Loại quả bé xíu nhưng tốt cho phổi, giảm ho, cực tốt nếu ăn vào mùa đông
Loại quả này có vị chua đặc trưng, vừa có thể làm thuốc vừa có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.
Loại quả nhỏ xíu này là quả me rừng. Quả me rừng tên khoa học là Phyllanthus emblica, thường được gọi là me rừng, me mận, chùm ruột núi hoặc là mắc kham.
Đây là loại quả nhỏ màu xanh vàng, vị chua chát, sau khi nhai kỹ sẽ cảm nhận được vị ngọt trong miệng.
Tác dụng của quả me rừng
Thành phần dinh dưỡng của quả me rừng
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, mỗi 100g quả me rừng chứa:
44g lượng calo
0,9g đạm
0,6g chất béo
10,2g carbohydrate
4,3g chất xơ
Video đang HOT
Cùng các loại vitamin A, B5, E, K và khoáng chất khác như: đồng, mangan.
Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Các bộ phận: rễ, quả, vỏ cây và lá cây me rừng được thu hoạch làm dược liệu quanh năm. Riêng quả chỉ hái vào mùa thu – đông. Dược liệu me rừng có thể dùng tươi hoặc phơi khô và bảo quản cẩn thận để dùng dần.
Quả me rừng rất tốt cho sức khỏe.
Tác dụng của quả me rừng với sức khỏe
Theo y học cổ truyền
Bài viết của BS Trần Mạnh Tình trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, theo Đông y quả me rừng vị chua, ngọt, đắng, tính mát, tác dụng thu liễm giáng áp.
Theo bác sĩ Tình, me rừng thường dùng chữa cảm mạo phát sốt, ho, đau cổ họng, miệng khô khát. Mỗi ngày dùng 10-30 quả sắc uống. Hoặc quả me rừng ướp muối, rồi phơi khô làm ô mai ngậm chữa ho, viêm họng, nôn mửa.
Trị tiểu đường: Quả me rừng 15 – 20g, ướp với muối ăn hoặc nấu nước uống hằng ngày.
Trị nước ăn chân: Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.
Chữa phù thũng: Quả me rừng 10 – 30g. Bạn có thể cho râu ngô, mã đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Theo sách “Những cây thuốc vị thuốc Việt Nam” của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, quả me rừng được dùng làm thuốc chữa một số bệnh dưới dạng sắc nước uống hoặc dưới dạng ô mai. Trong một số tài liệu mới đây thì có nói đến quả me rừng ngâm đường hoặc mật ong làm sirô để giải khát, thanh nhiệt.
Theo y học hiện đại
Y học hiện đại cho rằng cây me rừng là dược lý mang lại những công dụng như:
Giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi: Các bộ phận của cây me rừng chứa nhiều khoáng chất và vitamin nên cải thiện khả năng hấp thu canxi cho cơ thể.
Cải thiện khả năng tiêu hóa: Quả me rừng giàu chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, hạn chế kiết lỵ, tiêu chảy và táo bón. Ngoài ra đây còn là vị thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng.
Tốt cho tim mạch: Me rừng chứa thành phần giúp hạn chế sự tích tụ cholesterol bên trong thành mạch nên giảm nguy cơ bị huyết áp cao, xơ vữa động mạch và đột quỵ.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:Trong cây me rừng có hợp chất crom tham gia vào quá trình chuyển hóa glucid và lipid, tăng liên kết giữa insulin với các cơ quan thụ cảm nên điều tiết nồng độ insulin trong máu đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết.
Trên đây là những tác dụng của quả me rừng với sức khỏe. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.
Trẻ béo phì đối mặt với khủng hoảng tâm lý
Béo phì ở trẻ em là một trong những thách thức sức khỏe cộng đồng. Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ 5 - 19 tuổi tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020 với những ảnh hưởng đến bệnh lý và tâm lý của trẻ.
Thăm khám cho trẻ béo phì. Ảnh: BV Hữu nghị Việt Đức.
