Loài thằn lằn quý hiếm có từ thời khủng long, hiện đang tồn tại ở Newzealand
Thằn lằn Tuatara tồn tại đến ngày nay là ‘đại biểu’ còn lại của loài phát triển mạnh mẽ 200 triệu năm trước trên trái đất.
Chúng là loài động vật có xương sống, tuổi thọ có thể lên tới gần 200 năm.
Tuatara là tên gọi của một loài bò sát đặc hữu của New Zealand. Dù có bề ngoài trông giống thằn lằn, chúng thuộc một bộ bò sát riêng biệt được gọi là Rhynchocephalia, ngang hàng với bộ Crocodilia (Cá sấu), Squamata (Có vảy – rắn và thắn lằn) và Testudines (Rùa).
Chúng còn được gọi là “ khủng long thời hiện đại” bởi loài này là chi duy nhất còn sinh tồn thuộc bộ Rhynchocephalia từng phát triển mạnh 200 triệu năm trước.
Theo nghiên cứu giải trình tự mới toàn bộ bộ gen của Tuatara, một trong những bộ gen lớn nhất được ghi nhận, lớn hơn 50% so với bộ gen của con người, có vẻ như sinh vật kỳ lạ này không phải là thằn lằn, chim hay động vật có vú. Đúng hơn, đó là sự kết hợp kỳ lạ của cả ba.
Trong quá khứ từng có rất nhiều loài Tuatara tồn tại, nhưng ngày nay chỉ còn một loài có tên khoa học là Sphenodon punctatus. Chúng phân bố trong một khu vực hẹp ở New Zealand, chủ yếu là các đảo nhỏ phía Đông Bắc quốc gia này.
Ở New Zealand, Tuatara trông rất giống một con thằn lằn, nó được coi là taonga, hay “‘kho báu đặc biệt” đối với người dân Maori bản địa.
Tuatara thường có màu xám hay nâu xanh, con trưởng thành đạt chiều dài tối đa 80 cm và nặng đến 1,3 kg. Cái tên “Tuatara” trong ngôn ngữ thổ dân Maori có nghĩa là “đỉnh nhọn trên lưng”, bắt nguồn từ việc loài này có một dãy gai trên lưng
Video đang HOT
Những sinh vật sống về đêm này có thể sống trong 100 năm, chịu được nhiệt độ siêu lạnh, nhịn thở lâu nhất là một giờ và nhìn thấy ánh sáng từ con mắt thứ ba trên đỉnh đầu.
Bộ răng của Tuatara gồm hai hàng răng nhọn hàm trên chồng lên một hàng răng hàm dưới, là độc nhất vô nhị trong các loài động vật có xương sống. Đây cũng là một nét đặc trưng để phân biệt chúng với các loài thằn lằn, vốn có hình dạng cơ thể tương tự.
Cùng với rùa, Tuatara có cơ quan thính giác nguyên thủy nhất trong lớp bò sát, khi không có màng nhĩ và lỗ tai. Mắt Tuatara tương đối phát triển, với khả năng nhìn tốt trong bóng tối.
Các cá thể Tuatara non có một “con mắt thứ ba” trên đỉnh đầu, là một cơ quan có khả năng tiếp nhận ánh sáng, mà mục đích sử dụng vẫn chưa được xác định rõ ràng. “Con mắt ” này sẽ dần biến mất khi chúng trưởng thành.
Bộ xương của Tuatara mang những đặc điểm của bò sát nguyên thủy, với cột sống có một số nét tương đồng với xương cá và lưỡng cư. Xương chậu và xương bả vai của chúng được sắp xếp khác với của thằn lằn.
Các mảng gai trên lưng và đuôi của Tuatara giống với cá sấu hơn là thằn lằn, nhưng chúng lại chia sẻ với thằn lằn khả năng đứt đuôi khi bị đe dọa. Cũng như thằn lằn, đuôi chúng sau đó sẽ mọc lại.
Tuatara là loài bò sát sống trên cạn và chủ yếu hoạt động buổi đêm. Chúng thường săn côn trùng ẩn mình dưới những khúc gỗ và đá, nhưng cũng có thể xơi ếch, thằn lằn nhỏ, trứng và chim non. Chúng tận dụng hang của chim biển để trú ẩn hoặc tự đào hang cho mình.
