Loại nấm quý hiếm bậc nhất thế giới nhưng từng là thức ăn cho heo ở TQ
Nấm cục được con người ăn trong suốt hàng nghìn năm, luôn được đồn đại là ẩn chứa một sức mạnh bí ẩn nào đó. Những ghi chép sớm nhất về việc con người tiêu thụ nấm cục có thể bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 20 trước Công nguyên.
Cho tới thời kỳ Phục hưng vào thế kỷ 14, nấm cục mới xuất hiện trở lại trên bàn ăn của Hoàng gia châu Âu.
Đến thế kỷ 17, châu Âu khám phá ra những giá trị của thực phẩm tự nhiên, từ đó đã từ bỏ nhiều loại gia vị đậm đà có nguồn gốc từ phương Đông, bắt đầu tôn trọng hương vị nguyên bản của nấm cục.
Người Pháp mê nấm cục nhất, thậm chí có câu: “Nấm cục đắt đến mức chỉ xuất hiện trên bàn tiệc của giới quý tộc chỉ để thu hút phụ nữ”.
Từ trước đến nay, nấm cục, trứng cá muối và gan ngỗng được mệnh danh là “3 món ngon của thế giới”, đó đều là những nguyên liệu chất lượng hàng đầu nổi tiếng thế giới, được các đầu bếp lớn tại các khách sạn và nhà hàng cao cấp trên thế giới đánh giá cao.
Video đang HOT
Ở các nước châu Âu, người ta thích dùng heo nái để tìm nấm cục đen. Vì mùi của nấm cục đen sau khi trưởng thành có mùi giống nội tiết tố của heo đực nên thu hút heo nái.
Heo nái có thể dễ dàng tìm thấy nấm cục cách sâu dưới lòng đất 6m. Nhiều con heo ăn nấm cục trong quá trình tìm kiếm nên số nấm còn lại càng quý hơn.
Nấm cục ở Trung Quốc bị đánh giá thấp
Nấm cục đen vốn phổ biến ở châu Âu nhưng lại không được người dân địa phương ở Vân Nam và Tứ Xuyên,Trung Quốc ưa chuộng.
Người dân nơi đây cho rằng nấm cục có mùi kỳ dị, kém ngon, thường để cho heo ăn thoải mái. Người dân còn gọi đây là “nấm vòm lợn”, cũng giống như rau khoai lang, nấm cục từng làm thức ăn cho heo.
Việc buôn bán nấm cục ở Trung Quốc chỉ mới phát triển trong 10 năm trở lại đây. Do chất lượng cao, giá thành rẻ, nấm cục Trung Quốc nhanh chóng được thị trường châu Âu ưa chuộng, đe dọa trực tiếp đến ngành kinh doanh nấm cục địa phương ở châu Âu.
Theo thời gian, nấm cục Trung Quốc chiếm hơn một nửa thị trường châu Âu về chất lượng. Do sự đa dạng của khí hậu khu vực, các khu vực sản xuất nấm cục của Trung Quốc có mùa nấm cục dài nhất thế giới. Năm ngoái, chỉ riêng tỉnh Vân Nam đã xuất khẩu 50 tấn nấm cục.
Cận cảnh hình ảnh ám ảnh về cây nấm mất nước sau chuyến bay 8 tiếng đồng hồ
Nhiếp ảnh gia chụp cận cảnh đáng kinh ngạc về cây nấm sau khi trải qua 8 giờ bay từ Thụy Điển đến Mỹ. Hình ảnh cây nấm trước vào sau khi được vận chuyển bằng đường hàng không trên một chuyến bay đường dài khiến nhiều người bất ngờ.
Cây nấm khi bắt đầu cuộc hành trình
Sau khi di chuyển trên quãng đường dài, cây nấm tươi trước đây bị mất nước rõ rệt, teo tóp, nhăn nheo đáng sợ.
Được biết, những cây nấm tươi đưa lên máy bay bắt đầu cuộc hành trình xuất phát từ Stockholm, Thụy Điển. Nó đặt trong môi trường có độ ẩm khoảng 40,8%, độ ẩm tối ưu ở bất cứ nơi nào từ 30 đến 50%.
Sau 3 giờ bay, độ ẩm môi trường giảm xuống 8%, nấm bắt đầu co lại và mất nước. Khi máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Chicago O'Hare, 8 giờ sau khi cất cánh, những cây nấm bị thu nhỏ kích thước, có nếp nhăn sâu, vỏ cứng lại.
Sau khoảng 3 giờ bay, độ ẩm trong khoang máy bay chỉ còn lại là 8,1 %
Hình ảnh nấm bị khô cứng sau 8 giờ bay từ Thụy Điển đến Mỹ
Hình ảnh cây nấm trước và sau là bằng chứng cho thấy khoang máy bay khô, mất nước nhiều hơn bất cứ nơi nào trên Trái Đất.
Trong môi trường 'khắc nghiệt' như vậy, sự cân bằng độ ẩm tự nhiên của cơ thể người trên các chuyến bay đường dài bị gián đoạn, gây ra cảm giác mệt mỏi, hệ thống miễn dịch bị thoái hóa nhanh, vị giác bị suy giảm.
Các mỗi nguy hiểm khác với sức khỏe khi đi máy bay đường dài bao gồm xuất hiện cục máu đông, mệt mỏi do lượng oxy trong máu thấp.
Không khí trên máy bay vốn đã khô, nếu nhiệt độ còn tăng cao, hành khách sẽ bị mất nước nhiều hơn và thậm chí có thể cảm thấy buồn nôn nữa. Do vậy, người ta thường duy trì nhiệt độ khoang máy bay thấp, giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước vì độ ẩm trong khoang máy bay quá khô.
Trong suốt chuyến bay, bạn nên uống nước để giữ nước từ bên trong và đi bộ lên xuống lối đi nhằm gia tăng lưu lượng máu.
Sinh vật Tây Tạng 10.000 tuổi sắp 'hồi sinh', có thể gây đại dịch mới? Các nhà khoa học đã bị sốc khi phát hiện ra 900 loài vi sinh vật chưa từng biết đến trên thế giới đang bị "niêm phong" trong băng vĩnh cửu ở Tây Tạng, trong đó có những loài có thể gây đại dịch mới. Theo Live Science, các nhà nghiên cứu từ Học viện Khoa học Trung Quốc đã lấy mẫu từ...