Loại tiền mã hóa đáng lo ngại hơn Bitcoin
Dù Bitcoin là đồng tiền mã hóa nổi tiếng nhất và dần trở thành một loại tài sản mới, giới lập pháp tại các quốc gia đang xem một đối tượng khác là mối đe dọa hệ thống tiền tệ.
Nhắc tới thế giới tiền mã hóa, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới Bitcoin. Mặc dù Bitcoin vẫn là đồng tiền mã hóa quan trọng nhất, nó lại chưa tiến đến gần mục tiêu thay thế hệ thống thanh toán trên toàn cầu.
Loại tiền mã hóa bị nhắm đến gần đây tại nhiều quốc gia là stablecoin, các đồng tiền ổn định trên thị trường như USDT hay USDC.
Đe dọa hệ thống tiền tệ quốc gia
Tờ Bloomberg ngày 17/9 đưa tin Bộ Tài chính Mỹ đang lên kế hoạch cho phép Hội đồng Giám sát Ổn định Tài chính (FSOC) tiến hành một cuộc điều tra vào phân khúc stablecoin. FSOC là cơ quan đánh giá một hoạt động kinh doanh, tài chính nào đó có “đe dọa hệ thống tiền tệ” của Mỹ hay không. Nếu có, giới chức Mỹ sẽ đưa ra những dự luật gắt gao hơn.
Tuy nhiên, đây được xem là một động thái không quá mới của chính phủ. Trước đây, Bộ trưởng Tài chính Mỹ là bà Janet Yellen nhiều lần bày tỏ “mối quan ngại” dành cho stablecoin.
Tether, còn có mã hiệu USDT thường được dùng để thay thế cho USD trên các sàn giao dịch.
Ngày 19/7, bà Janet Yellen, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jay Powell và Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) Gary Gensler, đã cùng nhau triệu tập một cuộc họp kín để thảo luận liên quan đến chủ đề stablecoin. Theo bản ghi chú của cuộc họp, bà Yellen nhấn mạnh sự cần thiết phải “hành động nhanh chóng” để đưa ra một khuôn khổ pháp lý phù hợp với các đồng tiền ổn định.
Trước đó một ngày, Giáo sư Đại học Yale Gary B. Gorton và Jeffery Zhang đồng xuất bản báo cáo dài 49 trang có tên là “Taming Wildcat Stablecoins” (Tạm dịch: Thuần hóa thị trường Stablecoin hoang dã). Theo đó, hai tác giả cho rằng đồng tiền do tư nhân sản xuất như stablecoin không phải là phương tiện trao đổi hiệu quả. Nguyên nhân là vì stablecoin không phải lúc nào cũng có giá cố định và do đó có “rủi ro hệ thống do stablecoin tạo ra”.
Cuối cùng, nghiên cứu đưa ra hai giải pháp. Một là nâng cao vai trò của stablecoin tương đương với đồng tiền pháp định của quốc gia. Giải pháp thứ hai là ra mắt CBDC (đồng tiền ổn định quốc gia) và có khuôn khổ pháp lý nghiêm ngặt để hạn chế sự tồn tại của stablecoin.
Với giải pháp đầu tiên, chính phủ có thể sẽ yêu cầu stablecoin phải được phát hành thông qua sự bảo trợ của những ngân hàng được phê duyệt. Mỹ cũng có thể quy định tất cả stablecoin phải được thế chấp hoàn toàn với Kho bạc của FED. Phương án này có vẻ ít khả thi hơn.
CBDC có phải là giải pháp cho mọi vấn đề?
Dễ thấy, chính phủ các nước trên thế giới đang hướng đến giải pháp là ra mắt CBDC, đồng tiền ổn định do các ngân hàng trung ương phát hành. Đi đầu trong nỗ lực này chính là Trung Quốc.
Video đang HOT
CNBC ngày 8/7 đưa tin Phạm Nhất Phi, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) bày tỏ lo ngại về “mối đe dọa nghiêm trọng” mà stablecoin có thể gây ra cho hệ thống tài chính và thanh toán toàn cầu.
Sự phát triển của tiền mã hóa khiến các ngân hàng trung ương phải tính đến việc phát hành tiền điện tử.
“Cái gọi là stablecoin của một số tổ chức thương mại, đặc biệt là stablecoin toàn cầu, có thể dẫn đến rủi ro và thách thức đối với hệ thống tiền tệ quốc tế”, ông Phạm Nhất Phi nhấn mạnh.
Quan điểm này dường như là quan điểm chung của giới cầm quyền Trung Quốc, không chỉ với stablecoin nói riêng mà còn đối với toàn thị trường tiền mã hóa nói chung. Không chỉ tăng cường đàn áp thị trường tiền mã hóa trong nước, Trung Quốc cũng đẩy mạnh nghiên cứu và thử nghiệm CBDC trong những năm gần đây.
