Loài ốc là đặc sản miền Tây nhưng không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức
Do chỉ có trong tự nhiên, việc đánh bắt phải tùy thời điểm nên loài vật này ngày càng khan hiếm ở miền Tây.Tuy không nổi tiếng như nhiều đặc sản miền Tây như cá linh bông điên điển, tôm càng xanh…
nhưng những con ốc đắng lại là một món ăn vặt, ăn chơi của nhiều người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đồng thời, nó cũng là nguyên liệu chế biến thành nhiều món ngon trong bữa cơm thường ngày.
Nhiều người còn cho rằng, đã là người miền Tây thì không ai không biết tới ốc đắng. Cũng bởi nó đã gắn liền với đời sống người dân vùng sông nước từ rất lâu. Thế nhưng, những năm gần đây ốc đắng trở nên khan hiếm, con nhỏ, thịt không còn béo, ngon như lúc trước nữa. Thế nhưng cũng có một thời gian, trên khắp các con kênh lại xuất hiện ốc đắng, giúp người dân có thêm thu nhập.
Tầm tháng 5, khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống dòng sông ngập ngụa phù sa, cũng là lúc ốc đắng sắp vào mùa đẻ trứng. Mùa này, ốc mập ú, thậm chí những trứng non mới tượng hình trong ruột khiến thịt ốc ăn rất ngọt, giòn, bùi. Nhưng đến cuối mùa, ốc ốm, ruột đầy con non, nhai rạo rạo kém ngon…
Ốc đắng có mình tròn, to cỡ đầu ngón trỏ (cũng có khi lớn hơn), màu nâu thẫm, đuôi nhọn, trôn ốc xoắn nhặt (tương tự như ốc gạo). Tuy không to, nhiều thịt như ốc bươu, ốc lác, nhưng khi nhắc đến ẩm thực miệt đồng quê thì người ta lại nghĩ ngay về loài ốc đắng.
Ốc đắng thường trú ở những bụi rậm nằm ven các con kênh. Vì vậy, khi con nước vừa xuống, người dân miền Tây thường bơi xuồng dọc theo các con kênh, dỡ từng bụi cây. Ốc đắng bám dày đặc các bụi cây, người ta chỉ cần giũ mạnh cho ốc rơi xuống xuồng rồi đi tiếp đến những bụi cây khác. Bắt ốc theo cách này nhanh, đơn giản mà vẫn có thể bắt được nhiều ốc.
Để bắt ốc nhanh và tiện hơn, người miền Tây thường dùng bao đựng lúa hay bao thức ăn chăn nuôi, tàu lá chuối, tàu dừa đặt xuống các mé kênh, sau đó dùng sợi dây buộc vào gốc cây để cố định vị trí. Qua một đêm, ốc sẽ bám vào đó, người dân chỉ cần dỡ lên bắt thôi.
Ốc đắng khi bắt lên được ngâm trong nước lạnh cùng vài trái ớt sừng đập giập cho ốc nhả hết bùn, chất bẩn ra nhanh. Ngoài món ốc đắng luộc với sả hoặc lá ổi, lá chanh dùng với nước mắm chanh sả ớt (hay cơm mẻ sả ớt), thịt ốc đắng có thể chế biến ra nhiều món ngon khác như gỏi ốc đắng trộn bắp chuối, chả ốc đắng, ốc đắng chiên trứng, ốc đắng kho sả ớt, ốc đắng kho dừa.
Thưởng thức ốc đắng khá đơn giản. Cách làm thường thấy và giữ nguyên được vị ốc nhất chính là luộc lên chấm với một đĩa nước mắm sả ớt hoặc nước mắm cơm mẻ. Thịt ốc đắng có mùi vị ngọt lành. Ăn ốc đắng mà bỏ phần cuối thì mất ngon, không còn gọi là ốc đắng nữa, bởi sau vị đắng là vị béo, bùi, dẻo như bột. Nhể một con ốc đắng mập, chấm vào chén cơm mẻ rồi đưa lên miệng nhai và cảm nhận… Ốc đắng giòn sần sật ở phần đầu, béo ở phần đuôi, quyện cùng vị chua của cơm mẻ, cộng thêm vị the the của gai lể ốc, cay nồng của rau răm, làm món ăn ngon khó tả.
Bên cạnh đó, trong quá trình luộc, người miền Tây thường sử dụng nước ốc đắng để nấu canh rau tập tàng cải thiện những bữa cơm nghèo khó.
