Loài mèo mê bơi lội, bắt cá “thành thần” ở VN
Mèo vốn là những con vật sợ nước. Thế nhưng ngay ở Việt Nam có những chú mèo rất giỏi bơi lội và bắt cá…
Đó một loài mèo rừng có tên là mèo cá (tên khoa học là Prionailurus viverrinus), sinh sống tại các vùng rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam
Chúng có ngoại hình khá giống mèo rừng thường gặp với bộ lông đốm, nhưng lại có cuộc sống gắn bó với mặt nước
Đây là những vận động viên bơi lội cừ khôi
Video đang HOT
Thay vì săn các con mồi trên cạn như các loài họ mèo khác, chúng lại tìm kiếm thức ăn dưới nước
Chúng là những kẻ “sát cá” cừ khôi
Mèo cá có thể chộp con mồi từ phía trên, đồng thời cũng có thể lặn sâu xuống để đuổi bắt cá dưới đáy nước
Mèo mẹ đẻ mỗi lứa 1 – 4 mèo con
Mèo cá hiện đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam do bị săn bắt quá mức để lấy thịt, lông hoặc làm vật nuôi
Các chú mèo con đã làm quen với nước từ khi còn rất nhỏ
Theo 24h
70% số sừng tê giác ở Việt Nam là giả
Việt Nam không phải là thị trường chính tiêu thụ sừng tê giác, nhưng đang bị "mang tiếng" vì là nơi trung chuyển cho thị trường Trung Quốc.
Đặc biệt, có đến 70% số sừng tê giác ở Việt Nam được kiểm tra là giả. Đó là những thông tin được đưa ra sau buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Môi trường và nguồn nước Nam Phi và Bộ trưởng Bộ NNPTNT Việt Nam.
Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Môi trường và nguồn nước Nam Phi, bà Bomo Edna Molewa và Bộ trưởng NNPTNT Việt Nam Cao Đức Phát đại diện Chính phủ 2 nước ký Thỏa thuận hợp tác về bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học và trao đổi các biện pháp tăng cường hợp tác giữa 2 nước. Một trong những nội dung hợp tác quan trọng nhất được thảo luận chính là việc ngăn chặn tình trạng buôn bán mẫu vật, sừng tê giác từ Nam Phi về Việt Nam.
Việt Nam được xem là điểm đến quan trọng của nạn buôn lậu sừng tê giác
CITES Việt Nam - cơ quan quản lý Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp cho biết, trước năm 2012, có khoảng 30-50 người Việt sinh sống tại Nam Phi, trong đó có một số nhóm chuyên xin giấy phép bắn tê giác hợp pháp.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2012, phía Nam Phi cấm người Việt Nam săn bắn tê giác hợp pháp. Bà Bomo Edna Molewa cho biết, năm 2009 có 85 giấy phép săn tê giác được cấp cho người Việt Nam, 2010 có 91 giấy phép, 2011 lên đến 140 giấy phép; năm 2012 chỉ có 8 giấy phép được cấp.
Tuy không được phép săn bắn nhưng lượng sừng tê giác nhập khẩu về Việt Nam đang gia tăng, năm 2009 là 14 sừng, 2010 là 16 sừng, 2011 là 32 và 8 tháng đầu năm 2012 là 36 chiếc.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều người buôn bán sừng tê giác trái phép. Tới nay, có 20 người Việt bị bắt giữ, 11 người đang bị giam giữ, 4 người bị kết án 7-12 năm tù tại Nam Phi. Đặc biệt, vụ việc cán bộ đại sứ quán bị bắt tại sân bay Mozambic vì vận chuyển trái phép tê giác; năm 2008, một cán bộ ngoại giao bị ghi hình khi đang mua sừng tê giác ngay trước cửa đại sứ quán Việt Nam ở Nam Phi càng làm xấu hình ảnh của Việt Nam trong công tác bảo tồn loài tê giác.
Tuy nhiên, đại diện Bộ NNPTNT cho rằng, Việt Nam không phải là địa bàn tiêu thụ chính mà chỉ là nơi trung chuyển sang Trung Quốc. "Thị trường sử dụng sử dụng sừng tê giác chủ yếu là Trung Quốc, nhưng Việt Nam cũng là nước bị mang tiếng" - báo cáo của CITES Việt Nam nêu. CITES Việt Nam cũng cho rằng, chỉ một bộ phận rất nhỏ ở Việt Nam sử dụng sừng tê giác để mài uống theo phương thức thủ công nên sức tiêu thụ không lớn; trong khi đó, Trung Quốc đang có công nghệ bào chế thuốc từ sừng tê giác.
Đặc biệt, cơ quan này dẫn số liệu của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, cơ quan chuyên giám định mẫu vật thì 70% mẫu vật sừng tê giác ở Việt Nam là giả.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết, Việt Nam đang tiến hành nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng sử dụng sừng tê giác như tăng cường tuyên truyền, đề xuất Chính phủ quy định cấm nhập khẩu sừng tê giác, tăng cường điều tra, xử lý các vụ vi phạm... Tại buổi làm việc, bà Bomo Edna Molewa bày tỏ sự hài lòng về sự quyết liệt của Việt Nam nhằm bảo vệ loài tê giác ở Nam Phi.
Theo 24h
Phát hiện bướm khổng lồ sải cánh rộng 30cm Một con bướm khổng lồ có màu vàng óng được gia đình chị Trần Thị Hợi- ở xóm 10 xã Thọ Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) phát hiện vào ngày 14.11, có sải cánh rộng khoảng 30cm. Con bướm khổng lồ. Chị Hợi cho biết, vào trưa nay, trong khi đang chuẩn bị dọn sạch cây dừa thì phát hiện một com...