Loài rắn to nhất thế giới có kích thước thế nào: Con vật nắm giữ kỷ lục đang trốn trong khu rừng này
Một chuyên gia còn cả gan tiếp cận con rắn to nhất thế giới này ở cự ly gần.
Không phải Titanoboa cerrejonensis, Vasuki indicus mới là loài rắn lớn nhất trong quá khứLoài rắn lớn nhất hiện nay là trăn Anaconda xanh
Những bí ẩn về loài rắn khổng lồ vẫn khiến con người tò mò và sợ hãi từ xưa đến nay. Liệu sự tồn tại của những con mãng xà huyền thoại tại dãy núi Tần Lĩnh, Trung Quốc là có thật hay chỉ là những câu chuyện được truyền miệng qua nhiều thế hệ?
Những loài rắn khổng lồ từng làm bá chủ thế giới
Trang tin Sohu của Trung Quốc đưa tin, người dân ở vùng núi Tần Lĩnh, Trung Quốc đồn rằng có một con rắn khổng lồ. Nhưng liệu đây có phải là huyền thoại hư cấu hay nó có nguồn gốc thực sự?
Theo trang Live Science, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Roorkee Ấn Độ đã tìm thấy hóa thạch của loài rắn được cho là lớn nhất từng sống trên Trái đất, với chiều dài cơ thể lên đến 15m. Họ đặt tên nó là Vasuki indicus. Vasuki sống cách đây khoảng 47 triệu năm. Nó thuộc họ rắn đã tuyệt chủng có tên Madtsoiidae xuất hiện vào cuối kỷ Phấn trắng (100,5 triệu đến 66 triệu năm trước), ở châu Phi, Ấn Độ, Úc, Nam Mỹ và Nam Âu.
Vasuki indicus được cho là loài rắn được cho là lớn nhất từng sống trên Trái đất. (Ảnh: Science)
Trước Vasuki indicus, khoa học đã xác định được nhiều loài rắn khổng lồ, trong đó có thể kể đến như Titanoboa cerrejonensis. Loài rắn này có niên đại 60 triệu năm trước, nó còn là ông tổ thời tiền sử của loài trăn Anaconda ngày nay trong khu vực. Khoảng 250 đốt sống của nó tạo thành một khung khổng lồ dài 13m. Theo ước tính của các nhà khoa học tại Đại học Indiana, nó nặng tới 1.130kg.
Các chuyên gia cho rằng nhiệt độ trung bình trên Trái đất vào thời điểm đó lên tới 32°C, tạo ra môi trường đặc biệt cho loài này phát triển. Nhờ lợi thế này, Titanoboa nhanh chóng chiếm giữ vị trí đứng đầu chuỗi thức ăn bằng khả năng săn mồi mạnh mẽ và trở thành một trong những loài rắn lớn nhất trái đất.
Titanoboa cerrejonensis cũng là một loài rắn to bậc nhất thế giới. (Ảnh: Science)
Nhưng do sự thay đổi của thời gian địa chất, nhiệt độ trái đất dần giảm xuống, Titanoboa và những loài rắn khổng lồ khác mất đi môi trường sống này và nguồn thức ăn của nó cũng giảm đi. Cuối cùng, chúng phải đối mặt với cảnh tuyệt chủng mãi mãi.
Với những con số về kích thước của các loài rắn này, chúng ta có thể dễ dàng hình dung về mức độ to lớn đáng kinh ngạc của họ hàng xa xưa của rắn ngày nay.
Tuy nhiên, chúng đều là những loài rắn này đã tuyệt chủng. Như vậy, trên thế giới, đâu mới là loài rắn to lớn nhất thế giới?
Loài rắn lớn nhất thế giới còn tồn tại trên Trái đất
Thực tế, loài rắn lớn nhất hiện nay là trăn Anaconda xanh hay còn gọi là trăn boa nước (danh pháp khoa học Eunectes murinus) là một loài rắn nước khổng lồ trong họ Trăn Nam Mỹ.
Loài rắn lớn nhất hiện nay là trăn Anaconda xanh. (Ảnh: Pixabay)
Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Vương quốc Anh, trăn anaconda xanh là loài rắn nặng nhất thế giới, với cân nặng có thể lên đến 250kg và có chiều dài tối đa lên đến hơn 9m. Những con trăn cái thường nặng và dài hơn con đực. Cá thể nặng nhất từng được ghi nhận nặng 227 kg, dài 8,43 mét và có chu vi thân 1,11 mét. Con trăn Anaconda xanh này được phát hiện khi đang ẩn nấp sâu trong khu rừng nhiệt đới Amazon.