Đối với các bà nội trợ Miền Tây, có lẽ món ngon nhất từ con ốc đắng là gỏi cuốn ốc đắng lá cách. Món này cần đến nhiều sự khéo tay và phải kỳ công trong khâu chế biến. Đầu tiên là phải luộc rồi nhể thịt ốc ra, sau đó trộn với cơm dừa khô xắt nhuyễn, dùng lá cách gói hỗn hợp ấy rồi chấm với nước mắm sả để ăn. Khi kết hợp các nguyên liệu lại, món gỏi cuốn bằng lá cách này có mùi vị khác hẳn đi, thơm ngon đến lạ.
Ốc đắng có giá dao động từ 50.000 đồng – 130.000 đồng/kg tùy từng thời điểm. Vì ốc được đánh bắt tự nhiên nên không phải lúc nào bạn cũng có cơ hội nếm thử món ăn này.
7 đặc sản "danh bất hư truyền" bạn nên mua về để làm quà khi đến miền Tây
Đi du lịch miền Tây về, nhất định bạn phải tìm những món đặc sản hấp dẫn có tiếng này và đem về làm quà cho mọi người.
1. Khô cá lóc đồng Cà Mau
Khô cá lóc là một trong những loại cá cho nhiều thịt và có vị thịt thơm ngon tự nhiên. Khô cá lóc từ món ăn dân dã nay đã trở thành đặc sản miền Tây được nhiều người trên khắp mọi miền đất nước ưa chuộng và nổi tiếng đến độ được làm quà tặng gửi đi xa - tới những người quý mến như một chút hồn miền Tây.
- Khô cá lóc dễ vận chuyển lại thơm ngon nên phù hợp để làm quà biếu tặng. Khô cá lóc được cho là dễ ăn và thơm ngon nhất trong các loại khô cá ở miền Tây
Khô cá lóc có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu để cho ra nhiều món ngon khác nhau. Trong đó phải kể đến món khô cá lóc gỏi xoài, gỏi khô cá lóc sầu đâu, gỏi khô cá lóc trộn bưởi, gỏi bông súng khô cá lóc, khô cá lóc kho dứa, khô cá lóc chiên giòn...
Ngoài ra khô cá lóc còn chế biến được nhiều món ăn khác cực kỳ ngon và hấp dẫn như: Khô cá lóc kho thơm, khô cá lóc chua ngọt, khô cá lóc nấu canh chua, khô cá lóc sốt me, khô cá lóc rang cháy tỏi, khô cá lóc cơm cháy mở hành,....
Giá bán: 350k/kg.
Video đang HOT
Tips chọn mua khô cá lóc:
- Khô cá lóc được làm thủ công rất nhiều. Tuy nhiên nếu là du khách từ nơi khác đến, bạn nên tìm và chọn mua sản phẩm khô của những cơ sở có đăng ký chứng nhận rõ ràng. Nếu sản phẩm của cơ sở có đạt được những danh hiệu từ các chương trình của Nhà nước (như Sản phẩm Công nghiệp Nông thôn tiêu biểu; Sản phẩm OCOP...) sẽ đáng tin cậy hơn.
- Khô phải còn mới, trên thân con khô cá lóc không bị nhớt hay có những đốm trắng hoặc xanh;
- Khô cá lóc cầm chắc chắn không bị yểu do phơi chưa đủ nắng, ảnh hưởng đến thời gian bảo quản;
- Gia vị còn mùi chứng tỏ khô còn mới;
- Đóng gói chắc chắn, vệ sinh.
2. Nem chua Lai Vung
Đây là 1 món ăn cực kì nổi tiếng ở khu vực Đồng Tháp. Nem chua Lai Vung với hương vị chua của thịt sống được ủ lên men cùng hương vị cay cay kèm 1 chút mặn, ngọt hòa quyện lại làm tăng thêm sự hấp dẫn khó chối từ.
Khác với các loại nem chua Thanh Hóa, nem chua Lai Vung được gói bó to, dai dai mềm mềm chấm cùng tương ớt vị đúng là ngon hết sẩy!
Nem Lai Vung là đặc sản mà ai cũng nên thử một lần trong đời.
Gợi ý địa chỉ mua: Nem chua Lai Vung là món đặc sản của Đồng Tháp nên chắc chắn các bạn có thể dễ dàng tìm mua chúng tại các địa chỉ ở những khu chợ nhỏ hay chợ buôn lớn tại Đồng Tháp. Trong đó bạn có thể tới làng nghề nem Lai Vung, ấp Tân Khánh, xã Tân Thành, Huyện Lai Vung, Đồng Tháp.
