Loài người cổ đại không chỉ có một nơi là xuất phát điểm
Một nghiên cứu khoa học tập trung vào mô hình di truyền cho biết, con người đến từ nhiều nơi chứ không phải xuất phát từ một điểm duy nhất.
Ý tưởng cho rằng chỉ có một địa điểm duy nhất là nơi sinh ra của loài người là không chính xác. (Nguồn: Indiatimes)
Trong nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature ngày 17/5, các nhà khoa học tuyên bố rằng thuyết về sự tiến hóa từ một nguồn gốc – cho rằng chỉ có một địa điểm duy nhất là nơi sinh ra của loài người, là không chính xác.
Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học thuộc Đại học Wisconsin, Đại học California, Đại học Y khoa Baylor ở Texas, Mỹ, Đại học Stellenbosch ở Nam Phi và Đại học McGill ở Quebec (Canada).
Nghiên cứu cho biết: “Nhiều thập kỷ nghiên cứu về sự biến đổi bộ gene của con người đã gợi ý một mô hình kiểu thân cây phân nhánh về sự phân chia dân số từ một quần thể tổ tiên duy nhất ở châu Phi”.
Nhóm đã nghiên cứu bộ gene của khoảng 300 người có các nguồn gốc tổ tiên khác nhau (một số có từ hàng triệu năm trước), nhưng không thể xác định được một điểm duy nhất nào về nguồn gốc của loài người.
Thay vào đó, họ phát hiện rằng có ít nhất hai quần thể có thể là nguồn gốc của loài người – mà họ gọi là quần thể 1 và quần thể 2. Cả hai quần thể này đều có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng không ở cùng một nơi.
Theo các nhà nghiên cứu, hàng trăm nghìn năm trước, các quần thể người bắt đầu trộn lẫn, và hai quần thể nói trên đã hợp nhất để tạo thành điểm khởi đầu của một nhóm người sinh sống tại Châu Phi.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các mô hình máy tính để nghiên cứu làm thế nào mà các DNA của con người lan truyền theo thời gian ra khắp châu Phi. Mặc dù không rõ nguồn gốc của quần thể 1 và 2 từ đâu, nhưng các nhà khoa học cho rằng DNA của quần thể 1 và 2 vẫn tồn tại và sau đó đã có ảnh hưởng đến tổ tiên loài người cách đây 25.000 năm.
Nghiên cứu cũng gợi ý rằng một quần thể loài người cổ xưa bí ẩn, hay còn gọi là loài người “ma” có thể đã góp phần vào các sự kiện di cư và góp phần vào dữ liệu gene di truyền.
Tiết lộ khuôn mặt của 'nòng nọc sát thủ' đã khủng bố Trái đất trước khi có khủng long
Bằng cách ghép các mảnh của hộp sọ cổ đại lại với nhau, các nhà khoa học đã tái tạo lại khuôn mặt của một sinh vật 'nòng nọc' giống cá sấu 330 triệu năm tuổi.
Crassigyrinus scoticus sống cách đây 330 triệu năm ở vùng đất ngập nước ngày nay là Scotland và Bắc Mỹ.
Với hàm răng khổng lồ và đôi mắt to, Crassigyrinus scoticus được điều chỉnh đặc biệt để săn mồi trong các đầm lầy ở Scotland và Bắc Mỹ.
Các nhà khoa học đã biết về loài đã tuyệt chủng, Crassigyrinus scoticus, hơn 10 năm trước. Nhưng do tất cả các hóa thạch được biết đến của loài ăn thịt nguyên thủy đều bị nghiền nát nghiêm trọng nên rất khó để tìm hiểu thêm về nó.
Giờ đây, những tiến bộ trong chụp cắt lớp vi tính (CT) và hình ảnh 3D đã cho phép các nhà nghiên cứu lần đầu tiên ghép các mảnh lại với nhau bằng kỹ thuật số, tiết lộ thêm chi tiết về loài thú cổ đại này.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, C. scoticus là một động vật bốn chân, mà loài động vật bốn chi có liên quan đến những sinh vật đầu tiên chuyển từ nước lên cạn. Động vật bốn chân (Tetrapods) bắt đầu xuất hiện trên Trái đất khoảng 400 triệu năm trước, khi các động vật bốn chân sớm nhất bắt đầu tiến hóa từ cá vây thùy.
Tuy nhiên, không giống như họ hàng của nó, các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy C. scoticus là một động vật sống dưới nước. Điều này có thể là do tổ tiên của nó đã từ đất liền trở về nước, hoặc vì chúng chưa bao giờ đặt chân lên đất liền ngay từ đầu. Thay vào đó, chúng sống trong đầm lầy - những vùng đất ngập nước mà qua hàng triệu năm sẽ biến thành các kho chứa than - ở vùng đất ngày nay là Scotland và một phần của Bắc Mỹ.
Hàm răng khổng lồ và bộ hàm khỏe
Nghiên cứu mới do các nhà khoa học tại Đại học College London, Anh thực hiện cho thấy loài vật này có hàm răng khổng lồ và bộ hàm khỏe. Mặc dù tên của nó có nghĩa là "nòng nọc dày", nhưng nghiên cứu cho thấy C. scoticus có thân tương đối phẳng và các chi rất ngắn, tương tự như cá sấu Mỹ.
"Khi còn sống, Crassigyrinus có thể dài khoảng 2 đến 3 mét, khá lớn vào thời điểm đó. Nó có lẽ đã cư xử theo cách tương tự như cá sấu hiện đại, ẩn nấp dưới mặt nước và sử dụng cú đớp mạnh mẽ của mình để tóm lấy con mồi," tác giả chính của nghiên cứu Laura Porro, giảng viên về tế bào và sinh học phát triển tại Đại học College London, cho biết.
Khai quật được một nghĩa địa cổ đại cách ga tàu Paris nhộn nhịp chỉ vài bước chân Một nghĩa địa bị lãng quên với 50 ngôi mộ 2000 năm tuổi đã được phát hiện gần một nhà ga xe lửa nhộn nhịp ở trung tâm Paris khi các nhà khảo cổ khai quật địa điểm này trước khi xây dựng công trình mới. Hàng nghìn hành khách đi lại hàng ngày trên mặt đất chỉ cách 3m là khu chôn...