Loài trai 1,2m ‘nhả tơ vàng’ tưởng đã tuyệt chủng bất ngờ tái xuất
Các nhà sinh học biển cho biết một loài trai khổng lồ tưởng chừng đã tuyệt chủng mới đây xuất hiện trở lại ở vùng biển ngoài khơi Croatia với số lượng tăng đột biến.
Loài trai này có tên gọi Pinna nobilis, còn được gọi là “trai bút quý tộc” hay “sò quạt”.
Theo các nhà khoa học, trai Pinna nobilis có thể sống tới 45-50 năm, khi trưởng thành dài tới 1,2m. Loài này chỉ được tìm thấy ở biển Địa Trung Hải, đứng thẳng như những chiếc thuyền, đầu nhọn của chúng neo trong những đồng cỏ biển đầy cát bằng những sợi tơ óng ánh như vàng.
Với lớp vỏ hình cánh được đệm lót bằng lớp xà cừ ánh kim và việc tạo ra những sợi tơ biển quý hiếm, tinh khiết, Pinna nobilis là một trong những biểu tượng đặc trưng nhất ở vùng Địa Trung Hải.
Vào thời cổ đại, những sợi tơ nhỏ mọc ra từ sự phát triển giống như râu của chúng được kéo thành lụa biển – một chất liệu tơ tằm cực kỳ hiếm có lấp lánh như vàng.
Một số người tin rằng loại tơ quý hiếm được khai thác từ biển này có thể là cơ sở cho truyền thuyết về lông cừu vàng được Jason tìm kiếm trong thần thoại Hy Lạp.
Ngoài ra, trai bút quý tộc còn được coi là một chỉ số về tình trạng của đại dương, thể hiện qua việc vỏ của chúng ghi lại những thay đổi hóa học và vật lý của vùng nước xung quanh. Chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái biển do khả năng lọc sạch nước đại dương, cung cấp môi trường sống trong lành cho các loài sinh vật khác.
Tuy nhiên, loài động vật thân mềm khổng lồ lớn thứ hai thế giới này đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng và được xếp vào danh sách những loài phải bảo vệ khẩn cấp.
Video đang HOT
Theo thống kê, số lượng trai Pinna nobilis bắt đầu suy giảm rất nhanh do nhiễm một loài ký sinh trùng lây lan ở vùng biển Địa Trung Hải vào năm 2016.
Ký sinh trùng, được tìm thấy trong hệ thống tiêu hóa của một số trai bút quý tộc đã chết, là từ chi haplosporidian. Loài này được cho là lây lan từ Hoa Kỳ qua việc hàng loạt hàu ở Vịnh Delwar đã chết trong những năm 1950.
Vẫn chưa rõ điều gì đã đưa “sát thủ” nhỏ bé đến Địa Trung Hải hoặc làm thế nào nó lan nhanh như vậy, mặc dù nó có thể đã bám theo thân tàu buôn. Nhưng căn bệnh này dường như phát triển mạnh hơn khi vùng nước ấm lên.
Loại ký sinh trùng này khiến trai chết vì đói một cách nhanh chóng. Tác nhân gây bệnh này đã gần như xóa sổ quần thể trai Pinna nobilis ngoài khơi Tây Ban Nha, sau đó lan sang các khu vực ven biển khác.
Các nhà khoa học Croatia cho biết số lượng trai Pinna nobilis đã giảm mạnh trên toàn khu vực, trong đó riêng vùng biển Adriatic thuộc Croatia cho đến gần đây chỉ còn khoảng 10 cá thể.
Tuy nhiên, vào năm ngoái, một thợ lặn đã phát hiện khoảng 20 cá thể trai Pinna nobilis gần bờ biển phía Bắc bán đảo Istria.
Chuyên gia Sandro Dujmovic thuộc Tổ chức Natura Histrica, nơi quản lý các khu bảo tồn của Istria, cho biết các nhà khoa học khá bất ngờ trước thông tin này.
Theo ông, hiện chưa rõ nguyên nhân trai Pinna nobilis xuất hiện trở lại nhưng “đây là dấu hiệu cho thấy chúng vẫn đang tự sinh sản.”
Từ đầu năm đến nay, các nhà sinh vật học đã thu thập được khoảng 100 cá thể trai Pinna nobilis và đưa về bể thủy cung ở thành phố Pula của Adriatic.
Tại đây, chúng được nuôi dưỡng trong môi trường nước sạch, loại bỏ các loại ký sinh trùng, tăng sức đề kháng và khả năng sống sót, sau đó được trở lại tự nhiên.
Các chuyên gia cho biết Chính phủ Croatia đã quyết định tăng tài trợ cho các nghiên cứu về bảo tồn loài này.