Mức giá: từ 30.000 đến 50.000 đồng cho 10 chiếc nem.
Tips nhỏ khi chọn mua nem chua Lai Vung: Nên mua loại thịt sống để lâu tức chưa chín hẳn để dễ bảo quản trong thời gian còn lưu lại miền Tây nhé!
3. Bánh tét lá cẩm
Món ăn này từ lâu đã nổi tiếng là một trong những đặc sản độc đáo của miền Tây nói chung, của thành phố Cần Thơ nói riêng.
Bánh tét lá cẩm có màu tím rất đặc trưng từ lá cẩm, ngoài ra còn có thêm một số thành phần khác hết sức thơm ngon như: mỡ heo, lòng đỏ hột vịt, thịt heo. Khi ăn nên cắt thành từng khoanh bày ra trên dĩa trông rất đẹp mắt khi với đủ loại màu sắc từ xanh, đỏ, tím, vàng, nâu.
Mức giá: khoảng 85.000 đồng/1 đòn bánh tét lá cẩm.
Gợi ý địa chỉ mua:
- Bánh tét bà Huỳnh Thị Trọng: 56 Thái Thị Nhàn, An Thới, Bình Thủy, Cần Thơ
- Bánh tét Tư Đẹp: 102 Hai Bà Trưng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ
- Bánh tét Chín Cẩm: 14 Phan Đình Phùng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ
- Bánh tét Năm Hòa: 150 Hai Bà Trưng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ
- Bánh tét lá cẩm Ba Châu: 158 Rạch Ông Kinh, Long Tuyền, Bình Thủy, Cần Thơ
Tips giữ cho bánh tét lá cẩm ngon tới tay người tặng:
Bánh tét lá cẩm thông thường sẽ bảo quản được trong 3 - 4 ngày. Và để có thể bảo quản bánh tốt tại nhà, giữ nguyên hương vị bánh thì bạn cần chú ý như sau:
- Ăn bao nhiêu thì chỉ cắt đủ bấy nhiêu;
- Dao dùng để cắt bánh phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi cắt bánh;
- Bảo quản bánh ở ngăn mát tủ lạnh. Nếu bảo quản bánh ở ngăn đông thì cần phải giã đông hay hấp cách thủy trước khi sử dụng.
4. Khô cá tra phồng
Muốn tìm mua loại khô này bạn buộc phải đến với tỉnh An Giang, nơi có vùng biên giới với Campuchia và là điểm đến đầu tiên của dòng chảy sông Mê Kông đổ về Việt Nam.
Khô cá tra phồng đặc biệt là do nguyên liệu chính làm nên nó là loài cá da trơn, cá tra cỡ lớn có nguồn gốc từ Biển Hồ, Campuchia. Loài cá này có chất thịt vô cùng thơm ngon, béo ngậy do có một lớp mỡ dày hơn các loài có khác.
Mức giá: 240.000 đến 300.000 đồng/1kg.
Gợi ý địa chỉ mua:
- Các khu chợ trên địa bàn thành phố Long Xuyên, An Giang.
- Chợ Châu Đốc thuộc thành phố Châu Đốc, An Giang
- Chợ Tịnh Biên cách thành phố Châu Đốc hơn 20km.
Khô cá tra phồng ăn ngon nhất là dùng để chiên, vì khi chiên lớp da khô sẽ phồng lên, giòn rộp, và mùi thơm từ mỡ chảy ra sẽ làm bạn ngây ngất liền
5. Bánh pía Sóc Trăng
Bánh pía hiện nay được bày bán ở nhiều nơi, nhưng bánh Pía mua tại Sóc Trăng luôn có hương vị thơm ngon đặc biệt mà du khách nào cũng muốn mua về làm quà.
Banh pía bề ngoài có lớp da mỏng làm từ bột mì, còn bên trong là hỗn hợp đường cát, đậu xanh, mỡ heo, sầu riêng, lòng đỏ trứng vịt, mứt... tùy thuộc vào mỗi nơi sản xuất mà trên bề mặt của bánh pía được đóng dấu mộc khác nhau nhằm tạo nên thương hiệu riêng.
Bánh Pía vỏ ngoài có màu vàng cam, bên trong là màu của lòng đỏ trứng muối, dậy vị thơm sầu riêng, bùi khoai môn hay thơm ngọt vị đậu xanh
Mức giá: 70.000 đồng/túi.
