Loại rau rẻ bèo cực nhiều ở chợ Việt, vừa bổ tim vừa ngừa ung thư cực hiệu quả
Cải thảo là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Không chỉ là nguyên liệu chế biến nên những món ăn ngon, cải thảo còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời không phải ai cũng biết.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Nhờ hàm lượng kali cao và ít natri, cải thảo giúp điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các chất chống oxy hóa trong cải thảo cũng bảo vệ thành mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Một số nghiên cứu cho thấy, ăn cải thảo thường xuyên có thể làm giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL), từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, việc tiêu thụ cải thảo thường xuyên có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề về tim mạch khác.
Cải thảo đem lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc nhưng ít người biết. Ảnh: Istock
Hỗ trợ tiêu hóa
Chất xơ trong cải thảo đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất xơ giúp tăng khối lượng phân, ngăn ngừa táo bón, là nguồn thức ăn lý tưởng cho các lợi khuẩn đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý về đường tiêu hóa Ngoài ra, cải thảo còn chứa các enzyme tiêu hóa tự nhiên như glucosinolate, giúp phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ.
Ngăn ngừa ung thư
Cải thảo chứa nhiều hợp chất glucosinolate, khi được phân hủy trong cơ thể sẽ tạo ra các isothiocyanate – chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn cải thảo thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc các loại ung thư như ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt.
Video đang HOT
Tăng cường miễn dịch
Vitamin C trong cải thảo là một chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, giúp trung hòa các gốc tự do – những “kẻ thù” gây ra tổn thương tế bào, dẫn đến lão hóa và nhiều bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch. Nó kích thích sản xuất bạch cầu, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus gây bệnh hiệu quả hơn.
Rau cải thảo ăn trong mùa đông giúp tăng miễn dịch hiệu quả. Ảnh: Getty Images
Cải thiện sức khỏe xương khớp
Cải thảo là nguồn cung cấp canxi và vitamin K dồi dào, hai dưỡng chất thiết yếu cho xương chắc khỏe. Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương, trong khi vitamin K giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả hơn. Ăn cải thảo thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.
Tốt cho thị lực
Cải thảo là một nguồn cung cấp beta-carotene dồi dào. Khi vào cơ thể, beta-carotene sẽ được chuyển đổi thành vitamin A, một chất dinh dưỡng thiết yếu cho nhiều chức năng quan trọng. Vitamin A không chỉ cần thiết cho thị lực, giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng, mà còn tham gia vào quá trình tăng trưởng tế bào, tăng cường hệ miễn dịch. Chính vì vậy, việc bổ sung cải thảo vào chế độ ăn hàng ngày là cách hiệu quả để cung cấp đủ vitamin A cho cơ thể, bảo vệ đôi mắt sáng khỏe.
Làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân
Cải thảo chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và ô nhiễm môi trường. Vitamin C cũng kích thích sản sinh collagen, giúp da săn chắc, đàn hồi và giảm nếp nhăn.
Cải thảo là thực phẩm ít calo, giàu chất xơ, tạo cảm giác no lâu, giúp kiểm soát lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Ngoài ra, cải thảo còn chứa nhiều nước, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Bảo vệ cộng đồng trước những bệnh lý về dạ dày
Mới đây, hơn 200 y, bác sĩ và điều dưỡng cùng hàng trăm tình nguyện viên đã tích cực tham gia khám sàng lọc vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) dạ dày và các bệnh không lây nhiễm cho trên 3.000 người dân Thủ đô.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, trung bình mỗi ngày các bác sĩ thực hiện khoảng 2.000 ca nội soi đường tiêu hóa,trong đó khoảng 20% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày. (Ảnh: BVBM)
Người mắc bệnh lý dạ dày có xu hướng trẻ hóa
Đây là hoạt động trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày - Vì một Việt Nam khỏe mạnh do Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức với phương châm "Phát hiện sớm - Can thiệp sớm - Nâng cao sức khỏe". Tại chương trình, TS. Hà Anh Đức - Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam cho biết, tại Việt Nam, một số nơi có tỉ lệ dân số nhiễm vi khuẩn HP cao đến 70 - 80% nhưng rất ít người được xác định tình trạng bệnh.
"Vi khuẩn HP nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có nguy cơ cao gây viêm loét dạ dày, tiến triển thành ung thư dạ dày. Chính vì vậy, việc sàng lọc sớm giúp người dân tiếp cận được các dịch vụ y tế có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng tránh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày", TS. Hà Anh Đức nhận định.
Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh lý dạ dày không ngừng gia tăng, theo ước tính, khoảng từ 10 - 15% dân số mắc trào ngược dạ dày thực quản và khoảng từ 15 - 20% bị viêm loét dạ dày. Đặc biệt, người mắc bệnh lý dạ dày còn có xu hướng trẻ hóa khi người trẻ mắc bệnh gia tăng, thậm chí một số trường hợp nghiêm trọng chuyển biến thành ung thư.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, trung bình mỗi ngày các bác sĩ thực hiện khoảng 2.000 ca nội soi đường tiêu hóa, trong đó khoảng 20% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và khoảng từ 1 - 2% trường hợp ung thư dạ dày. Trong số đó, có không ít bệnh nhân ở độ tuổi từ 20 - 30, thậm chí có em nhỏ dưới 10 tuổi mắc ung thư dạ dày. Chưa kể, tại Trung tâm Nhi khoa còn tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhi trong độ tuổi từ 10 - 16 nhập viện trong tình trạng xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày.
Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, ThS. BS Nguyễn Hữu Hiếu - Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nguyên nhân trực tiếp gây chảy máu đường tiêu hóa là viêm loét dạ dày, tá tràng do vi khuẩn HP. Còn với những trường hợp tái phát, nguyên nhân chủ yếu là do các em không tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt chưa phù hợp cũng góp phần làm bệnh trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như vừa ăn xong đã vận động mạnh, học tập ngay hoặc dành nhiều thời gian chơi điện tử. Thói quen ăn uống không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiễm hóa chất và nhiều căn nguyên khác.
Cần xây dựng lối sống lành mạnh
Từ lâu, bệnh lý về dạ dày tại nước ta chiếm tỉ lệ cao trong nhóm bệnh nội khoa và cả ngoại khoa với biểu hiện triệu chứng đa dạng, phong phú, tiến triển âm thầm nhưng diễn biến phức tạp.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, các bệnh lý dạ dày có thể dẫn đến nguy cơ ung thư rất lớn. Điều này tạo ra không ít thách thức trong việc quản lý, điều trị, đặc biệt là trong công tác phòng ngừa.
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý dạ dày có thể đến từ nhiều phía như lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm; hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia; yếu tố di truyền; viêm loét dạ dày mãn tính... Nhưng nguyên nhân thường thấy nhất là do sự phát triển của vi khuẩn HP. Đặc biệt, vi khuẩn HP có khả năng lây chéo rất cao khi giao tiếp, sinh hoạt, tiếp xúc chung giữa gia đình, họ hàng.
Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, lặp đi lặp lại hàng ngày của một bộ phận giới trẻ hiện nay như ăn uống không khoa học, buông thả trong sinh hoạt,... về lâu dài đều gây ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Đơn cử như thói quen bỏ bữa sáng, ăn uống không đúng giờ hoặc chỉ ăn một bữa trong ngày diễn ra thường xuyên. Thói quen này ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày bởi thông thường, vào những giờ cố định, dạ dày sẽ tự động tiết axit để tiêu hóa thức ăn. Nếu không được cung cấp thức ăn kịp thời, lượng axit này sẽ tấn công niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày.
Trong xã hội hiện đại, với nhịp sống bận rộn, giới trẻ cũng thường phải đối mặt với hội chứng làm việc căng thẳng. Stress từ công việc và học tập không chỉ gây viêm loét dạ dày, nếu stress kéo dài còn làm tình trạng viêm loét tái đi tái lại, rất khó điều trị. Nhiều trường hợp học sinh, do áp lực thi cử, hoặc người trẻ, do căng thẳng trong cuộc sống, đã phải nhập viện nhiều lần vì viêm loét dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời và theo dõi chặt chẽ, bệnh có thể tiến triển nặng và gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Do đó, để bảo vệ bản thân trước các bệnh lý dạ dày, cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ cần thay đổi thói quen như chuyển sang ăn đúng bữa, đúng giờ, giảm bớt căng thẳng và bảo đảm ngủ đủ giấc. Đặc biệt, đối với những người đã mắc bệnh lý dạ dày, việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị là rất quan trọng để tránh tái phát bệnh, từ đó ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Những tiến bộ của khoa học công nghệ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh ung thư phổi Phẫu thuật lồng ngực mang lại nhiều cơ hội cứu sống bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại cũng như chiến lược phối hợp đa mô thức đã góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, tối ưu hóa sự phục hồi và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Đây là nhận...