Loài rắn không độc nhưng vẫn được mệnh danh là ‘Vua rắn’: Hổ mang, cạp nong cứ gặp là tránh xa
Loài rắn này sở hữu khả năng tấn công con mồi giống như trăn Nam Mỹ.
Chúng ta đang nói đến loài Rắn chuột vua ( King Ratsnake).
Rắn chuột vua (danh pháp khoa học: Elaphe carinata) là một loài rắn lớn, không độc thuộc họ Colubridae và chi Elaphe. Loài này phân bố chủ yếu ở Đông Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Loài này có đầu hình vuông, mắt to và vảy có gờ dày. Da chúng có màu nâu ô liu đến vàng ô liu nhưng một số cá thể non có các đốm đen khắp cơ thể.
Họ hàng gần nhất của rắn chuột vua là các loài rắn thuộc chi Elaphe (rắn chuột). Theo các nhà khoa học, các thành viên của chi Elaphe được cho là có thị lực phát triển tốt hơn so với hầu hết các loài rắn khác. Chúng có khả năng phát hiện chuyển động ở mức độ lớn hơn nhiều so với các loài rắn khác.
Rắn chuột vua thường thích sống ở những vùng đất thấp, miền núi, trong khu vực rừng rậm, thung lũng đá, ruộng lúa.
Loài rắn này có bộ vảy nồi gờ cao khắp cơ thể.
Sở dĩ loài rắn không độc này có tên là rắn chuột vua vì cái tên này được đặt theo thói quen ăn thịt và săn mồi của chúng. Rắn chuột vua nổi tiếng trong tự nhiên là một sát thủ ăn chim, động vật gặm nhấm (như chuột) và các loài rắn khác. Thậm chí là những loài rắn cực độc như rắn hổ mang, rắn cạp nong cũng chỉ là bữa ăn ngon lành của chúng.
Không có nọc độc để k.ết l.iễu con mồi, vậy rắn chuột vua chế ngự con mồi và ăn thịt chúng bằng cách nào?
Kỹ thuật ăn mồi giống trăn Nam Mỹ
Rắn chuột vua là loài sống đơn độc. Chúng có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm. Loài này rất nhanh nhẹn và cũng rất hung dữ.
Sau khi bất ngờ tấn công con mồi, rắn vua chuột sẽ làm con mồi ngạt thở bằng cách siết chặt con mồi bằng cơ thể của mình, tương tự như kỹ thuật săn mồi của trăn Nam Mỹ và trăn gấm.
Video đang HOT
Rắn chuột vua sở hữu cơ thể dài đến 2,4 mét.
Mặc dù chúng không có khả năng sản xuất ra nọc độc, nhưng chúng có thể cắn và vết cắn khiến n.ạn n.hân đau đớn, gây c.hảy m.áu và sưng tấy.
Trong các buổi đi săn, nếu rắn chuột vua cảm thấy bị đe dọa hoặc sợ hãi, ngay lập tức cơ chế tự vệ độc đáo của chúng sẽ được kích hoạt. Chúng có thể dùng tuyến h.ậu m.ôn của mình để tiết ra chất lỏng có mùi rất hôi thối, nồng nặc để xua đuổi kẻ thù (có thể gây nôn nghiêm trọng ở người). Đó là lý do, loài rắn này còn được gọi là “rắn thối”.
Khả năng kháng độc mạnh mẽ
Rắn chuột vua không chỉ sở hữu cơ thể to lớn và còn có khả năng kháng được nọc độc cực mạnh của các loài rắn độc khác.
Một con rắn chuột vua trưởng thành có đặc điểm là thân dài, chắc khỏe được bao phủ bởi nhiều hàng vảy nổi gờ lên. Theo ghi nhận của các nhà khoa học, con rắn chuột vua có thể dài tới 2,4 mét.
Rắn chuột vua có thể sống thọ tự 15 đến 25 năm.
Nhờ một loại protein độc đáo trong m.áu mà rắn chuột có khả năng kháng được nọc độc của nhiều loài rắn độc, bao gồm cả những loài rắn có chất độc lưu thông trong m.áu (ở rắn lục xanh (Trimeresurus stejnegeri) và rắn lục mũi hếch (Deinagkistrodon acutus)); cũng như chất độc thần kinh (ở rắn cạp nia (Bungarus multicinctus) – một trong những loài rắn độc nhất thế giới.
Tuy nhiên, cơ chế kháng độc và cách chúng tiêu hóa được những chất độc này vẫn chưa được các nhà khoa học khám phá ra.
Sở hữu cơ thể to lớn cùng bản tính hung dữ và cơ chế kháng độc bẩm sinh, rắn chuột vua không ngán bất cứ loài rắn độc nào. Những loài rắn độc như rắn hổ mang hay cạp nong cũng không muốn đụng độ kẻ thù đáng gờm này. Cũng bởi thế, người Trung Quốc xưa thường gọi rắn chuột vua là ‘Vua rắn’.
Sách đỏ IUCN và các nguồn khác không cung cấp số lượng tổng thể của loài rắn chuột vua. Tuy nhiên, vào năm 2009, tổng số lượng loài này ước tính khoảng 9.700.000 cá thể. Hiện tại, rắn chuột vua được phân loại là loài ít quan tâm (LC) trong Sách đỏ IUCN, nhưng số lượng của loài này hiện đang giảm dần.
Những loài chim cảnh hót hay được ưa chuộng nhất tại Việt Nam
Tiếng chim hót là một trong những âm thanh đẹp nhất trong thiên nhiên. Ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, nhiều người nuôi chim cảnh vì say mê những âm thanh tuyệt diệu này.
Chim sơn ca (Alauda gulgula) có ngoại hình không mấy nổi bật, nhưng được trời phú cho tiếng hót vang, trong và cao, nhiều âm điệu. Trong tự nhiên, loài chim này có tập tính bay vút lên cao, sau đó vừa hạ cánh vừa cất tiếng hót.
Chim họa mi (Garrulax canorus) tên gọi họa mi nghĩa là "được vẽ lên mi mắt" để chỉ quầng lông sáng màu quanh mắt đặc trưng của loài. Chim Họa mi là loài chim có giọng hót rất hay, trong trẻo, tiếng hót của chim Họa mi có thể làm cho người nghe cảm giác dễ chịu và chúng chỉ hót khi cảm thấy an toàn và thoải mái.
Chim chích chòe (Copsychus saularis) có tiếng hót trầm, với chất giọng rung như dây đàn violin, có các giọng hồi và giọng đổ. Chúng thường cất tiếng hót khi không gian yên tĩnh như thời điểm giữa trưa hoặc đêm tối.
Chim hoàng yến (Serinus canaria) nổi tiếng với tiếng hót ngọt ngào, du dương. Khi được tập hợp với số lượng lớn, chúng sẽ tạo nên một bản hợp âm rất hấp dẫn. Loài chim này cũng là "bậc thầy" trong việc bắt chước các âm thanh trong môi trường sống.
Chim khướu (Pterorhinus chinensis) sở hữu một giọng hót vô cùng cuốn hút và rất thư giãn, chúng khiến cho những người yêu chim mê mẩn cả ngày và chỉ ngồi nghe chim hót họ sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái. Giọng hót của chúng được đ.ánh giá rất cao và hiện nay có ít loài chim có thể sánh ngang được. Chim khướu được cho ăn no sẽ hót nhiều và sung hơn bình thường.
Chim Chào mào (Pycnonotus jocosus) có tiếng hót nhẹ nhàng, êm ái và rất dễ nghe. Chúng hót nhiều nhất vào sáng sớm. Tiếng hót của loài chim phổ biến này là một trong những âm thanh đặc trưng của làng quê Việt. Chim Chào mào là loại chim cảnh phổ biến nhất trong làng chim cảnh hiện nay tại Việt Nam.
Chim vành Khuyên (Zosterops simplex) có tiếng hót nhẹ ngàng, trong trẻo, rất dễ "mê hoặc" người nghe. Chim Khuyên tuy không có tiếng hót hay được như Họa mi, Chào mào hay Sơn ca nhưng giọng hát của chúng mang nét hấp dẫn riêng, thánh thót, cao vút và trong veo; đặc biệt, chim khuyên có khả năng bắt chước giọng hót của một số loài chim khác như Chích chòe.
Chim vàng anh (Oriolus tenuirostris) hay còn được gọi là Hoàng anh là một loài chim rất được giới chơi chim cảnh thích thú, chúng có thể hót rất nhiều giọng khác nhau, với âm điệu khá thánh thót. Mọi nốt trầm bổng qua tiếng hót tuyệt vời của vàng anh mang lại nhiều cảm xúc cho người nghe.
Chìa vôi (Motacilla alba) loài chim cảnh này không quá rực rỡ nhưng lại sở hữu vẻ đẹp giản dị, chúng có tiếng hót trong trẻo, hay hót vào sáng sớm. Dù chim hót hay bẩm sinh, nhưng để lên được nốt cao, đạt độ trong hoàn mỹ thì cần trải qua huấn luyện. Các nhà nuôi chim cảnh thường thuần hóa và dạy chim chìa vôi hót từ nhỏ.
Chim Sáo (Acridotheres grandis) có giọng hót hay với những giai điệu ngẫu hứng đầy cuốn hút. Loài chim hoạt bát, thông minh này cũng nổi tiếng với khả năng nhại tiếng người rất giỏi. Tuy nhiên các loại chim Sáo ở Việt Nam thường khá hung dữ, bởi vậy để thuần được một con chim Sáo phải là người yêu chim, có đam mê và lòng kiên nhẫn.
Cu gáy là một loài chim thuộc họ bồ câu, loài này rất quen thuộc với nông dân Việt Nam. Khắp các vùng đồng bằng đều có thể dễ dàng bắt gặp chim cu gáy với cái đầu tròn và nhỏ, thân hình trái xoài. Đặc biệt tiếng hót với 4 màu giọng khác nhau nên rất được những nghê nhận nuôi chim yêu thích và lựa chọn.
Loài chim "độc nhất vô nhị" có thể bay 5 tiếng không cần vỗ cánh Có một loài chim có thể bay suốt 5 tiếng mà không cần vỗ cánh. Vậy loài chim nào có thể di trì trạng thái này lâu nhất? Danh hiệu thuộc về một sinh vật to lớn ở dãy Andes: thần ưng Andes. Chúng có thể nặng tới 15 kg và là loài bay cao nặng nhất thế giới. Nghe có vẻ như...