Loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con
Từ tháng 6-2020, với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), TP Cần Thơ đã triển khai thí điểm loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con tại 4 quận, huyện: Ô Môn, Thới Lai, Vĩnh Thạnh và Thốt Nốt.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Vân trình bày về dự phòng lây truyền giang mai từ mẹ sang con cho các cán bộ, nhân viên y tế.
Vì những đứa trẻ khỏe mạnh
Chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh, phụ trách chương trình sức khỏe sinh sản, Trạm y tế phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, cho biết: “Cộng tác viên dân số khu vực sẽ tìm đến các chị em đang mang thai để tuyên truyền, vận động họ đến trạm y tế lấy máu xét nghiệm 3 bệnh: HIV, viêm gan B và giang mai. Ngoài ra, trong thai kỳ, khi đến trạm y tế tiêm ngừa uốn ván, nhân viên của trạm cũng sẽ tiếp cận, tư vấn cho các chị. Ban đầu, nhiều chị em ngại, nhưng khi được tư vấn và biết lợi ích phòng bệnh cho con thì các chị đồng ý ngay”.
Theo chị Hồng Hạnh, nhiều năm nay, trạm y tế đã thực hiện chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Cách đây vài năm, chương trình phát hiện 1 phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Ngay sau đó, nhân viên y tế đã tư vấn cho chồng và con của chị (con lớn – PV) đi xét nghiệm, kết quả con lớn của chị cũng bị nhiễm. Cả hai mẹ con đều đưa vào điều trị ARV. Khi sinh bé thứ hai, bé được điều trị dự phòng lây nhiễm HIV nên không bị nhiễm. ây là niềm hạnh phúc vô bờ của vợ chồng sản phụ và cũng là động lực để các cán bộ y tế làm chương trình dự phòng theo đuổi công việc này.
Từ thực tế triển khai chương trình phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, chị Hồng Hạnh cho biết: Chương trình rất nhân văn. ến nay, phường đã triển khai thêm xét nghiệm viêm gan B và giang mai rất thuận lợi. Từ khi triển khai đến nay, trạm đã tư vấn, lấy máu xét nghiệm cho khoảng 65 chị và phát hiện 1 chị mắc viêm gan B.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ, phụ nữ mang thai có xét nghiệm khẳng định dương tính với 1 trong 3 bệnh (HIV, viêm gan B, giang mai) sẽ được tư vấn nguy cơ lây truyền cho con và các biện pháp dự phòng; điều trị sớm cho cả mẹ và con; giới thiệu bạn tình, chồng đến cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị; tư vấn nuôi dưỡng trẻ; làm xét nghiệm khẳng định.
Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với HIV, các chị sẽ được chuyển, gởi đến cơ sở điều trị HIV/AIDS. Nếu mắc viêm gan B sẽ đưa đến cơ sở y tế có chuyên khoa truyền nhiễm điều trị, dự phòng. ồng thời, tiêm vắc-xin phòng viêm gan B và tiêm kháng huyết thanh viêm gan B (HBIG) cho con trong vòng 24 giờ sau sinh. Với phụ nữ mang thai nhiễm giang mai, ngoài điều trị, tư vấn và xét nghiệm cho chồng, bạn tình; tùy trường hợp bệnh, có thể chuyển gởi điều trị cơ sở y tế chuyên khoa da liễu.
Mở rộng toàn thành phố
Video đang HOT
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Vân, Văn phòng WHO tại Việt Nam, cho biết: Giang mai lây truyền qua quan hệ tình dục, đường máu và mẹ truyền sang cho con trong lúc mang thai (80%), chuyển dạ. Bệnh diễn biến nhiều năm (10-30 năm) có khi cả đời, có lúc rầm rộ, có thời kỳ im lặng không có triệu chứng làm cho người bệnh lầm tưởng đã khỏi và có thể lây truyền cho con. Tai biến sản khoa do giang mai: sẩy thai, thai lưu, trẻ sơ sinh tử vong, sinh non/sinh thiếu cân, trẻ bị giang mai bẩm sinh… chủ yếu là do mẹ mắc giang mai mà không phát hiện trong quá trình mang thai.