Loài này được Linnaeus mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1758. Đây là loài rắn lớn nhất và nặng nhất còn tồn tại.
Trăn anaconda xanh có thể nặng đến 250kg và có chiều dài tối đa lên đến hơn 9m. (Ảnh: Science)
Môi trường sống của chúng ở khu vực đầm lầy, các dòng suối chảy chậm ở các khu rừng mưa nhiệt đới thuộc lưu vực sông Amazon và sông Orinoco ở Nam Mỹ. Thức ăn của loài trăn này bao gồm lợn rừng, hươu, chim, rùa, cá sấu hay thậm chí cả báo đốm… Loài trăn này không có nọc độc và săn mồi bằng sức mạnh cơ thể, siết chặt và giết chết con mồi. Răng trăn cong vào trong, không có ống tiết nọc nhưng nhờ cấu tạo của xương hàm mở rộng (đến 180°) nên có thể nuốt được những con mồi lớn.
Trăn Anaconda xanh di chuyển khá chậm nên chúng thường dựa vào khả năng “tàng hình” và các đòn tấn công bất ngờ để bắt được con mồi.
Loài trăn này không có nọc độc và săn mồi bằng sức mạnh cơ thể, siết chặt và giết chết con mồi. (Ảnh: Sciene)
Anaconda xanh có thể bơi với vận tốc đạt 20 km/h và bơi dưới nước trong tối đa 20 phút. Giống như các loài rắn khác, chúng thường xuyên lột xác. Chúng đẻ con, mỗi lứa có thể đẻ từ 10 đến 50 con non.
Dưới đây là đoạn video do nhóm nghiên cứu công bố quay lại cảnh nhà sinh vật học người Hà Lan Freek Vonk lặn dưới nước ở cự ly gần cùng một con trăn anaconda xanh khổng lồ. Được biết, nó dài đến 6,1m và nặng 200kg.
Giáo sư sinh vật học người Hà Lan Freek Vonk đã tiếp xúc rất gần vớ con trăn anaconda xanh khổng lồ. (Nguồn: Youtube)
Các nhà khoa học cho rằng nơi sinh sống đã cung cấp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về kích cỡ của loài rắn này. Tuy nhiên, nhiều báo cáo về những con trăn “siêu lớn” thường không được xác thực một cách khoa học và còn nhiều nghi ngờ xung quanh chúng.
Câu chuyện về “loài mãng xà” ở Tần Lĩnh và những quái vật khổng lồ khác có thể bắt nguồn từ trí tưởng tượng và niềm tin dân gian, nơi mà môi trường tự nhiên khắc nghiệt và văn hóa phong phú đã nuôi dưỡng những huyền thoại này. Trong khi đó, sự hiểu biết khoa học về thế giới tự nhiên ngày càng phong phú và chúng ta có thể giải đáp nhiều bí ẩn hơn trước.
Nhìn lại lịch sử tiến hóa của Trái Đất, ta thấy rằng cuộc sống luôn thách thức bản thân mình để vượt qua giới hạn và khám phá những điều chưa biết. Dù sự tuyệt chủng của Titanoboa là minh chứng cho việc không thích nghi được với môi trường thay đổi, những huyền thoại về loài rắn khổng lồ vẫn còn đó, nhắc nhở chúng ta về sự kì diệu và bất ngờ của tự nhiên.
Đào vàng ở Siberia, nhóm thợ mỏ phát hiện "xác ướp quái vật"
Một sinh vật tuyệt chủng ở Siberia từ hàng thiên niên kỷ trước đã được thiên nhiên biến thành xác ướp hoàn hảo đến kinh ngạc, như vừa chết hôm qua.
Theo Live Science, "xác ướp quái vật" mà một nhóm thợ đào vàng đã khai quật được ở Cộng hòa Sakha thuộc vùng Siberia của Nga đã được xác định là một con tê giác lông mượt (Coelodonta antiquitatis, còn gọi là tê giác lông cừu) đã tuyệt chủng.
Hiện trường khai quật "xác ướp quái vật" ở Siberia - Ảnh: NEFU
Nó đã được thiên nhiên lạnh giá ở Siberia bảo quản tốt đến nỗi chỉ riêng một phần hóa thạch lộ ra ban đầu cũng đã cho thấy phần sừng và mô mềm ở đầu nguyên vẹn như ở một sinh vật vừa mới chết.
Sau khi phần đầu tiên của "xác ướp" lộ ra, các nhà nghiên cứu từ Đại học Liên bang Đông Bắc (NEFU) đã đến thăm địa điểm này và thu hồi sừng tê giác.
Phần còn lại của con vật to lớn sẽ được khai quật trong những tháng tới, theo thông báo từ NEFU.
Minh họa về tê giác lông mượt kỷ băng hà - Ảnh: SHUTTERSTOCK
"Đây thực sự là một phát hiện độc đáo cho phép chúng tôi nghiên cứu sâu hơn về lịch sử của khu vực, hệ động vật cổ đại, khí hậu và điều kiện địa chất của nó" - Hiệu trưởng NEFU Anatoly Nikolaev cho biết.
Theo các nhà khoa học, chính điều kiện tự nhiên đặc biệt ở Siberia đã tạo ra xác ướp hoàn hảo này.
Trong băng vĩnh cửu, sinh vật cổ đại dần bị mất nước các mô mềm, giữ chúng không phân hủy và hình dạng gần như lúc sống. Vì vậy, các con vật giống như bị nhốt trong "viên nang thời gian".
So với hài cốt hóa thạch, việc phát hiện ra mô mềm là rất hiếm và cho phép các nhà khoa học có được cái nhìn sâu sắc hơn nhiều về cuộc sống của động vật và môi trường tại thời điểm nó chết.
Ngoài ra, cách thiên nhiên tạo nên "xác ướp lạnh" cũng cung cấp một cơ hội để vật liệu di truyền như DNA, RNA của sinh vật được bảo quản ở một mức độ nào đó, đủ để các nhà khoa học trích xuất.
Ông Maxim Cheprasov, nhà nghiên cứu cao cấp và là người đứng đầu phòng thí nghiệm của Bảo tàng Mammoth NEFU, cho biết đây chỉ là lần thứ năm các nhà khoa học trên thế giới tìm thấy một con tê giác lông với các mô mềm còn nguyên vẹn. Với NEFU, đây là lần đầu tiên.
Chưa rõ niên đại của "xác ướp" này nhưng loài tê giác lông mượt là sinh vật thế Canh Tân - tức thế Pleistocene, một thời kỳ địa chất kéo dài từ 2,6 triệu đến 11.700 năm trước, còn gọi là "kỷ băng hà".
Các bằng chứng cho thấy loài này có thể xuất hiện khoảng 300.000 năm trước ở châu Âu và châu Á, bị thu hẹp quần thế trong kỷ băng hà cuối cùng và tuyệt chủng khoảng 10.000 năm trước do khí hậu thay đổi và cả hoạt động của con người.
Do vậy, mẫu vật này ít nhất 10.000 tuổi và có thể lên đến hàng trăm ngàn tuổi. Theo các thông số hình thái, nó thuộc về một cá thể trưởng thành.
Các nhà nghiên cứu NEFU có kế hoạch nghiên cứu chiếc sừng trước khi phần còn lại của hài cốt được khai quật.
Phát hiện về tê giác lông mượt là một trong số nhiều dự án tại NEFU nhằm tìm hiểu về quần thể động vật lớn thời kỳ băng hà ở Siberia.
Vào tháng 6, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khám nghiệm một "xác ướp" sói khoảng 44.000 tuổi, cũng được kéo ra từ lớp băng vĩnh cửu ở Cộng hòa Sakha.
Mưa sao băng kép hiếm gặp đạt đỉnh 3 ngày đầu tuần Trái Đất vừa "cắt đuôi" cùng lúc hai sao chổi, dẫn đến 2 trận mưa sao băng chồng chéo lên nhau, lần lượt đạt cực đại trong vài ngày tới. Theo Live Science, những người yêu thích thiên văn sắp được chứng kiến trận mưa sao băng "kép" khi cả Southern Delta Aquariids và Alpha Capricornids đều đạt cực đại vào tuần tới....