Ngày 16/7, PBoC công bố bản cáo bạch (whitepaper) của đồng e-CNY, cùng với đó là nhiều kết quả tốt trong quá trình thử nghiệm đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số này.
Theo cáo bạch, PBoC đã bắt tay nghiên cứu sáng kiến e-CNY từ năm 2014. Một trong những động lực thúc đẩy Trung Quốc phát triển e-CNY chính là sự xuất hiện của tiền mã hóa và stablecoin.
Nỗ lực quảng bá đồng e-CNY của Trung Quốc vẫn chưa mấy thành công, do người dân đã quá quen với các loại ví trên điện thoại
“Để giải quyết vấn đề biến động giá của tiền mã hóa, một số tổ chức thương mại đã tung ra một loại tiền khác gọi là stablecoin. Stablecoin được neo giá với các đồng tiền hợp pháp hoặc các tài sản trên thị trường tài chính để giữ giá cố định. Một số tổ chức thậm chí còn có kế hoạch tung ra các stablecoin toàn cầu. Điều này sẽ mang lại rủi ro và thách thức đối với hệ thống tiền tệ quốc tế, hệ thống thanh toán bù trừ, hệ thống chuyển tiền xuyên biên giới”, bản cáo bạch của e-CNY nhận định.
Không chỉ giới chức quản lý nhiều nước, mà người đứng đầu của các cơ quan thương mại toàn cầu cũng có cái nhìn không thiện cảm đối với stablecoin. Ngày 22/9, CEO Tập đoàn HSBC là Noel Quinn cho biết ngân hàng này ủng hộ sự phát triển của CBDC, xem đây là công cụ đối trọng với các đồng tiền ổn định.
Ông Quinn còn cho biết HSBC đang tích cực làm việc với ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Canada, Singapore, Thái Lan, UAE… để hỗ trợ và đóng góp vào các dự án CBDC của họ.
Tuần sóng gió của thị trường tiền mã hóa
Trong tuần qua, thị trường tiền mã hóa đón nhận nhiều tin tức tiêu cực, làm giá Bitcoin chao đảo.
Thị trường tiền mã hóa bước vào một quý 4 đầy biến động. Cuộc khủng hoảng của công ty Evergrande, những quy định pháp lý mới nhắm tới kiểm soát hoặc xóa bỏ thị trường tiền mã hóa tại nhiều nước khiến giá Bitcoin giảm mạnh.
Từ mức 47.000 USD hồi đầu tuần, có lúc giá Bitcoin hạ xuống sát mốc 40.000 USD. Sáng 26/9, giá mỗi Bitcoin vào khoảng 42.000 USD, theo Coinmarketcap .
Trung Quốc và Evergrande khiến toàn thị trường sợ hãi
"Bom nợ" Evergrande không liên quan trực tiếp đến thị trường tiền mã hóa. Tuy nhên, theo Business Insider , vì thị trường tiền mã hóa biến động rất mạnh, một ảnh hưởng nhỏ từ thị trường tài chính toàn cầu cũng có thể đẩy giá những đồng tiền mã hóa như Bitcoin (BTC) tăng giảm thất thường.
Số tiền nợ lên tới 300 tỷ USD của Evergrande, và nguy cơ sụp đổ của công ty này khiến thị trường tài chính toàn cầu sợ hãi.
Vì vậy, các chuyên gia không quá ngạc nhiên khi việc gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc đứng trên bờ vực phá sản đã làm nhà đầu tư tiền mã hóa hoảng loạn. Từ đó, nhà đầu tư nhanh chóng thanh lý tài sản của mình để bảo toàn quỹ vốn, dẫn đến giá tiền mã hóa giảm mạnh. Cụ thể, vào sáng đầu tuần ngày 20/9, giá Bitcoin đã giảm từ 47.200 USD về chỉ còn 45.200 USD.
"Bom nợ" Evergrande làm ảnh hưởng đến cả thị trường toàn cầu chứ không chỉ riêng Bitcoin. Trong khi đó, sáng 24/9, một tin tức xấu từ Trung Quốc lại trực tiếp làm thị trường tiền mã hóa khủng hoảng.
Theo Reuters , 10 cơ quan trực thuộc chính quyền Trung Quốc, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương (PBoC) và các đơn vị quản lý tài chính, chứng khoán, ngoại hối đã cam kết hợp tác với nhau nhằm loại bỏ các hoạt động tiền mã hóa "bất hợp pháp" ở nước này.
Trên thực tế, đây là một động thái không mới, vì luật ở Trung Quốc từ lâu đã không hề thân thiện với Bitcoin. Tuy nhiên, lệnh đàn áp lần này được công bố rất chi tiết, khiến cộng đồng hoang mang vì chính quyền Trung Quốc dường như có động thái "gắt gao hơn".
