Loại gia vị sử dụng phổ biến nhất trong nhà bếp và nguy cơ ung thư dạ dày
Muối là gia vị không thể thiếu trong nhà bếp, nhưng sử dụng như thế nào để tốt cho sức khỏe? Trong thực tế, người Việt đang sử dụng gia vị này quá ngưỡng khuyến cáo, gây nguy cơ xấu cho sức khỏe.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, người Việt ăn quá nhiều lượng muối so với nhu cầu khuyến nghị, với khoảng 9,4 gram muối/người/ngày.
Mọi người đều ăn nhiều muối hơn nhu cầu hàng ngày 1 – 2 gram, với mức sử dụng phổ biến là 10gram, nhưng mọi người không biết điều đó, vẫn cho rằng lượng muối mình ăn rất ít. Chắc hẳn nhiều người sẽ bất ngờ khi chỉ cần ăn một bát phở đã đủ nhu cầu muối cho cơ thể một ngày.
Trong khi đó, sử dụng muối quá nhiều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, ung thư dạ dày, bệnh thận, sỏi thận… PGS.TS Lê Bạch Mai, chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu bạn ăn một bát phở bò tái chín, lượng muối trong đó đủ cung cấp cho cơ thể trong một ngày, với khoảng trên 3,34gram muối.
Hay như trong bát phở bò sốt vang cung cấp gần 483 kcal, chứa tới 4,6 gr muối.
Tương tự, trong nhiều món ăn khác, nhất là các món chế biến sẵn thịt hun khói, bim bim… đều chứa muối. “Với mức khuyến nghị của WHO, không quá 5 gram muối một ngày, vậy chỉ cần một bữa ăn sáng đã đủ nhu cầu muối cho cơ thể”, PGS Mai khuyến cáo.
Theo PGS Mai, với người đã có thói quen ăn mặn, để từ bỏ là một điều vô cùng khó khăn bởi khi nấu giảm muối, món ăn nhạt thếch và không ngon miệng. Vì thế, cần thời gian để vận động, thuyết phục từ bỏ thói quen này. Nhưng với lớp trẻ, hãy điều chỉnh chế độ ăn từ con trẻ.
Nhiều người mẹ phàn nàn với bác sĩ dinh dưỡng khi nấu ăn dặm cho trẻ, mẹ không bổ sung muối thì bà nội, bà ngoại cho rằng phản khoa học, nhạt thếch trẻ không ăn được. Thực tế, dù không bổ sung muối cũng không lo thiếu muối, bởi trong thực phẩm tự nhiên luôn có sẵn muối. 10% muối có trong thực phẩm tự nhiên nên không lo sợ ăn ít, ăn thiếu muối sẽ gây ra phù. “Điều này không thể xảy ra nếu chúng ta sử dụng thực phẩm tự nhiên”, bà Mai khẳng định.
Ngay cả với những thực phẩm tự nhiên tưởng chừng như không có muối nhưng các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đều chứa sẵn muối. Chẳng hạn, một bát cơm trắng (cơm tẻ) cung cấp 258 kcal cũng có sẵn 0,01 gr muối; cơm hến chứa 1,78 gr muối; cơm rang thập cẩm chứa 3,34 gr muối; cơm suất văn phòng (gồm thịt nạc vai và đậu phụ) cung cấp 760 kcal nhưng cũng có lượng muối lên tới 5,15 gr… Trong các món miến: gà, lươn nước, ngan… cung cấp từ 3,6 – 4 gr muối. Với các món hủ tiếu nước, mỳ Quảng, mỳ sapaghetti hải sản (thịt bò)… dù hàm lượng muối thấp hơn chỉ 1,3- 2 gr muối/tô nhưng cung cấp năng lượng khá cao (khoảng 450 – 500 kcal).
Để hạn chế lượng muối ăn qua thực phẩm các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên giảm muối trong khẩu phần ăn, hạn chế sử dụng những thức ăn có hàm lượng muối cao như: các loại đồ kho, đồ muối, đồ hộp, các thực phẩm chế biến sẵn… Khi nấu nướng hãy cho bớt muối, chấm nhẹ tay và giảm ngay đồ ăn mặn. Hãy ăn các thực phẩm tươi, thường xuyên ăn các món luộc. Giảm các món rim, kho, rang. Đọc hàm lượng muối trên nhãn thực phẩm trước khi ăn.
Việt Nam đặc mục tiêu giảm 30% mức tiêu thụ muối của mỗi người vào năm 2025, tức là lượng muối ăn của trung bình mỗi người dân giảm còn 6,6 gram.
Video đang HOT
GS.TS Đào Văn Long, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, tuy nhiên các chuyên gia cũng chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân cụ thể, chỉ tìm ra yếu tố thuận lợi để phát triển căn bệnh này.
Trong đó khoảng 70% trường hợp mắc ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori); 10% ung thư dạ dày do di truyền khi người thân trong gia đình mắc bệnh…
Khoa học cũng đã chỉ ra được mối liên quan giữa lượng muối trong khẩu phần ăn và sự gia tăng vi khuẩn HP cũng như làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Theo một nghiên cứu trên 270.000 người cho thấy những người ăn nhiều muối sẽ tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày.
“Ăn nhiều muối sẽ làm cho vi khuẩn HP phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn. Vi khuẩn HP, nhất là loại vi khuẩn mang gen CagA có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày”, GS Long cho biết.