Với HIV, ước tính mỗi năm ở nước ta có hơn 3.800 phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Nếu không có can thiệp thì với tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con khoảng 30-40%, ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 1.140- 1.520 trẻ em sinh ra nhiễm HIV từ mẹ. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi-rút viêm gan B ở nhóm phụ nữ mang thai khoảng 10-20% và 90% số trẻ sinh ra từ các bà mẹ này có thể bị nhiễm vi-rút này từ mẹ. Trong số những trẻ nhiễm viêm gan B do lây truyền từ mẹ sang thì 90% có nguy cơ chuyển thành viêm gan B mạn tính, nhiều nguy cơ diễn biến xơ gan và ung thư gan khi trưởng thành.
Vì vậy, tất cả phụ nữ mang thai cần được xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B và giang mai ngay trong lần khám thai đầu tiên hoặc càng sớm càng tốt trong thời gian mang thai. Cuối tháng 10-2020, UBND TP Cần Thơ ban hành kế hoạch hành động tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2020-2030 trên địa bàn thành phố. Mục tiêu đến năm 2030, loại trừ 3 bệnh này lây truyền từ mẹ sang con.
Theo bác sĩ Huỳnh Minh Trúc, Giám đốc CDC Cần Thơ: Trong 3 năm gần đây, các trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV tham gia chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con không bị nhiễm. Riêng hai bệnh còn lại, trước đây, các cơ sở y tế chưa quan tâm đúng mức sàng lọc viêm gan B và giang mai, chưa theo dõi kết quả xử trí. Từ đầu năm 2020 đến nay, với sự hỗ trợ của WHO, thành phố đã triển khai thí điểm tại 4 quận, huyện. Hướng tới, đầu năm 2021, với kế hoạch vừa được UBND thành phố phê duyệt, mở rộng toàn thành phố.
ể chuẩn bị quá trình xét nghiệm cho phụ nữ mang thai toàn thành phố, CDC Cần Thơ đã phối hợp WHO tại Việt Nam tổ chức tập huấn loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con cho cán bộ phụ trách sức khỏe sinh sản ở các trạm y tế, trung tâm y tế, bệnh viện. Hoạt động này nhằm củng cố, rà soát lại việc triển khai chương trình này tại 4 quận, huyện và trang bị kiến thức cho 5 quận, huyện còn lại, chuẩn bị cho việc mở rộng chương trình trong năm 2021.
Những người cần trữ đông tinh trùng
Bệnh nhân ung thư, quai bị hay người có lịch trình công tác dài ngày là những trường hợp thường có nhu cầu trữ đông tinh trùng.
Việc trữ đông và bảo quản với điều kiện -196 độ C tại bệnh viện có thể giúp các cặp vợ chồng duy trì chất lượng tinh trùng trong nhiều năm. Do đó, số người tìm hiểu và áp dụng hoạt động này có chiều hướng tăng mạnh thời gian gần đây.
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thúy Nga, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nhận định: "Nhu cầu này là hoàn toàn chính đáng. Việc chủ động trữ đông tinh trùng có thể giúp một số trường hợp đặc biệt duy trì nòi giống".
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thúy Nga, Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: BVCC.
Theo bác sĩ Nga, cơ sở y tế này thường xuyên tiếp nhận 4 nhóm có nhu cầu trữ đông và gửi tinh trùng vào ngân hàng.
Bệnh nhân ung thư
Số lượng bệnh nhân được chẩn đoán ung thư và có nhu cầu trữ đông tinh trùng đang tăng mỗi ngày. Hành động này thường xuất phát ở thời điểm họ chuẩn bị bước vào quãng thời gian phải điều trị ung thư với tia xạ, hóa chất.