Chính phủ Trung Quốc lần này đưa ra động thái mạnh tay hơn để kiểm soát thị trường coin, bao gồm cả quy định về "thuần phong mỹ tục".
Theo Wu Blockchain, một chuyên gia Trung Quốc nổi tiếng trong thị trường tiền mã hóa, lệnh tăng cường đàn áp lần này của quốc gia tỷ dân có 5 điểm khác biệt so với các thông báo lần trước. Lệnh trực tiếp quy định hoạt động đào coin cần loại bỏ, với 10 cơ quan chính phủ cam kết, bao gồm cả Bộ Công an Trung Quốc.
Thông báo từ chính phủ Trung Quốc nêu cụ thể tên của các đồng tiền mã hóa bị cấm là Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH) và Tether (USDT). Thông báo cũng nêu rõ "việc cung cấp hoạt động sàn giao dịch không hợp pháp cho công dân Trung Quốc là hoạt động tài chính bất hợp pháp. Pháp nhân liên quan đến những hoạt động này sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".
Cuối cùng, theo quy định mới thì các hoạt động đầu tư vào tiền mã hóa có thể bị xem là "vi phạm trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục".
Khó khăn pháp lý trên toàn cầu
Không riêng Trung Quốc, nhiều quốc gia khác trên thế giới tuần này cũng có các tuyên bố tiêu cực đối với Bitcoin. Trả lời phỏng vấn tờ Washington Post vào ngày 21/9, Chủ tịch SEC Gary Gensler tuyên bố đang tìm cách kiểm soát thị trường tiền mã hóa theo khuôn khổ pháp luật.
"Tôi không nghĩ thị trường tiền mã hóa có thể tồn tại lâu dài mà không có khung pháp lý chung", ông Gensler bày tỏ nhận định của mình.
Đây là tuyên bố mới nhất của ông Gary Gensler, người được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC) dưới thời Tổng thống Joe Biden. Trước đó, nguồn tin từ Bloomberg cho hay giới chức Mỹ đang tiến hành một cuộc điều tra vào stablecoin, những đồng tiền ổn định đóng vai trò như đồng USD điện tử trong thị trường tiền mã hóa.
Đồng tiền ổn định (stablecoin) là đối tượng bị SEC nhắm tới, bởi đe dọa tới vị thế của đồng USD.
Các động thái gắt gao này không chỉ càn quét thị trường Mỹ mà còn gây ra cơn bão trên toàn cầu. Ảnh hưởng rõ nhất là Coinbase, sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu nước Mỹ, đã phải từ bỏ kế hoạch ra mắt sản phẩm mới của mình.
"Khi nghiên cứu kỹ càng về quy định pháp lý, Coinbase buộc phải đưa ra quyết định khó khăn là tạm ngừng chương trình cho vay USDC. Chúng tôi cũng đã ngừng cho phép khách hàng đăng ký trước chương trình này và đang chuyển sang các hoạt động khác", Coinbase tuyên bố trên trang web chính thức của mình.
Trong lúc Coinbase đang phải đối mặt với áp lực từ pháp lý Mỹ, thì Binance, một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu thế giới, cũng đang gặp phải những khó khăn tương tự ở thị trường Australia.
Cụ thể vào sáng ngày 21/9, Binance ra thông báo chính thức sẽ ngừng cung cấp một số dịch vụ tại Australia nhằm mục đích tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý của quốc gia này. Theo đó, người dùng Binance tại Australia sẽ không thể tiếp tục giao dịch hợp đồng tương lai, quyền chọn và dùng đòn bẩy tài chính.
Đến ngày 23/9, Binance Australia tiếp tục tuyên bố người dùng mới phải hoàn tất KYC hay quá trình định danh khách hàng mới có thể sử dụng các dịch vụ của sàn.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Erdogan tuyên bố nước này đang "trong một cuộc chiến với Bitcoin".
"Chúng ta phải tiếp tục con đường với đồng tiền vốn có của mình, đó là bản sắc cơ bản của Thổ Nhĩ Kỳ", ông Erdogan tuyên bố trong một cuộc gặp gỡ với các đại biểu thanh niên đến từ 81 tỉnh của nước này.
Trước đó vào tháng 4, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm các hoạt động thanh toán bằng Bitcoin hay những đồng tiền mã hóa khác.
Tại sao Fed 'ghét' tiền điện tử và stablecoin? Trong phiên điều trần trước Quốc hội, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell đã cho thấy ông không phải người hâm mộ của tiền điện tử, đặc biệt là stablecoin. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell Theo CNBC, trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ kéo dài hai ngày hồi tuần trước,...