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm nhiễm. Các yếu tố gây ra sự mất cân bằng này bao gồm sử dụng kháng sinh quá mức, stress, thay đổi hormone, quan hệ tình dục không an toàn, chế độ ăn uống và môi trường quá ẩm ướt cùng với việc sử dụng các sản phẩm dưỡng sinh cá nhân không phù hợp.
Nếu không được loại bỏ sớm và đúng cách, viêm nhiễm phụ khoa dễ dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng.
Vậy nên chúng ta cần phải:
-Thực hiện điều trị đúng cách: Điều trị viêm nhiễm phụ khoa dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị.
- Chăm sóc bản thân: Duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách tăng cường dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn và chế độ ăn uống lành mạnh cùng với việc kiểm soát stress.
- Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề liên quan.
- Duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm và điều trị các vấn đề liên quan.ăn uống lành mạnh
- Chăm sóc sức khỏe tình dục: Sử dụng bảo vệ phòng tránh, giảm tần suất quan hệ tình dục, và chọn lựa đối tác tin cậy, an toàn.
Nấm vùng kín ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản thế nào? Nấm vùng kín là bệnh phụ khoa phổ biến mà hầu như chị em nào cũng mắc một đôi lần. Có nhiều loại nấm gây bệnh nhưng thường gặp nhất là nấm Candina và trùng roi Trichomonas vaginalis. Viêm âm đạo là bệnh phổ biến và rất hay gặp đối với phụ nữ, nhất là những phụ nữ đã có quan hệ tình...