Người đàn ông tình cờ bắt gặp rắn bạch tạng quý hiếm
Một người đàn ông tình cờ phát hiện và quay được hình một con rắn đuôi chuông gỗ bạch tạng quý hiếm tại Pennsylvania.
John McCombie, một người đam mê thiên nhiên ở Pennsylvania, Mỹ đã phát hiện được một con rắn đuôi chuông gỗ bạch tạng quý hiếm. John McCombie mô tả cuộc gặp gỡ này là một “khoảnh khắc hoành tráng” sẽ “đi vào sử sách”.
McCombie ban đầu đang quan sát một con rắn chuông gỗ trưởng thành thông thường vào chiều Chủ nhật (21/5), nhưng sau đó phát hiện ra con rắn đuôi chuông gỗ bạch tạng chưa trưởng thành. “Dựa trên kích thước của con rắn, nó được sinh ra vào năm ngoái từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 9, vì vậy có khả năng con vật này chưa đầy 1 tuổi”, McCombie nói với Newsweek.
McCombie cho biết thêm: “Nó chỉ dài khoảng 30 đến 38 cm. Con rắn luôn cuộn tròn nên tôi không thể đo chính xác. Tôi đã quan sát con rắn này trong hơn 1 giờ và nó rất ít cử động”.
Màu hồng và trắng bất thường của con rắn là kết quả của một đột biến gen làm giảm khả năng sản xuất melanin của cơ thể -sắc tố sinh học có trong da, vảy, mắt và tóc. Nếu không có sắc tố này, các mạch máu thường có thể nhìn thấy rõ qua da và vảy, dẫn đến một số vùng nhất định có màu hồng hoặc đỏ, đặc biệt là ở mắt. Điều này có thể được nhìn thấy trong các bức ảnh của McCombie chụp con rắn.
Video đang HOT
Con rắn đuôi chuông gỗ bạch tạng quý hiếm được John McCombie phát hiện.
Bệnh bạch tạng đặc biệt hiếm gặp trong tự nhiên, vì nó có thể khiến các cá thể dễ bị săn mồi hơn. Ví dụ, một con rắn màu trắng sáng dễ phát hiện hơn nhiều so với con ngụy trang màu nâu sẫm và đen. Nồng độ melanin thấp cũng có thể gây ra các vấn đề về mắt, làm giảm khả năng săn mồi của sinh vật.
Rắn đuôi chuông gỗ được tìm thấy trên khắp nửa phía đông của Mỹ, từ phía Đông Kansas đến phía Tây Virginia. Theo Vườn thú Quốc gia Smithsonian, loài này có thể sống thoải mái trong nhiều môi trường sống, bao gồm rừng núi, đầm lầy và đồng bằng ngập nước cũng như các cánh đồng nông nghiệp và chúng có thể cao tới khoảng 2 m.
Mặc dù rắn chuông gỗ rất hiếm khi tấn công người, nhưng nọc độc của chúng cực kỳ mạnh và tất cả các vết cắn đều phải được coi là trường hợp cấp cứu y tế.
Để sống sót qua những tháng mùa đông khắc nghiệt, những loài bò sát máu lạnh này trốn trong hang dưới lòng đất vào thời điểm lạnh nhất trong năm và bắt đầu xuất hiện vào đầu mùa xuân.
McCombie cho biết, ở Pennsylvania đã có một mùa rắn đặc biệt sôi động trong năm nay. “Những con rắn hoạt động rất sớm hơn thường lệ, nhưng đó là do nhiệt độ đầu mùa xuân ấm hơn mà chúng tôi đã trải qua ở khu vực này”, ông nói.
Bất ngờ phát hiện rắn hổ mang bạch tạng cực hiếm sau mưa lớn
Một con rắn hổ mang bạch tạng quý hiếm với nọc độc có khả năng gây chết người đã được tìm thấy bên trong một ngôi nhà ở Ấn Độ khi trời mưa lớn.
Mới đây, người phát ngôn của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã địa phương (WNCT) nói với Newsweek rằng cơn mưa đã cuốn trôi con rắn dài 1,5 m vào một nhà ở thành phố Coimbatore, miền Nam Ấn Độ .
Sau khi phát hiện ra con rắn, những người dân có liên quan đã thông báo cho WNCT cử người đến để bắt con rắn hổ mang bạch tạng một cách an toàn, con rắn này cuối cùng đã được thả về tự nhiên.
"Rắn hổ mang được biết đến là loài có nọc độc và là mối đe dọa đáng kể đối với con người", WNCT cho biết trong một bài đăng trên Facebook. "Nọc độc của chúng có thể gây tê liệt và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời".
Do những mối nguy hiểm vốn có, người bắt rắn phải có tay nghề cao mới có thể loại bỏ và di dời loài bò sát này một cách an toàn. "Điều quan trọng là phải xử lý những con rắn này một cách cẩn thận và thành thạo, vì bất kỳ sai sót nào cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng", WNCT cho biết trong bài đăng.
Rắn hổ mang bạch tạng được thả về tự nhiên.
Sau khi đưa con rắn ra khỏi nhà, người bắt rắn đã giao nó cho các quan chức địa phương thuộc Phân khu Lâm nghiệp Coimbatore. Các chuyên gia đã đánh giá tình trạng của con rắn và kết luận rằng con vật khỏe mạnh và đủ điều kiện để thả. Cuối cùng, con vật đã được thả về tự nhiên.
"Thả con rắn về môi trường sống tự nhiên để đảm bảo rằng con rắn có thể tiếp tục cuộc sống của nó mà không có bất kỳ sự xáo trộn nào. Đây cũng là một bước thiết yếu trong việc bảo tồn loài rắn, vì nó giúp duy trì sự cân bằng sinh thái của khu vực", WNCT cho biết trong một tuyên bố.
Theo các chuyên gia, việc phát hiện một con rắn hổ mang bạch tạng trong tự nhiên là vô cùng hiếm. Bạch tạng là một tình trạng gây ra bởi đột biến gen được đặc trưng bởi sự vắng mặt của sắc tố melanin. Động vật mắc bệnh bạch tạng có xu hướng có lông, da, vảy màu trắng, cũng như mắt màu hồng trong một số trường hợp.
Bệnh bạch tạng xảy ra ở nhiều loài động vật, nhưng chủ yếu ở chim, bò sát và lưỡng cư, và ít gặp hơn ở động vật có vú, bao gồm cả con người.
Đưa chuột lên hoang đảo và cái kết bất ngờ với hệ sinh thái Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra rằng loài chuột xâm lấn trên các hòn đảo nhiệt đới đang ảnh hưởng đến hành vi bảo vệ lãnh thổ của cá trên các rạn san hô xung quanh. Chuột dễ thích nghi với các môi trường Nghiên cứu mới do các nhà khoa học từ Đại học Lancaster ở Anh và...