Loại trái cây nào giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh tiểu đường loại 2 đang gia tăng, nhưng căn bệnh mạn tính này có thể được ngăn chặn với sự trợ giúp của chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.
Shutterstock
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Food & Function cho thấy rằng ăn táo và lê có thể làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh đáng sợ này, theo Natural News.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) đã tiến hành phân tích tổng hợp để xác định ảnh hưởng của việc tiêu thụ táo và lê đối với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Để thực hiện điều này, họ đã thu thập các nghiên cứu, đánh giá tài liệu và phân tích tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu, để xem xét mối liên quan giữa việc tiêu thụ táo và lê với bệnh tiểu đường loại 2.
Tất cả các nghiên cứu bao gồm sử dụng câu hỏi về tần suất tiêu thụ thực phẩm.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét 5 nghiên cứu với tổng số 228.215 người tham gia, trong đó 14.120 người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Họ cũng quy đổi tất cả dữ liệu về tiêu thụ thực phẩm thành các phần ăn mỗi tuần bằng cách sử dụng khẩu phần tiêu chuẩn là 106 gram mỗi tuần.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc tiêu thụ táo và lê có liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, đến 18%.
Ngoài ra, họ cũng tìm hiểu hiệu quả của từng khẩu phần táo và lê với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Kết quả cụ thể như sau: 1, 2, 3, 4 và 5 khẩu phần mỗi tuần sẽ có mức giảm tương ứng là 3%, 8%, 12%, 15% và 19% đối với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Video đang HOT
Họ tin rằng tác dụng bảo vệ của táo và lê chống lại căn bệnh mạn tính này có thể là nhờ vào các loại polyphenol thực vật – có tác dụng chống ô xy hóa mạnh mẽ, chất xơ hòa tan trì hoãn việc làm trống dạ dày, từ đó làm giảm việc đột biến lượng đường trong máu sau khi ăn và làm giảm insulin máu. Ngoài ra, còn do các hóa chất thực vật khác có thể chống viêm.
Dựa trên những kết quả này, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng ăn táo và lê làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Phát hiện này rất quan trọng vì táo và lê là hai loại trái cây được tiêu thụ phổ biến nhất trên toàn thế giới. Ngoài ra, những loại trái cây này cũng cung cấp nhiều hợp chất có lợi cho chế độ ăn uống.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác, được công bố trên tạp chí BMJ của Anh, cũng tiết lộ rằng chế độ ăn chỉ gồm toàn trái cây có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, có một số loại trái cây có hiệu quả hơn những loại khác trong việc ngăn ngừa bệnh.
Được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard (Mỹ), nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ ba nghiên cứu sức khỏe trong dài hạn, bao gồm 151.209 phụ nữ và 36.173 nam giới, trong đó những người tham gia trả lời các câu hỏi về lối sống, chế độ ăn uống và sức khỏe của họ – đặc biệt là tất cả những căn bệnh họ đã mắc phải. Bảng câu hỏi này được lặp lại cứ sau vài năm trong ít nhất hai thập niên.
Các nhà nghiên cứu Harvard đã hỏi về việc tiêu thụ khoảng 10 loại trái cây, bao gồm táo hoặc lê, chuối, quả việt quất, dưa đỏ, nho hoặc nho khô, bưởi, cam, đào, mận hoặc mơ, mận và dâu tây.
Kết quả cho thấy quả việt quất có hiệu quả nhất trong việc ngăn chặn bệnh tiểu đường. Nho đứng thứ hai, tiếp theo là táo, theo Natural News.
Chuối và bưởi cũng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, trong khi dâu tây không có nhiều tác dụng. Ngược lại, dưa vàng làm tăng nhẹ nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Nghiên cứu cũng cho thấy thay thế ba phần nước ép trái cây mỗi tuần bằng 3 phần quả việt quất, giúp giảm 33% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu cho rằng tác dụng bảo vệ của quả việt quất, nho đỏ và táo chống lại bệnh tiểu đường loại 2 có thể là do hàm lượng anthocyanin cao của chúng. Nghiên cứu cho thấy chất này có khả năng làm tăng sự hấp thu glucose ở chuột mắc bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, cần lưu ý khi ăn trái cây, hãy chắc chắn không có thuốc trừ sâu, theo Natural News.
Theo Thanh niên
Đã tìm ra bữa ăn sáng tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Giờ đây, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 yên tâm hơn phần nào về vấn đề ăn uống khi các nhà khoa học đến từ Canada đã tìm ra công thức hoàn hảo để chế biến bữa sáng cho họ.