Đáng quan tâm khi ngoài những hệ quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài mà béo phì có thể gây ra cho sức khỏe, trẻ béo phì cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề về mặt tâm lý.
BS Hoàng Thị Hằng - Khoa khám Tư vấn dinh dưỡng trẻ em (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết, trẻ bị béo phì có thể bị ảnh hưởng tâm lý, cảm xúc như buồn chán, tự ti... do sự kỳ thị, trêu chọc hay bắt nạt về ngoại hình của các bạn, thậm chí của cả người thân trong gia đình, không hài lòng về cơ thể dần dần trẻ ít chơi với các bạn và sống khép kín hơn.
Trẻ béo phì gặp phải một số vấn đề tâm lý xã hội ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, cảm giác hạnh phúc giảm, hoạt động xã hội kém và thành công trong học tập thấp. Các vấn đề tâm lý xã hội và cảm xúc của trẻ béo phì đồng thời là nguyên nhân hoặc yếu tố duy trì của bệnh béo phì và do đó ảnh hưởng đáng kể đến kết quả điều trị.
Theo BS Hằng, trẻ em thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng phải chịu gánh nặng về rối loạn tâm thần và tâm lý ở thời thơ ấu, thanh thiếu niên và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ kéo dài đến tuổi trưởng thành làm cho trẻ trở nên khó hòa nhập cộng đồng, với các vấn đề tâm lý và tâm thần như trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống, căng thẳng, lo lắng về hình dáng cơ thể, lòng tự trọng thấp, thậm chí có ý định tự vẫn.
BS Hằng khuyến cáo, việc dự phòng béo phì ở trẻ em cần được thực hiện ngay từ thời kỳ mang thai. Trẻ có cân nặng sơ sinh trên 3.500 gram hoặc dưới 2.500 gram có nguy cơ thừa cân, béo phì cao hơn so với những trẻ có cân nặng sơ sinh bình thường.
Thực hiện tốt nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp giảm nguy cơ thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ và bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành. Cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, cân đối các thành phần dinh dưỡng.
Cần tập cho trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh từ nhỏ. Không nên cho trẻ ăn nhiều các thức ăn giàu đường ngọt và chất béo như bánh kẹo ngọt, nước ngọt, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, xúc xích, thức ăn nhanh... Tạo thói quen hoạt động thể lực và tập thể dục cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ với các bộ môn thể thao phù hợp theo lứa tuổi. Hạn chế các hoạt động tĩnh như xem ti vi, chơi điện tử...
Khuyến khích trẻ tham gia các công việc nhà hàng ngày như dọn nhà, nấu ăn. Theo dõi cân nặng và chiều cao thường xuyên cho trẻ để phát hiện thừa cân béo phì sớm và có hướng can thiệp phù hợp giáo dục cho trẻ hiểu về dinh dưỡng, cách lựa chọn các món ăn tốt cho sức khỏe có vai trò quan trọng trong dự phòng thừa cân béo phì ở trẻ em.
Đặc biệt, để giúp trẻ béo phì có thể vượt qua các vấn đề tâm lý, gia đình, bạn bè cần hỗ trợ, động viên, đồng hành để trẻ có thói quen, lối sống lành mạnh trong kiểm soát chế độ ăn, tạo thói quen tập thể dục hàng ngày, khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao và hoạt động ngoài trời. Bên cạnh đó trẻ cần có chế độ sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya vì sẽ làm cho trẻ có nhu cầu ăn đêm nhiều hơn, là nguyên nhân dẫn đến tăng cân nhiều hơn và ngủ ít cũng khiến trẻ mệt mỏi và dễ căng thẳng hơn.
Uống trà đá có tốt cho sức khỏe? Uống trà đá có tốt cho sức khỏe hay không là thắc mắc của không ít người. Báo Thanh Niên dẫn chia sẻ của tiến sĩ Chris Norris tại Sleep Standards trên trang tin sức khỏe The List thông tin, trà đá và trà nóng gần như giống nhau về các đặc tính tốt cho sức khỏe. Uống trà đá có tốt cho...