Loại hoa dễ trồng, vừa làm hàng rào lại cực tốt cho sức khoẻ
Thiên lý tuy là loại hoa nhưng cũng là loại rau ăn rất tốt cho sức khoẻ, có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng.
Hoa thiên lý hay còn có các tên gọi khác là dạ lài hương, cây hoa lý. Không chỉ là thực phẩm ngon, hoa thiên lý còn được xem như một loại dược liệu tốt cho sức khoẻ.
Vì thế hoa thiên lý được xếp vào nhóm ‘Dược thực lưỡng dụng’, vừa là thuốc vừa là rau ăn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thanh tâm trừ phiền, tư bổ trong Đông y. Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của hoa thiên lý đối với sức khoẻ.
Tác dụng của hoa thiên lý
An thần, chống mất ngủ
Báo Lao động dẫn nguồn trang webmd cho biết, theo Đông y, hoa thiên lý là vị thuốc an thần, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Để trị chứng mất ngủ, chúng ta có thể chế biển hoa thiên lý như sau:
Sử dụng hoa thiên lý và lá vông nem, mỗi loại khoảng 50 g, sau đó đem rửa sạch rồi nấu canh để ăn. Chỉ cần ăn liền 1 tuần là chứng mất ngủ sẽ cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, nấu hoa thiên lý với thịt băm hoặc cá diếc cũng có tác dụng an thần, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Hỗ trợ người bị bệnh trĩ
Hoa thiên lý là loại thực phẩm tác dụng giải nhiệt. Vì thế, hoa thiên lý còn được biết đến là món ăn rất tốt cho những người bị bệnh trĩ.
Hơn nữa, loại hoa này còn có đặc tính sát khuẩn tự nhiên mạnh mẽ, giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Các thành phần trong hoa thiên lý còn có tác dụng làm mau lành vết thương.
Giảm cân hiệu quả
Video đang HOT
Với những người muốn giảm cân, chống béo phì, lúc này hoa thiên lý là sự lựa chọn tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.
Nguyên nhân, trong loại hoa này chứa nhiều chất xơ, chất diệp lục trong khi lại chứa rất ít calo. Vì vậy, khi ăn các món ăn chế biến từ hoa thiên lý, bạn thường có cảm giác no lâu, hạn chế hấp thụ chất béo nên sẽ hỗ trợ giảm cân cho người thừa cân, béo phì vô cùng hiệu quả.
Rau thiên lý rất tốt cho sức khoẻ
Vào mùa hè nóng nực, rôm sảy ở trẻ em là vấn đề xuất hiện phổ biến. Mặc dù điều này không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, nhưng lại gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Trong trường hợp này bạn chỉ cần lấy hoa thiên lý nghiền nhỏ rồi nấu với bột hoặc cháo cho bé ăn sẽ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
Các món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ hoa thiên lý
Bài viết của Lương y Huyên Thảo trên Báo Sức khoẻ & Đời sống cho biết, hoa có mùi hương dịu nhẹ, nở nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10. Dưới đây là các món ăn, bài thuốc tốt cho sức khoẻ từ hoa thiên lý:
Cháo hoa thiên lý
Nguyên liệu: Hoa thiên lý tươi 50-100g, gạo tẻ 100-150g, sinh thạch cao 30-40g. Sắc thạch cao với 1500ml nước còn 1000ml, chắt lấy nước, bỏ bã; cho gạo vào nấu cháo. Cháo chín thì cho hoa thiên lý vào, đun sôi lại là được.
Công dụng: Cháo hoa thiên lý có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thanh tâm trừ phiền, hạ mỡ máu, đặc biệt thích hợp với những người bị bệnh động mạch vành tim, viêm khớp do phong thấp, mỡ máu cao và hội chứng mãn kinh ở người cao tuổi.
Trà hoa thiên lý
Nguyên liệu: Hoa thiên lý 25g khô; hãm nước sôi uống thay trà trong ngày; mỗi ngày có thể pha 2 ấm uống.
Công dụng: Trà hoa thiên lý có tác dụng thanh tâm trừ phiền, đề thần tỉnh não, kiện tỳ hòa vị và cải thiện giấc ngủ, đặc biệt thích hợp với người cao tuổi.
Chú ý: Khi dùng thiên lý, không uống trà hãm bằng các loại lá cây khác, vì các chất hữu cơ trong lá trà có thể ảnh hưởng tới sự hấp thu các hoạt chất từ hoa thiên lý.
Gối lá thiên lý
Nguyên liệu: Dùng 5 kg lá thiên lý tươi, loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi khô, nhồi vào vỏ gối để sử dụng.
