Loài nhện khổng lồ săn mồi khét tiếng chuyên ăn thịt chim
Nhện ăn chim Goliath là loài nhện có kích thước lớn bậc nhất thế giới. Với vẻ ngoài to đến mức đáng sợ, loài nhện này có thể ăn chuột và chim, chúng sở hữu nọc độc khiến con mồi tê liệt chỉ trong giây lát.
Nhện ăn chim Goliath (tên khoa học Theraphosa blondi) là loài nhện khổng lồ, có kích thước lớn thuộc bậc nhất thế giới. Một con nhện cỡ lớn có thể nặng gần 200 gram và sở hữu sải chân lên tới 28 – 30cm, đủ để che phủ cả khuôn mặt người.
Loài nhện này sinh sống chủ yếu ở vùng Amazon, Brazil, Suriname và Venezuela… Tên gọi “nhện ăn chim” được một nhà thám hiểm đặt, khi ông vô tình phát hiện loài nhện này đang ăn một con chim ruồi.
Nhưng dù có tên gọi “nhện ăn chim”, thức ăn chủ yếu của chúng chỉ là côn trùng, ếch nhái và một số loài gặm nhấm như sóc, chuột…
Video đang HOT
Kích cỡ của loài nhện này gần như ngang ngửa với nhện khổng lồ Tarantula, nhưng khác nhau ở chỗ nhện Goliath sở hữu nọc độc, là mối đe dọa nguy hiểm của một số loài. Chúng sở hữu những chiếc răng nanh dài lên tới 2,5cm, chứa đầy nọc độc cực mạnh đủ gây chết con mồi trong vòng vài giây.
Cách chúng tiêu hóa thức ăn thực sự kinh dị. Nhện Goliath không thể ăn trực tiếp con mồi, nên chúng dùng răng để tiêm trực tiếp chất độc vào cơ thể mồi nhằm làm lỏng thịt và cơ quan nội tạng của chúng, rồi từ từ hấp thụ.
Theo khoa học, tuổi thọ của loài nhện cái Goliath có thể kéo dài đến tận 25 năm, trong khi nhện đực có tuổi thọ trung bình từ 3-6 năm.
Đặc biệt, chúng được chế biến thành các món đặc sản “có một không hai” của một số bộ lạc khu vực Amazon như nướng, chiên… Thậm chí, dù có vẻ ngoài khá “hầm hố” và nguy hiểm, nhưng loài nhện ăn chim Goliath lại chính là thú cưng được nuôi khá nhiều. Loài nhện Goliath này đã trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học.
Ong bắp cày hạ gục đối thủ lớn gấp 3 lần mình trong chưa đầy 1 phút: Vũ khí bí mật là gì?
Khả năng chiến đấu của ong bắp cày khiến nhiều người bất ngờ.
Theo Sun, tài khoản NegativeCreep12 chia sẻ trên mạng xã hội Reddit ngày 16/7/2018 một video ngắn chưa tới một phút, quay cảnh tử chiến giữa một con ong bắp cày và một con chuột diễn ra trên đường phố ở Gulfport, Mississippi, Mỹ.
Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất được ghi lại trong clip là cuộc chiến đấu không cân sức giữa ong bắp cày sát thủ và con chuột, mặc dù con chuột có kích thước lớn gấp ba lần. Sử dụng nọc độc của mình, ong bắp cày đã chích liên tục vào lưng con chuột cho đến khi nạn nhân không thể chịu đựng nổi và phải bỏ mạng. Đây cũng là "vũ khí bí mật" của chúng khi tấn công con mồi.
Kích thước và khả năng chiến đấu đáng kinh ngạc của loài ong bắp cày sát thủ châu Á khiến người xem không khỏi bàng hoàng. Loài ong này, dù chỉ mới xuất hiện tại Mỹ, đã gây ra không ít lo ngại cho cả cộng đồng khoa học lẫn người dân địa phương.
Ong bắp cày khổng lồ châu Á (danh pháp hai phần: Vespa mandarinia) hay còn gọi là ong bắp cày sát thủ có nguồn gốc từ Đông Á và là loài ong to lớn nhất trong số các loài ong hiện nay. Với sải cánh lên tới 8 cm, chúng gấp đôi kích thước của loài ong mật thông thường. Đặc biệt, loài ong này được biết đến với bản tính hung dữ và khả năng tấn công loài vật khác, khiến chúng trở thành đối thủ đáng gờm trong thế giới tự nhiên.
Chúng không chỉ sống ở châu Á mà còn xâm chiếm vùng Bắc Mỹ và làm người dân ám ảnh vì chúng thích ăn ong mật. Đôi khi chúng còn đi ăn cả loài ong bắp cày khác.
Ong bắp cày sát thủ có nguồn gốc từ Đông Á và là loài ong to lớn nhất trong số các loài ong hiện nay. (Ảnh: Pixabay)
Giữa tháng 9 đến tháng 10, chúng bắt đầu giao phối, trong thời gian này màu sắc của chúng trở nên đậm hơn. Con đực sẽ truyền tinh trùng vào người ong Chúa nhưng mãi đến tháng 5 năm tiếp theo chúng mới đẻ trứng khi có thể.
Sự nguy hiểm của loài ong bắp cày không chỉ dừng lại ở việc săn mồi, mà còn đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của con người. Cú chích của chúng gây đau đớn và có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt với những người có tiền sử dị ứng. Thống kê cho thấy, hàng năm có khoảng 50 vụ tử vong do ong bắp cày sát thủ gây ra.
Ong bắp cày sát thủ được biết đến với bản tính hung dữ và khả năng tấn công loài vật khác, khiến chúng trở thành đối thủ đáng gờm trong thế giới tự nhiên. (Ảnh: Pixabay)
Không chỉ vậy, sự xuất hiện của chúng cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp và chăn nuôi ong. Khả năng tiêu diệt cả tổ ong mật chỉ trong vài giờ là một mối đe dọa thực sự đối với ngành ong mật và an ninh lương thực. Các nhà khoa học đang cố gắng theo dõi sát sao và triển khai các biện pháp ngăn chặn để hạn chế tác động tiêu cực của loài ong này.
Bộ Nông nghiệp bang Washington kêu gọi người dân tích cực báo cáo mọi sự xuất hiện của loài ong này để có thể nhanh chóng xử lý và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
Các nhà khoa học Australia phát hiện thêm hai loài chuột bản địa tí hon Chuột bản địa nhỏ nhất của Australia là loài gặm nhấm thuộc họ Muridae, dài từ 5-7cm và nặng khoảng 6 gram, trước đây được cho là một loài duy nhất sống rải rác khắp Australia. Chuột bản địa nhỏ nhất của Australia dài từ 5-7cm và nặng khoảng 6 gram. (Nguồn: theconversation) Trong một nghiên cứu công bố ngày 23/2, một nhóm...