Loại quả có lượng vitamin C cao gấp 100 lần cam chanh giúp chị em đẹp da, giữ dáng lại phòng nhiều bệnh tật
Đó chính là quả sơ ri – loại quả nhỏ nhưng có võ với hàm lượng vitamin C ở hàng cực phẩm. Vậy, chính xác thì ăn sơ ri có tác dụng gì? Không phải ai cũng nắm rõ câu trả lời liên quan đến loại quả này.
Quả sơ ri là một trong những nguồn cung cấp vitamin C hay axit ascorbic tự nhiên và phong phú nhất, cùng với rất nhiều chất dinh dưỡng thực vật như flavonoid, carotenoid, axit amin, terpenoit và anthocyanin. Siêu thực phẩm này chứa lượng vitamin C gấp 50-100 lần so với cam hoặc chanh – những loại quả đứng vào hàng top giàu vitamin C nhất.
Quả sơ ri có khả năng chống oxy hóa cao nhờ sự hiện diện của vitamin C. Đây cũng là lý do tại sao loại quả này trở thành nhu cầu toàn cầu đối với cộng đồng khoa học và các công ty dược phẩm trong những năm qua. Riêng ở Ấn Độ, quả sơ ri chủ yếu được tìm thấy ở Tamil Nadu, Kerala, Chennai, Karnataka, Maharashtra và Andaman và quần đảo Nicobar do khí hậu nhiệt đới và ẩm ướt. Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về những lợi ích sức khỏe của quả sơ ri trong bài viết này nhé!
Quả sơ ri là một trong những nguồn cung cấp vitamin C hay axit ascorbic tự nhiên và phong phú nhất.
Ăn quả sơ ri – cơ thể được tiếp nhận nguồn dinh dưỡng dồi dào thế nào?
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong 100g quả sơ ri tươi chứa 91,41g nước, 32 kcal năng lượng. Chúng cũng chứa các chất dinh dưỡng như axit ascorbic, chất xơ, folate, kali và những chất khác như trên đã nói.
Ăn quả sơ ri có tác dụng gì?
Ăn quả sơ ri đem lại 11 lợi ích sức khỏe lẫn công dụng làm đẹp đáng kinh ngạc:
- Chống lão hóa.
- Giàu chất chống oxy hóa.
- Giảm lượng đường trong máu.
- Tăng cường sức khỏe gan.
- Kháng khuẩn.
- Phòng chống ung thư.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Ngăn ngừa tổn thương DNA.
- Thúc đẩy giảm cân.
- Tốt cho tiêu hóa.
- Cải thiện chức năng nhận thức.
Công dụng của quả sơ ri được cụ thể như sau:
1. Chống lão hóa
Video đang HOT
Các gốc tự do gây ra thiệt hại cho collagen của da, chịu trách nhiệm cho sức mạnh và độ đàn hồi của da. Điều này dẫn đến sự lão hóa của da. Chất chống oxy hóa trong quả sơ ri có thể giúp giảm stress oxy hóa và ngăn ngừa tổn thương cho da, do đó ngăn ngừa lão hóa sớm. Đây là lý do tại sao quả sơ ri được nhiều ngành công nghiệp mỹ phẩm sử dụng rộng rãi trong các loại kem chống lão hóa.
Quả sơ ri được nhiều ngành công nghiệp mỹ phẩm sử dụng rộng rãi trong các loại kem chống lão hóa.
2. Giàu chất chống oxy hóa
Như đã nói ở trên, quả sơ ri rất giàu chất dinh dưỡng chống oxy hóa như axit ascorbic, carotenoids và phenolics. Nó có thể giúp ngăn ngừa các bệnh khác nhau như bệnh tim mãn tính và các bệnh viêm do các gốc tự do gây hại cho tế bào.
3. Giảm lượng đường trong máu
Nước ép quả sơ ri được các chuyên gia khuyên dùng để ngăn ngừa tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Nước ép được chế biến từ quả sơ ri giúp giảm đáng kể mức đường huyết, cùng với việc giảm cholesterol và chất béo trung tính, một trong những biến chứng chính của bệnh tiểu đường. Nước ép cũng rất hữu ích cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.
4. Tăng cường sức khỏe gan
Chiết xuất bột quả sơ ri được sử dụng đáng kể để giảm viêm gan. Nghiên cứu đăng tải trên Health chỉ ra rằng tác dụng bảo vệ gan của quả sơ ri có liên quan đến các chất dinh dưỡng chống oxy hóa của nó như vitamin C giúp trung hòa các gốc tự do và bảo vệ gan khỏi bị hư hại.
5. Có đặc tính kháng khuẩn
Axit ascorbic và các hợp chất phenolic như flavonoid và axit phenolic trong quả sơ ri có hoạt tính kháng khuẩn. Quả sơ ri có thể giúp tiêu diệt hàng loạt vi sinh vật có hại và ngăn chặn sự phát triển của chúng. Sơ ri cũng được biết là có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn kháng nhiệt và kháng axit.
6. Có đặc tính ngăn ngừa ung thư
Nghiên cứu đăng tải trên trang Healthline cho thấy, chiết xuất quả sơ ri có thể giúp ức chế sự tăng sinh hoặc nhân lên nhanh chóng của các tế bào dẫn đến hình thành khối u (hình thành ung thư). Quả sơ ri ngăn chặn sự hình thành ung thư ở giai đoạn đầu và do đó, có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
7. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Như đã nói ở trên, quả sơ ri chứa nhiều vitamin C gấp 50-100 lần so với chanh hoặc cam. Vitamin C có khả năng ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do đối với các tế bào khác nhau. Khi các chức năng tế bào được duy trì tốt trong cơ thể, hệ thống phòng thủ miễn dịch sẽ mạnh hơn và do đó, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.