Công dụng: Gối hoa thiên lý có tác dụng sơ thông (cải thiện tuần hoàn) mạch máu ở vùng cổ, kích thích tăng tiết chất gây ngủ, rất thích hợp với người hay chóng mặt, đau đầu, khó ngủ và dễ tỉnh giấc.
Lưu ý khi sử dụng cây hoa thiên lý
Khi dùng cây hoa hoa thiên lý, bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
Khi dùng chế biến món ăn từ hoa thiên lý cho người bị đau khớp không nên kết hợp với thực phẩm chứa sắt như gan, thịt lợn, rau muống,… Vì chất sắt có trong các loại thực phẩm này có thể sẽ kích thích đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.
Khi chế biến hoa thiên lý không nấu chín kỹ quá bởi điều này sẽ làm giảm dinh dưỡng và không đem lại hiệu quả cho việc điều trị.
Như vậy, với những thông tin trên các bạn phần nào biết được cây hoa thiên lý có tác dụng gì. Mặc dù lá và hoa thiên lý rất tốt cho sức khỏe nhưng có thể chứa độc tố nên bạn tuyệt đối không nên lạm dụng. Với những người bình thường chỉ nên ăn khoảng 2 lần mỗi tuần là tốt nhất.
Trên đây là những tác dụng tuyệt vời của hoa thiên lý đối với sức khoẻ. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.
Loại cây mọc dại khắp nơi, trị chứng mất ngủ
Cây lạc tiên mọc dại ở bụi rậm có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là trị chứng mất ngủ, người dân còn sử dụng lạc tiên như một vị rau bổ dưỡng, thanh mát.
Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, lạc tiên là vị thuốc trị mất ngủ và thường được người dân sử dụng như một loại rau. Ngọn non của cây lạc tiên dùng để luộc hoặc nấu canh, xào tỏi đều thơm ngon, bổ dưỡng.
Lạc tiên thường mọc ở những nơi có bụi rậm, dễ leo quấn hoặc trồng tại một số vườn thuốc. Trừ phần rễ, hầu hết các bộ phận của lạc tiên đều được dùng làm dược liệu.
Bác sĩ Vũ cho biết, vị thuốc lạc tiên ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, thanh nhiệt. Lạc tiên được bào chế dưới dạng thuốc sắc, trà, ngâm rượu hoặc nấu thành cao.
Vị thuốc này được dùng để trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, ngủ hay mơ, phụ nữ hành kinh sớm, trị ho, viêm mủ da, lở ngứa... Ở Ấn ộ, nước sắc lá lạc tiên còn dùng để trị bệnh thiếu mật và hen suyễn, quả dùng để gây nôn, lá dùng để chữa đau đầu.
Bác sĩ Vũ cho hay, nếu sử dụng vị thuốc này không đúng cách có thể gặp một số tác dụng phụ như: rối loạn chức năng vận động; người mệt mỏi, lo lắng, bồn chồn; không tỉnh táo; buồn nôn; nhịp tim nhanh bất thường; luôn buồn ngủ; co thắt ở phụ nữ mang thai,...
Vì thế, người bệnh nên trực tiếp đến các cơ sở y học cổ truyền uy tín để thăm khám trước khi sử dụng bất kỳ dược liệu nào và phải đúng liều lượng.
Ngoài ra, khi dùng lạc tiên chữa mất ngủ, cần duy trì đều đặn liên tục từ 7-14 ngày để có hiệu quả cải thiện tốt nhất; không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người huyết áp thấp, người suy thận.
Người bệnh cần kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực luyện tập thể dục thể thao để sớm cải thiện chất lượng giấc ngủ và đưa cơ thể trở về nhịp sinh học bình thường.
Hiệu quả chữa trị của lạc tiên còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc trị bệnh khác, cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý, chỉ lựa chọn các cây lạc tiên xanh tốt, không sâu bệnh để làm thuốc hoặc tìm mua ở các nhà thuốc Đông y uy tín nhằm đảm bảo chất lượng của dược liệu. Lạc tiên khô cần được bảo quản kỹ lưỡng ở nơi khô ráo, thoáng mát, tuyệt đối không sử dụng nếu phát hiện có dấu hiệu nấm mốc.
Chế biến trứng thế nào tốt cho sức khỏe? Trứng là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa, vậy chế biến trứng thế nào tốt cho sức khỏe? Trứng là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng, là nguồn cung cấp biotin (vitamin H hay còn được gọi là vitamin B7) dồi dào. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng được sử dụng trong quá trình chuyển hóa chất...