Gợi ý địa chỉ mua: Đại Lý Bánh Pía Tân Huê Viên, 92 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 1, TP. Sóc Trăng, Sóc Trăng
6. Các loại mắm đặc sản Châu Đốc
Một trong số những loại đặc sản của miền Tây mà bạn có thể mang về làm quà chính là các món mắm. Là vựa cá đồng của cả nước nên không có gì lạ khi miền Tây là nơi có rất nhiều món ăn được chế biến từ cá đồng, cá nước ngọt. Mắm có rất nhiều loại như mắm cá linh, mắm cá sặc, mắm cá lóc, mắm thái, mắm cá trèn...
Mắm ở "vương quốc của các loại mắm" được chế biến công phu không hề hôi tanh mà ngược lại còn rất thơm ngon. Mắm có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn khác nhau nhưng đặc trưng nhất phải kể đến món mắm chưng, mắm sống, lẩu mắm, bún mắm, mắm chiên, mắm hấp hành...
Mắm là đặc sản Châu Đốc hấp dẫn nhất đối với du khách.
Mức giá: Tùy thuộc vào từng loại mắm và loại cá để chế biến mắm mà có mức giá khác nhau như mắm thái 190k/ký, mắm cá linh thì 120k/1kg, mắm cá chèn 90k/1 hủ 200g...
Gợi ý địa chỉ mua: Chợ Châu Đốc, đường Bạch Đằng, Chi Lăng, Châu Phú A, Châu Đốc, An Giang.
7. Khô trâu Thạnh Trị
Nhắc đến khô trâu, thường mọi người hay nghĩ ngay tới các tỉnh miền núi phía Bắc như: Sơn La, Hà Giang,... Tuy nhiên, khô trâu Thạnh Trị cũng chính là một món quà mà du khách tới nơi đây du lịch có thể mua về tặng cho những người thân yêu.
Khô trâu Thạnh Trị được người dân làm theo kiểu cổ truyền mang đến hương vị đặc trưng mà những vùng khác không có được. Trải qua quá trình chế biến, tẩm ướp gia vị và phơi nắng, khô thành phẩm sẽ là những miếng khô thật mỏng, thơm lừng vị xả và mùi thịt trâu.
Để thưởng thức khô trâu có rất nhiều cách nhưng ngon nhất vẫn là nướng trên bếp than, xé nhỏ chấm với nước mắm me.
Mức giá: khoảng 300k/0,5kg.
Khác với thịt trâu sấy (trâu gác bếp) của đồng bào Tây Bắc, khô trâu miền Tây giống khô bò là sử dụng phương pháp sấy than hoặc phơi nắng tự nhiên để từng miếng khô trâu săn chắc lại
Tip chọn trâu khô để không mua phải hàng kém chất lượng:
- Không chọn bò khô, trâu khô không có nhãn mác một cách chính thống.
- Không chọn bò khô, trâu khô với màu màu đỏ, vàng... vì đây là loại thịt đã nhuộm phẩm màu.
- Khi nếm, thịt bò khô, thịt trâu khô rất dai và dẻo. Khi dùng tay xé phải dùng lực khá mạnh.
- Dùng tay miết sợi hoặc miếng thịt, nếu thấy có màu đỏ ra tay, chắc chắn đó là thịt trâu giả.
- Thịt bò khô, thịt trâu khô thật có mùi nồng rất đặc trưng của thịt bò, thịt trâu.
- Khi nhai, thịt bò khô, trâu khô sẽ có vị cay, ngọt, mặn rất vừa phải.
- Thịt bò khô, thịt trâu khô thật không thể có giá siêu rẻ vì 1kg bò tươi, trâu tươi mới làm được 3 lạng thịt khô.
-Thịt bò khô, thịt trâu khô chuẩn không dùng chất bảo quản chỉ để được 15 - 20 ngày và phải bảo quản trong tủ lạnh.
Lẩu cá bông lau - đặc sản miền Tây Sài Gòn có "đủ mặt anh hào" lẩu: lẩu rắn, lẩu thập cẩm, lẩu Thái, lẩu hải sản, lẩu đuôi bò,... và vô số các loại lẩu chế biến từ cá. Một trong những món lẩu được dân sành ăn ưa thích là lẩu cá bông lau ngọt thanh. Lẩu cá bông lau là "sản phẩm" của miền Tây Nam bộ, quê hương...