"Do lo ngại sẽ ảnh hưởng đến khả năng có con cũng như dự phòng trường hợp xấu nhất, các bệnh nhân mong muốn được bảo tồn tinh trùng trong ngân hàng trước khi bắt đầu điều trị ung thư", bác sĩ Nga giải thích.
Chuyên gia này nhận định số lượng bệnh nhân ung thư tới Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để lưu trữ tinh trùng có tăng lên cùng thực trạng ung thư gia tăng ở Việt Nam. Không chỉ nam giới, các bệnh nhân ung thư là phụ nữ cũng có mong muốn trữ đông noãn trước khi điều trị.
Bệnh nhân quai bị
Theo Trưởng khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học, bệnh quai bị có ảnh hưởng lớn tới chức năng sinh sản của nam giới.
"Chúng tôi tiếp nhận khá nhiều trường hợp tới khám vô sinh và chia sẻ họ mắc quai bị vài năm trước. Nguyên nhân là số lượng tinh trùng ở đàn ông sau khi mắc quai bị có thể giảm mạnh, thậm chí không còn", bác sĩ Nga nói.
Vị chuyên gia này khuyến cáo các bệnh nhân nam sau khi khỏi quai bị nên gửi một số mẫu tinh trùng của bản thân vào ngân hàng để trữ đông nhằm bảo tồn khả năng sinh sản tối ưu.
Bác sĩ Nga thăm khám cho bệnh nhân tại khoa Hỗ trợ sinh sản và Nam học. Ảnh: Quốc Toàn.
Bác sĩ Nga cho biết: "Sau một thời gian theo dõi, chúng tôi phát hiện chất lượng tinh trùng của những người từng mắc quai bị ngày càng giảm".
Các cặp vợ chồng làm thụ tinh trong ống nghiệm
Đây là một nhu cầu khá lớn trên thực tế khi các bệnh nhân chủ động bày tỏ mong muốn có thêm mẫu tinh trùng dự phòng. Các mẫu này sẽ được trữ đông và đưa vào thụ tinh trong ống nghiệm khi cần.
Nhu cầu này xuất phát từ các rủi ro có thể xảy ra tại ngày lấy mẫu tinh trùng như người chồng ốm, đi công tác đột xuất. Thậm chí, một vài trường hợp xuất hiện bất ổn tâm lý khi họ tiến sát khoảng thời gian này và không thể lấy mẫu tinh trùng. Lúc đó, các bác sĩ sẽ có sẵn mẫu dự phòng để không bỏ lỡ cơ hội thụ tinh tốt nhất.
Bác sĩ Nga chia sẻ: "Chúng tôi từng gặp nhiều trường hợp tới ngày thụ tinh, người chồng không thể lấy được tinh trùng và buộc các bác sĩ phải trữ đông noãn để chờ cách giải quyết".
Người hiến tinh trùng
Với những người có mong muốn hiến tinh trùng vào ngân hàng và sử dụng cho cộng đồng, các mẫu này cũng cần được trữ đông để duy trì chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, trước khi được lấy mẫu, những người này phải trải qua một quá trình sàng lọc bắt buộc.
"Đầu tiên là kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ của họ phải đảm bảo chất lượng tinh trùng tốt. Bên cạnh đó, họ phải được loại trừ các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục gồm HIV, giang mai và viêm gan B. Đồng thời, người hiến tinh trùng cũng phải khám sức khỏe tổng thể để xác định không mắc bệnh truyền nhiễm", bác sĩ Nga cho hay.
'Cha đỡ' của những sản phụ mang HIV/AIDS Tim thai nhi ngừng đập trước một tuần dự sinh, bác sĩ Vũ cố kìm cảm xúc rồi chỉ huy kíp trực gây chuyển dạ lấy thai ra, bảo vệ mẹ. Đèn phòng mổ bật sáng. Không khí yên lặng bao trùm. Các y bác sĩ đội mũ kín mít, mỗi người đeo ba đôi găng dài đến bắp tay và mặc thêm...