Loài người sơ khai cũng ăn chay và đu mình giữa các cành cây
Hàng triệu năm trước, người sơ khai có bộ óc nhỏ, quăng mình từ cây này sang cây khác như những con khỉ và chỉ ăn thức ăn từ thực vật.
Cách đây 3,6 triệu năm, người sơ khai “Chân Nhỏ” (bên trái là mô hình; bên phải là xương sọ) đu người từ cây này sang cây khác.
Các nhà khoa học ở Nam Phi đã phát hiện ra điều này sau khi chụp CT một bộ xương hóa thạch cổ có tên “Chân Nhỏ”.
Tập hợp các mảnh xương này là của giống người vượn Phương Nam sống cách đây khoảng 3,67 triệu năm. Đây là bộ xương đầy đủ nhất trong số các bộ xương thu thập được cho đến nay.
Các chuyên gia đã so sánh mẫu hóa thạch nổi tiếng này với các mẫu hóa thạch khác ở châu Phi, và với xương người hiện đại và tinh tinh ngày nay.
Kết quả cho thấy tổ tiên của chúng ta có chuyển động phần đầu khác với người hiện đại.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã chụp CT một bộ xương gần như đầy đủ của người vượn Phương Nam, tổ tiên của chúng ta.
Người ta cho rằng Chân Nhỏ vốn là một phụ nữ 20 tuổi, bị chết do ngã.
Hình dáng đốt sống đội xác định các chuyển động của phần đầu còn kích thước của các động mạch đi qua đốt sống này lên xương sọ cho biết lưu lượng máu cung cấp cho bộ não.
Các kích thước tổng quát và hình dạng của đốt sống đội của Chân Nhỏ tương đồng với đốt sống đội của tinh tinh.
Từ hóa thạch này, nhóm nghiên cứu xác định rằng dây chằng và khớp nối phần đầu với cổ cho thấy người cổ đại thường đu mình từ cây này sang cây khác.
Hóa thạch của Chân Nhỏ được bảo tồn rất tốt, nhờ đó đây cũng là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu xác định được lưu lượng máu lên não. Họ nhận định lưu lượng máu của Chân Nhỏ ít hơn 3 lần so với người hiện đại ngày nay, và cũng gần bằng lưu lượng máu của tinh tinh.
Từ lâu chúng ta đã biết các loài vượn giống người cổ đại, như là vượn cáo Rudapithecus (trong ảnh), hàng triệu năm trước vẫn có lối di chuyển đu người từ cây này sang cây khác.
Xương sọ của Chân Nhỏ cho thấy bộ não nhỏ hơn 3 lần so với não của người hiện đại.
Điều đó có nghĩa là rất có thể người vượn Phương Nam có bộ óc khá nhỏ và ăn thức ăn chất lượng thấp, trong đó có rất ít thịt.
Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Amelie Beaudet của Trường đại học Witwatersand ở Johannesburg, Nam Phi, nói rằng hình thái của đốt sống cổ đầu tiên, hay đốt sống đội, phản ánh nhiều đặc điểm sinh sống của một sinh vật. Cụ thể là, đốt sống đội gần như còn nguyên vẹn của Chân Nhỏ có thể cho biết nhiều thông tin về sự tiến hóa của chuyển động đầu và nguồn cung cấp máu cho não trong tộc người.
Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Báo cáo Khoa học.
Phạm Hường
Lần đầu tiên phát hiện vật liệu siêu dẫn ngoài Trái Đất
Các nhà khoa học tới từ Đại học California, San Diego và Phòng thí nghiệm Brookhaven ở New York, Mỹ phát hiện vật liệu siêu dẫn trong 2 thiên thạch.
Sau khi phân tích 15 mảng vỡ từ sao chổi và các tiểu hành tinh, các nhà nghiên cứu phát hiện các hạt siêu dẫn trong 2 thiên thạch Mund Mundillailla và GRA 95205.
Thiên thạch Mund Mundillaillac. (Ảnh: James Wampler)
Nhà nghiên cứu James Wampler tới từ Đại học California, San Diego nói rằng các phát hiện này là không bình thường và rất có ý nghĩa bởi đây là lần đầu tiên tìm thấy vật liệu siêu dẫn có nguồn gốc từ bên ngoài Trái Đất.
Trong báo cáo gửi lên Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, các nhà khoa học mô tả các pha vật chất có trong các thiên thạch là hợp kim của chì, thiếc và indium - kim loại mềm nhất không kiềm.
"Các phát hiện này có thể thúc đẩy kiến thức của chúng ta về một số môi trường thiên văn. Các hạt siêu dẫn trong môi trường lạnh có thể ảnh hưởng tới sự hình thành các hành tinh, hình dạng và nguồn gốc của từ trường, hiệu ứng động lực, chuyển động của các hạt tích điện", nhóm nhà nghiên cứu cho hay.
SONG HY
10 sự thật khoa học lý thú mà trường học không dạy bạn Chúng ta thường được học rất nhiều điều tuyệt vời về khoa học như lý thuyết tương đối của Einstein, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học hay quá trình sao chép DNA. Nhưng còn nhiều điều lý thú khác thì sao. Những kiến thức thu nhận được ở trường học là nền tảng cho nhiều điều đáng ngạc nhiên về khoa...