Thông thường, trong thành phần các đồ ăn thức uống, hoa quả hàng ngày đều có chứa một hàm lượng muối nhất định. Do đó, theo GS Long, nếu bổ sung thêm muối, ngưỡng cho phép nên là như sau:
- Người lớn không quá 6g/1 ngày.
- Trẻ em dưới 1 tuổi không sử dụng muối.
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: không quá 2g muối/1 ngày.
- Trẻ em từ 3-4 tuổi: không quá 3g muối/1 ngày.
- Trẻ em trên 11 tuổi có thể sử dụng như người lớn.
Bác sĩ cảnh báo 1 loại gia vị không thể thiếu trong mâm cơm người Việt có thể gây ra ung thư dạ dày nếu được ăn sai cách
Ngoài ung thư dạ dày, loại gia vị này còn tạo gánh nặng cho 3 cơ quan trọng yếu khác trên cơ thể.
Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, xảy ra khi các tế bào trong cơ quan này phát triển một cách đột biến, bất thường, hình thành các khối u. Các khối u này có thể xâm lấn cục bộ hoặc di căn, gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Ở diễn tiến nặng, bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có thể tử vong.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư dạ dày liên quan tới một loại gia vị không thể thiếu trong mâm cơm người Việt. Theo các nghiên cứu, việc ăn nhiều muối hoặc ăn mặn lâu ngày chính là nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh liên quan tới đường tiêu hoá, trong đó có ung thư dạ dày.
Ăn quá nhiều muối tạo gánh nặng cho 4 cơ quan trọng yếu
Theo bác sĩ Giang Khôn Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Mẫn Thịnh (Đào Viên, Đài Loan), muối có một số tác hại đối với cơ thể, cụ thể là tạo gánh nặng cho 4 cơ quan sau.
1. Dạ dày
Bản thân ion natri đã có sự kích ứng nhất định đối với niêm mạc dạ dày. Khi ăn quá mặn, về cơ bản sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm cho dạ dày, thậm chí làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn
2. Thận
Vì muối là natri clorua nên các ion natri cần được thận chuyển hóa. Khi cơ thể nạp quá nhiều ion natri thì tất nhiên sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu, ăn mặn trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường lên 40%. Bác sĩ Giang Khôn Tuấn giải thích, thứ nhất, muối kích thích tiết ghrelin, vì vậy ăn quá mặn đương nhiên sẽ khiến bạn cảm thấy đói và ăn nhiều hơn người bình thường; thứ hai, muối ức chế insulin, làm tăng đề kháng insulin và khiến insulin của bạn kém nhạy cảm hơn. Theo thời gian, khả năng mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng lên đáng kể.
3. Đường tiết niệu
Vì natri và canxi thường được đào thải ra khỏi cơ thể cùng nhau, khi thải ra nhiều natri thì ion canxi cũng sẽ bị đào thải ra ngoài, điều này sẽ làm tăng nồng độ ion canxi trong nước tiểu, làm tăng nguy cơ sỏi đường tiết niệu.
4. Tim mạch
Vì bản thân natri hút nước, ăn nhiều natri sẽ làm tăng nước trong mạch máu, huyết áp sẽ tương đối cao hơn người thường, lâu ngày dễ mắc bệnh tim mạch. Bác sĩ Giang Khôn Tuấn nhắc nhở, ngoài việc có thể khiến bạn mắc bệnh tiểu đường, việc ăn mặn còn khiến bạn bị huyết áp cao.
Hãy cảnh giác với 3 triệu chứng của cơ thể!
Làm thế nào để bạn đánh giá xem thức ăn có quá mặn hay không? Điều này khó có thể đo đạc một cách chính xác, tuy nhiên bạn có thể nhìn thấy 3 triệu chứng của cơ thể, cảnh báo lượng muối nạp vào đang quá cao, dễ mắc các chứng bệnh nguy hiểm.
1. Phù nề
Việc ăn nhiều muối có thể khiến cho cơ thể tích trữ nước nhiều hơn, dẫn đến tình trạng phù nề.
2. Đi tiểu thường xuyên
Các ion natri sẽ được đào thải ra khỏi thận. Nếu bạn ăn quá mặn, thận sẽ tiếp tục giúp bạn bài tiết natri, và lượng nước lớn trong cơ thể sẽ được đưa ra ngoài theo đường nước tiểu, do đó sẽ có triệu chứng đi tiểu nhiều lần.
3. Khô miệng, lưỡi
Do ăn quá nhiều muối và đồ mặn, hàm lượng ion natri trong máu cao, phản xạ tự nhiên của cơ thể là sẽ luôn khát nước, nhưng dù uống bao nhiêu thì miệng, lưỡi cũng có cảm giác khô.
Nguồn: Aboluowang - Ảnh: Yahoo! News
Bí quyết tránh xa ung thư dạ dày: Ăn ít "4 món" và không làm "3 việc" Ung thư dạ dày đã thành loại ung thư phổ biến thứ 2 trên thế giới. Đây là một căn bệnh rất nguy hiểm bởi những tổn thương nó gây ra cho các cơ quan khác trong cơ thể. Đồng thời, bệnh nhân thường phát hiện khi bệnh đã phát triển ở giai đoạn nặng nên việc điều trị rất khó khăn và...