Tuatara bảo vệ lãnh thổ quyết liệt, với việc đe dọa và cắn những kẻ xâm nhập. Chúng sẵn sàng cắn con người nếu bị khiêu khích. Khi đã cắn, Tuatara sẽ không dễ dàng buông ra, và vết cắn có thể gây thương tích nghiêm trọng.
Tuatara sinh sản với tốc độ rất chậm
Chúng cũng là loài tăng trưởng chậm nhất trong lớp Bò sát. Phái mất 35 năm, Tuatara mới đạt kích cỡ lớn nhất.
Theo luật pháp New Zealand, Tuatara được bảo vệ đặc biệt với việc nghiêm cấm buôn bán, nuôi nhốt hoặc mang ra khỏi đất nước. Nếu muốn ngắm nhìn chúng, cách duy nhất là đến các khu bảo tồn được cấp phép mở cửa cho khách du lịch tham quan.
Đôc lạ loài sinh vật quý hiếm có thể phát ra tiếng khóc như trẻ em
Kỳ nhông là loài lưỡng cư đặc biệt lớn nhất thế giới. Chúng là những gì còn sót lại từ thời khủng long, các con đực là bậc thầy về việc dùng hang, tổ và có tiếng kêu như tiếng trẻ em khóc.
Hiện chúng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc (Andrias davidianus) là một trong những loài kỳ giông lớn nhất và độc đáo nhất trên thế giới
Nó hoàn toàn sống dưới nước và là loài đặc hữu của các suối và hồ núi đá ở lưu vực sông Dương Tử ở miền Trung Trung Quốc. Loài này có thể dài tới 1,8 mét và nặng gần 60kg
Kỳ nhông cũng thuộc về một giống cổ đại. Họ nhà kỳ giông, tên khoa học là Cryptobranchidae, tồn tại 170 triệu năm về trước
Kỳ nhông khổng lồ Ƭrung Quốc ăn côn trùng, ếch nhái, và cá. Ɲó có thị lực rất kém, vì vậy phụ thuộc vào các đường viền hɑi bên cơ thể (bướu cảm giác) để cảm nhận các rung động trong môi trường xung quɑnh
Những con vật tuyệt vời này đang ngày càng trở nên hiếm trong đời sống tự nhiên. Từ thập niên 1950 tới nay, số lượng kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc đã giảm đi nhanh chóng
Chúng có thể sống tới 30 năm trong tự nhiên và thậm chí tới 60 năm trong điều kiện nuôi nhốt. Ƭuổi thọ của kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc hoɑng dã và nuôi nhốt khác nhau đến từ thức ăn và điều kiện sống củɑ chúng
Mặc dù là động vật lưỡng cư sống hoàn toàn dưới nước, nhưng kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc vẫn có một lá phổi, được sử dụng chủ yếu để duy trì khả năng nổi trong nước
Con cái của loài này thường đẻ 400-500 trứng trong một ổ đẻ dưới nước, sau đó con đực sẽ bảo vệ ổ cho tới khi trứng nở sau 50-60 ngày
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc được biết là có thể phát ra âm thanh, như tiếng sủa, rên rỉ, rít lên, hay âm thanh như tiếng khóc. Một vài trong số những tiếng kêu của chúng giống với tiếng khóc của một đứa trẻ, và vì thế nó được biết đến trong tiếng Trung Quốc như như "oa oa ngư", nghĩa là cá trẻ con
Kỳ nhông khổng lồ Trung Quốc được coi là cực kỳ nguy cấp trong tự nhiên do mất môi trường sống, ô nhiễm và bị săn bắt để chế biến thức ăn và sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc
Cá sấu hung tợn 'làm gỏi' trăn đá châu Phi Chỉ vì chọn sai thời điểm uống nước mà con trăn đá đã trở thành 'bữa trưa' của cá sấu. Bò sát đã có trên hành tinh chúng ta cách đây khoảng 300 triệu năm. Đến nay không ít loài bò sát vẫn còn tồn tại như rắn, trăn, thằn lằn hay cá sấu. Trong một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí...