Loài rắn ‘bá chủ’ vùng sa mạc cũng phải ‘cúi đầu’ được trước loài chim này
Dù nằm trong top 10 những loài rắn độc nhất thế giới nhưng đối với loài chim Chẹo đất thì rắn đuôi chuông chỉ là con mồi yếu ớt.
Chim Chẹo đất được tìm thấy ở Mỹ và Mexico, thường sinh sống ở các sa mạc khô cằn hoặc miền núi, cây bụi
Chẹo đất trưởng thành dài từ 52-62 cm, sải cánh dài 43-61cm và cân nặng 221-538g
Chẹo đất lớn làm tổ trên một đám que thấp trong một cây xương rồng hoặc một bụi cây
Chúng thường đẻ từ 3-6 trứng, trứng nở trong vòng 20 ngày
Video đang HOT
Chẹo đất sở hữu mỏ dài, cứng và vô cùng sắc nhọn là “vũ khí” vô cùng lợi hại
Do đó, Chẹo đất thường dùng mỏ mổ thẳng vào đầu rắn rồi đập mạnh xuống đất để giết chết con mồi
Do khả năng bay hạn chế, Chẹo đất thường hay chạy bộ trên mặt đất và chạy với tốc độ rất nhanh lên đến hơn 30km/h
Ngoài ra, Chẹo đất có thể sống cả đời mà không cần một giọt nước nào
Khám phá loài chim đầy sắc màu với chiếc mỏ kỳ dị
Toucan (tu căng) là một loài chim đầy màu sắc với cái mỏ vô cùng ấn tượng. Chúng được phát hiện sinh sống nhiều ở châu Mỹ.
Tu căng vàng nghệ (Baillonius bailloni) dài 35-40 cm, phân bố ở Đông Nam Brazil. Loài chim này có bộ lông màu vàng xanh dễ nhận biết. Chúng có quan hệ họ hàng gần gũi với các loài chim aracari.
Aracari bụng xanh (Pteroglossus torquatus) dài 41 cm, sống trong các khu rừng ẩm từ Nam Mexico đến miền Bắc Nam Mỹ. Đây là loài phân bố xa nhất về phía Bắc trong các loài chim aracari.
Aracari tai xám (Pteroglossus castanotis) dài 37 cm, cư trú ở Tây Bắc Nam Mỹ. Aracari là tên gọi có nguồn gốc bản địa cho một nhóm chim tu căng sống bầy đàn, có đuôi dài.
Tu căng họng trắng (Ramphastos tucanus) dài 53-60 cm, phân bố ở miền Bắc của Nam Mỹ. Giống các loài chim tu căng khác sống cùng khu vực, chúng sinh sản trong các hốc cây, thường tận dụng tổ chim gõ kiến bỏ hoang làm nơi trú ngụ.
Tu căng mỏ xanh (Ramphastos dicolorus) dài 43 cm, phân bố ở miền Đông của Nam Mỹ. Trong chi Ramphastos, chúng là một trong những loài nhỏ nhất, và là loài duy nhất có lông phần bụng màu đỏ tươi lan rộng.
Tu căng mỏ ống (Ramphastos vitellinus) dài 48 cm, được ghi nhận ở hải đảo Caribbean và phía Bắc của Nam Mỹ. Loài chim này có nhiều nòi với màu lông ngực khác nhau.
Tu căng lớn (Ramphastos toco) dài 55-65 cm, phân bố ở miền Bắc của Nam Mỹ. Loài chim tu căng lớn nhất này ưa sinh cảnh rừng thưa, khác với các loài họ hàng sống trong những cánh rừng rậm rạp.
Tu căng ngọc lục bảo (Aulacorhynchus prasinus) dài 30-35 cm, phân bố từ Mexico đến Bolivia. Đây là loài có địa bàn cư trú rộng nhất trong một nhóm tu căng xanh nhỏ.
Tu căng nhỏ mỏ đốm (Selenidera maculirostris) dài 35 cm, cư trú ở Nam Brazil. Đây là một trong vài loài chim tu căng lưỡng sắc giới tính. Chim mái có các mảng lông màu nâu còn chim trống có màu xám.
Loài bồ câu siêu quý hiếm bỗng nhiên xuất hiện trở lại sau 140 năm mất tích Một sinh vật bí ẩn đã biến mất 140 năm nay xuất hiện trở lại. Đó là loài bồ câu đầu đen quý hiếm, 'một loài chim có kích thước lớn, sống trên mặt đất' với 'đuôi rộng và dẹt về hai bên,' chỉ sống trên hòn đảo ngoài khơi bờ biển phía đông của Papua New Guinea. Các chuyên gia nghiên cứu...