8. Ngăn ngừa tổn thương DNA
Tổn thương DNA không chỉ liên quan đến ung thư mà còn các tình trạng nghiêm trọng khác như hội chứng Li-Fraumeni. Các ion kim loại độc có thể gây tổn thương DNA do stress oxy hóa. Vitamin C trong nước ép quả sơ ri rất hữu ích trong việc trung hòa các ion phản ứng của kim loại. Điều này ngăn ngừa tổn thương DNA và cũng giúp sửa chữa chúng.
9. Thúc đẩy giảm cân
Axit ascorbic có tác dụng hữu ích đối với lượng mỡ thừa trong cơ thể. Nó có thể giúp ngăn ngừa béo phì và các biến chứng liên quan như bệnh tiểu đường và bệnh tim. Loại trái cây giàu chất chống oxy hóa này giúp đốt cháy chất béo và phân giải chất béo trung tính trong các mô mỡ, do đó thúc đẩy quá trình giảm cân.
Loại trái cây giàu chất chống oxy hóa này giúp đốt cháy chất béo và phân giải chất béo trung tính trong các mô mỡ, do đó thúc đẩy quá trình giảm cân.
10. Tốt cho tiêu hóa
Quả sơ ri giúp hỗ trợ các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và các vấn đề về ruột. Các đặc tính chống oxy hóa của siêu thực phẩm này giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, do đó, duy trì sức khỏe đường tiêu hóa tốt.
11. Cải thiện chức năng nhận thức
Sơ ri xanh chứa 4,51% pectin. Chất xơ độc đáo này trong quả sơ ri có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ u não và cải thiện các chức năng nhận thức, đặc biệt là ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Nó cũng giúp điều trị mệt mỏi và chấn thương não bởi xuất huyết do phình động mạch.
Những 'đại kỵ' khi ăn dứa, biết mà tránh khỏi 'rước họa vào thân'
Quả dứa có nhiều dưỡng chất, vitamin tốt cho cơ thể. Thế nhưng ăn dứa thế nào để bổ chứ không hại là điều mà không phải ai cũng biết.
Ảnh minh họa: Internet
Những thực phẩm không nên ăn cùng dứa
Sữa
Quả dứa chứa nhiều axit, cụ thể là axit ascorbic (vitamin C). Trong khi đó, sữa chứa hàm lượng protein dồi dào. Khi ăn riêng lẻ, đây là hai loại thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, kết hợp sữa với dứa, protein in sẽ phản ứng với axit ascorbic, gây kích ứng với dạ dày và ruột, tạo ra triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ như đau đầu, tiêu chảy. Trường hợp ăn nhiều có thể bị nặng hơn.
Trứng
Tương tự như sữa, trứng cũng chứa nhiều protein. Khi ăn trứng với dứa, protein trong trứng sẽ bị đặc lại, gây khó tiêu, nặng bụng.
Củ cải
Ăn dứa cùng với củ cải sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm. Bên cạnh đó, nó cũng thúc đẩy việc chuyển đổi flavonoid trong dứa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic, gây ra ức chế chức năng tuyến giáp và bướu cổ.
Hải sản
Hải sản không nên kết hợp với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như dứa. Nguyên nhân là do hải sản có chứa asen pentavenlent. Khi gặp vitamin C, chất này sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) gây ngộ độc. Với liều lượng lớn thạch tín có thể gây chết người.
Xoài
Xoài và dứa là những thực phẩm dễ gây dị dứng. Khi ăn chung hai loại quả này với nhau, nguy cơ dị ứng tăng lên gấp đôi, điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có cơ địa dị ứng.
Những người không nên ăn dứa
Người bị bệnh dạ dày
PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Người thừa cân béo phì
Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì ó điều đối với những người thừa cân béo phì.
Người đái tháo đường
người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Người huyết áp cao
Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
Phụ nữ mang thai
Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.
Người bị hen phế quản, viêm mũi họng
Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...
Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết...) cũng không nên ăn dứa.
Những lưu ý đặc biệt khi ăn dứa:
Không ăn dứa bị dập, nát
Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.
Không ăn dứa xanh
Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.
Không ăn dứa khi đói
Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.
Không ăn dứa, uống nước ép vào buổi sáng
Buổi sáng sau khi ngủ dậy do dạ dày của bạn đang trống rỗng nên bạn không nên ăn dứa hoặc uống nước ép dứa. Nếu bạn ăn dứa lúc này thành phần vitamin C trong dứa sẽ khiến cho bạn cồn cào ruột gan, dễ gây khó chịu, ngộ độc sức khỏe.
Đồng thời, việc bạn ăn dứa hoặc uông nước ép dứa vào lúc này cũng khiến cho gan thận của bạn hoạt động mệt mỏi hơn. Nếu thường xuyên mắc phải dễ gây sỏi thận, suy gan thận. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe bạn nên
Không ăn dứa vào buổi tối
Buổi tối bạn cũng là một khung giờ bạn không nên uống nước ép dứa. Nguyên nhân là nước ép dứa lợi tiểu, khiến bạn dễ tiểu đêm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn uống nước ép dứa vào buổi tối còn tăng gánh nặng cho gan thận dễ gây suy thận cho bạn.
Sử dụng mật ong thế nào để có lợi cho gan? Mật ong được sử dụng làm thực phẩm và thuốc trong suốt nhiều thế kỷ. Tuy nhiên mật ong lại chứa nhiều đường, điều này liệu có tốt cho sức khỏe của gan? Câu trả lời là có. Không chỉ vậy, mật ong còn là loại thực phẩm có khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ gan cực kỳ hiệu quả. Mặc dù...