Xuất hiện nai sừng tấm trắng quý hiếm như trong thần thoại ở Thụy Điển
Bán đảo Scandinavia và khu vực bao gồm một số quốc gia Bắc Âu, là nơi có số lượng loài nai sừng tấm lớn nhất thế giới.
Màu lông đặc trưng của loài này là màu nâu tối nhưng vẫn có một số cá thể nổi bật hơn với bộ lông màu trắng muốt và mềm mại. Tuy nhiên, số lượng những cá thể lông trắng này rất ít và rất hiếm khi được nhìn thấy.
Nai sừng tấm trắng đầu tiên xuất hiện ở miền Tây Varmland, Thụy Điển những năm 1930. Trước đó, một con nai sừng tấm trắng cực hiếm cũng được bắt gặp tại tỉnh Ontɑrio, Canada.
Chúng không mắc bạch tạng mà có một khiếm khuyết trong mã gene gây thiếu sắc tố. Tình trạng này được gọi là leucism.
Chúng có thể có lông sáng hơn, trắng một phần hoặc toàn bộ. Tuy nhiên, mắt và móng vẫn có màu sắc bình thường trong hầu hết các trường hợp, khác với bạch tạng.
Những con nai trắng quý hiếm nàу đôi khi còn được gọi là “nai linh hồn” bởi người dân bản địa, do sự quý hiếm và thuần khiết củɑ chúng.
Nai sừng tấm trắng là những cá thể sinh vật khá rụt rè, chúng sống khá “ẩn dật.
Ngoài tự nhiên, tuổi thọ trung bình của chúng là 15-20 năm.
Nai sừng tấm trưởng thành cao 1,5-2 m tính đến vai, nặng hơn 800kg. Chúng có kích thước lớn nhất trong các loài nai.
Theo giới nghiên cứu, hiện có tổng số 400.000 con nai sừng Bắc Mỹ sinh sống, tuy nhiên ước tính chỉ có khoảng 50 cá thể có bộ lông trắng.
Những cá thể nai sừng tấm trắng được bảo vệ đặc biệt theo luật bảo tồn hoang dã năm 1997. Theo đó, những con nai sừng tấm bạch tạng hoặc đột biến gene với hơn 50% cơ thể có màu trắng sẽ bị cấm săn bắn tuyệt đối.
Hà Tĩnh: Tiếp nhận nhiều cá thể động vật hoang dã quý hiếm để thả về tự nhiên
Sáng 4-11, đại diện Vườn quốc gia Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị tiếp nhận 14 cá thể động vật hoang dã quý hiếm và 3 cá thể động vật thông thường để chăm sóc, thả về tự nhiên.
Theo đó, 14 cá thể động vật hoang dã quý hiếm gồm: 1 trăn đất, 1 rùa núi vàng, 8 rùa hộp trán vàng miền Bắc, 1 khỉ mốc, 1 khỉ vàng, 2 cầy vòi hương.
Các cá thể này nằm trong Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, thuộc nhóm IB và IIB, cần được bảo vệ, bảo tồn.
Còn 3 cá thể thuộc nhóm động vật thông thường là dúi và don.
Các cá thể động vật nói trên do chùa Đại Giác (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) tự nguyện bàn giao cho Vườn quốc gia Vũ Quang.
Các cá thể động vật sẽ được chăm sóc trước lúc thả về môi trường tự nhiên
Sau khi tiếp nhận, Vườn quốc gia Vũ Quang tiếp tục theo dõi, chăm sóc, đảm bảo an toàn trước khi tái thả về môi trường tự nhiên.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Vườn quốc gia Vũ Quang đã tiếp nhận từ các tổ chức, cá nhân, đơn vị, địa phương bàn giao tổng cộng 358 cá thể động vật hoang dã quý hiếm và động vật thông thường.
Sau thời gian theo dõi, chăm sóc, đảm bảo an toàn, đơn vị thả về tự nhiên 298 cá thể; số còn lại tiếp tục theo dõi, chăm sóc, để tái thả trong thời gian tới.
Rùa biển bạch tạng quý hiếm chào đời tại Côn Đảo Con rùa biển bạch tạng Blanche vừa chào đời tại Trung tâm ấp trứng 'Let's Get Cracking', Côn Đảo. Ngày 24/10, đại diện Six Senses Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết rùa biển bạch tạng Blanche quý hiếm vừa chào đời tại Trung tâm ấp trứng "Let's Get Cracking" trên bãi biển của khu nghỉ dưỡng này. Rùa biển bạch...