Phát hiện 'kho báu' ngoài khơi Ai Cập
Viện Khảo cổ học dưới nước Châu Âu (IEASM) tuyên bố tìm thấy những kho báu và bí mật mới tại một ngôi đền bị chìm dưới biển Địa Trung Hải ngoài khơi Ai Cập.
Theo đài CNN, thông báo ngày 19-9 cho biết một nhóm nhà khảo cổ dưới nước, dẫn đầu bởi nhà khảo cổ hải dương người Pháp Franck Goddio, đã phát hiện nhiều điều mới mẻ tại ngôi đền thờ thần Amun ở thành phố cảng cổ xưa Thonis-Heracleion, nằm ở vịnh Aboukir - Ai Cập.
Nhóm khảo cổ đã điều tra con kênh phía Nam của thành phố, nơi có một số khối đá khổng lồ của ngôi đền sập xuống "trong trận đại hồng thủy diễn ra vào giữa thế kỷ II trước Công nguyên (TCN)".
Đền thờ thần Amun là nơi các Pharaoh đến để "tiếp nhận quyền lực của những vị vua thế giới từ các vị thần tối cao của Ai Cập cổ đại" - theo bản thông báo.
Một số đồ vật, trang sức bằng vàng và cột Djed bằng ngọc lưu ly, biểu tượng của sự ổn định, được tìm thấy. Ảnh: Hilti Foundation
Những cổ vật quý giá tại ngôi đền đã được khai quật, gồm dụng cụ làm lễ bằng bạc, trang sức bằng vàng và các lọ đựng nước hoa hoặc thuốc bôi đã vỡ... IEASM viết: "Chúng đã chứng kiến sự giàu có của thánh địa này cũng như lòng sùng đạo của cư dân thành phố cảng trước đây".
Nằm ở phía Đông của ngôi đền, một khu vực thờ thần Aphrodite của người Hy Lạp cũng được phát hiện. Tại đây, đội khảo cổ tìm thấy những cổ vật bằng đồng và gốm.
Điều này chứng tỏ nhóm người Hy Lạp - được phép định cư và buôn bán ở thành phố này vào thời các Pharaoh triều đại Saïte (664 - 525 TCN) - cũng có nơi thờ phụng những vị thần của riêng họ.
Ngoài ra, việc tìm thấy vũ khí Hy Lạp cũng thể hiện sự tồn tại của lính đánh thuê Hy Lạp trong khu vực. Theo IEASM, họ canh giữ đường vào vương quốc ở cửa nhánh Canopic của sông Nile - nhánh sông lớn nhất và phù hợp cho tàu bè qua lại nhất.
Một chiếc bình hình con vịt bằng đồng tinh xảo nằm giữa những đồ vật bằng gốm tại nơi thờ thần Aphrodite của người Hy Lạp ở tàn tích của TP Thonis-Heracleion. Ảnh: Hilti Foundation
Ông Goddio, chỉ đạo đoàn khai quật đồng thời là chủ tịch IEASM, nói: "Thật vô cùng xúc động khi phát hiện những vật thể mỏng manh như vậy có thể tồn tại nguyên vẹn bất chấp sự tàn bạo và nghiêm trọng của trận đại hồng thủy".
Các cuộc khai quật trên do nhóm của ông Goddio và Ủy ban Khảo cổ học dưới nước của Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập phối hợp thực hiện.
Ngoài những cổ vật trên, nhóm khảo cổ còn phát hiện các cấu trúc ngầm dưới lòng đất "được hỗ trợ bởi các cột và dầm gỗ được bảo quản rất tốt có niên đại từ thế kỷ V TCN".
Tàn tích của thành phố cổ Thonis-Heracleion được IEASM phát hiện vào năm 2000, hiện nằm dưới biển và cách bờ biển Ai Cập khoảng 7 km. Thành phố này trong nhiều thế kỷ là cảng lớn nhất của Ai Cập ở Địa Trung Hải trước khi Alexander Đại đế xây dựng thành phố Alexandria vào năm 331 TCN.
"Nước biển dâng và động đất, kèm theo sau đó là thủy triều, đã gây ra nhiều vụ đất hóa lỏng, kéo một khu vực rộng khoảng 110 km2 của đồng bằng sông Nile chìm xuống đáy biển, báo gồm Thonis-Heracleion" - thông báo viết.
Giả thuyết mới về nguyên nhân khiến loài khủng long tuyệt chủng Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học, nhiệt độ Trái Đất giảm sâu làm thay đổi môi trường khí hậu khiến loài khủng long không thể thích nghi và vụ va chạm thiên thạch chỉ là đòn kết liễu. Bộ xương của loài khủng long Allosaurus từng sống 150 triệu năm trước được trưng bày tại phòng đấu giá Drouot ở...