Jonathan Little, phó giáo sư tại Trường Đại học tổng hợp British Columbia khuyến cáo rằng những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên tránh các món ăn sáng truyền thống có hàm lượng carb cao như ngũ cốc và bánh mì nướng.
Ông cùng đồng nghiệp đã phát hiện một bữa sáng giàu chất béo và hàm lượng carb thấp là ưu việt nhất dành cho người mắc bệnh tiểu đường túyp 2 để giúp kiểm soát lượng glucose trong suốt cả ngày.
Công trình nghiên cứu được thực hiện ở 23 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người tham gia đều thực hiện một chế độ dinh dưỡng trong 2 ngày nhưng khác nhau về bữa sáng, trong khi các bữa còn lại trong ngày đều giống nhau.
Vào bữa sáng đầu tiên, họ được phục vụ món trứng chiên. Còn vào ngày thứ hai, họ ăn bột yến mạch với trái cây. Những người tham gia đã được đo nồng độ đường trong máu liên tục, cứ 5 phút/lần nhờ những dụng cụ cố định trên cơ thể với mục đích theo dõi nồng độ suốt một ngày.
Ngoài ra, những người tham gia còn được yêu cầu báo cáo về cơn đói và luôn được hỏi có cần ăn vặt trong 2 ngày nghiên cứu hay không.
" Nồng độ đường huyết tăng vọt sau bữa sáng là do sự kết hợp giữa tình trạng kháng insulin vào buổi sáng ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và vì các thực phẩm ăn sáng điển hình của người phương Tây như ngũ cốc, bột yến mạch, bánh mì nướng và trái cây đều chứa rất nhiều carb.
Chúng tôi hy vọng rằng việc hạn chế carb dưới 10% vào bữa sáng sẽ giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến sau bữa ăn này. Nhưng chúng tôi cũng hơi ngạc nhiên khi một hành động nhỏ này cũng tác động tích cực vào việc kiểm soát và ổn định lượng glucose.
Chúng tôi đều biết rằng sự thay đổi lớn nồng độ đường huyết đang gây tổn hại cho các mạch máu, mắt và thận. Việc tìm ra một bữa ăn sáng rất ít carb nhưng nhiều chất béo cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 là một đều rất cần thiết, nhằm hạn chế tình trạng glucose vào buổi sáng tăng đột biến và giảm các biến chứng liên quan", phó giáo sư Little nói.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Mỹ, hỗ trợ thêm cho nghiên cứu khác vốn cũng phát hiện chế độ ăn ít carb, chất béo cao có hiệu quả trong việc giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2.
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới, hơn 425 triệu người hiện đang sống với bệnh tiểu đường. Những con số này đã nói lên tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức và các biện pháp dự phòng về căn bệnh này.
Gợi ý cho bữa sáng lành mạnh dành cho những người mắc bệnh tiểu đường
Ngoài ra, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng nên nhớ bữa sáng rất quan trọng, không nên bỏ bữa sáng và nên chia nhỏ bữa ăn và ăn từ 3-5 bữa/ngày để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn.
Bữa sáng nhiều chất xơ nhưng ít đường, carb và muối là lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh này.
- Chất đạm và protein: Hạt có vỏ cứng, đậu, và các sản phẩm từ động vật, như sữa và thịt là những nguồn protein tốt.
- Chất xơ: Hầu hết các loại rau và nhiều loại trái cây, hạt đều giàu chất xơ.
- Hạn chế sử dụng đường: Đường không chỉ có trong đồ ăn mà cả trong nước uống. Nước lọc là sự lựa chọn tốt nhất, không nên sử dụng nước trái cây, nước ngọt, soda, cà phê và trà.
- Không nên ăn nhiều muối: Muối có thể làm suy yếu tim và tăng huyết áp. Những người mắc bệnh tiểu đường cần đặc biệt thận trọng về lượng muối.
- Ăn uống vừa đủ: Bữa sáng lành mạnh có thể gây tăng cân do ăn với số lượng lớn. Nên ăn lượng thức ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều vào bữa sáng.
Theo giadinh.net.vn
Sĩ tử chú ý: đây chính là những nguyên tắc ăn uống quan trọng để bảo vệ sức khỏe mùa thi Khoảng thời gian này chính là thời điểm cam go mà các sĩ tử phải tập trung hết sức trước những kỳ thi quan trọng. Chính vì vậy, các sĩ tử nên quan tâm nhiều hơn đến các bữa ăn để bảo vệ sức khỏe xuyên suốt những kỳ thi của mình. Ở thời điểm hiện tại, các sĩ tử sẽ phải dành...