Loài gà duy nhất trên thế giới có móng vuốt ở cánh và bay như chim
Gà móng là thành viên cuối cùng còn sót lại của dòng chim cổ xưa phân nhánh theo hướng riêng cách đây 64 triệu năm, ngay sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt của khủng long.
Được tìm thấy ở Amazon và Orinoco ở Nam Mỹ, gà móng hay hoatzin (Opisthocomus hoazin) được coi là loài chim bí ẩn bậc nhất thế giới
Gà móng có cổ dài và đầu nhỏ. Chúng có khuôn mặt màu xanh lam không có lông với đôi mắt màu hạt dẻ, trên đỉnh đầu có một cái mào lông tua tủa
Mặt trên thân gà móng có màu xám đen, mặt dưới thân màu sáng, các lông bay phía ngoài của cánh có màu nâu, cái đuôi dài màu xám có phần chót màu trắng
Các con non có hai móng vuốt trên mỗi cánh. Ngay khi mới nở, chúng có thể sử dụng những móng vuốt này và bàn chân để bò quanh cành cây
Khi những kẻ săn mồi như diều hâu đen lớn tấn công khu vực làm tổ, những con gà móng trưởng thành sẽ bay ồn ào xung quanh để đánh lạc hướng kẻ săn mồi, trong khi con non rời khỏi tổ và ẩn mình trong những bụi cây
Chúng có thể bơi dưới mặt nước để thoát khỏi nguy hiểm, sau đó sử dụng đôi cánh có móng của mình để trèo trở lại tổ an toàn
Những chiếc móng trên cánh của gà móng non có sự tương đồng đáng kể với Archaeopteryx, loài chim cổ xưa chỉ còn được biết đến qua các hóa thạch
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng móng vuốt của gà móng có nguồn gốc gần đây hơn và có thể là sự tiến hóa từ nhu cầu thường xuyên rời tổ và trèo lên dây leo và cây cối rậm rạp của chim non
Năm 2015, một nghiên cứu di truyền học chỉ ra rằng gà móng là thành viên cuối cùng còn sót lại của dòng chim cổ xưa phân nhánh theo hướng riêng cách đây 64 triệu năm, ngay sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt của khủng long
Chúng được xếp vào bộ Opisthocomiformes, họ hàng gần nhất của gà móng có thể là bộ Gà hoặc bộ Cu cu
Gà móng sống thành đàn và làm tổ theo đàn nhỏ. Thức ăn của chúng chủ yếu là lá cây, đôi khi ăn cả hoa và quả
Hệ thống tiêu hóa của gà móng độc nhất vô nhị trong các loài chim. Chúng lưu trữ các vi khuẩn đặc biệt ở phần trước của ruột để phân hủy và lên men nguyên liệu thực vật mà chúng nuốt vào, giống như các loài gia súc và động vật nhai lại
Chúng thường đẻ hai hoặc ba quả trứng trong một cái tổ hình que trên cây treo trên mặt nước
Là một loài chim ồn ào, gà móng tạo ra nhiều loại tiếng kêu khàn khàn, bao gồm những tiếng rên rỉ, tiếng ộp ộp, tiếng rít, càu nhàu…
Hiện tại, gà móng có nguy cơ suy giảm do mất môi trường sống, mà chủ yếu là do nạn phá rừng ở Amazon
Động vật có vú duy nhất trên trái đất có vảy: Việt Nam có 2 loài, đang tới bờ vực tuyệt chủng
Chúng là loài động vật hoang dã có vú bị buôn bán trái phép nhiều nhất trên thế giới.
Ít ai biết rằng, trên thế giới duy nhất một loài động vật có vú có cơ thể được bao phủ lớp vảy cứng. Chúng thường dùng móng vuốt lớn và dài đào hang dưới lòng đất để trú ngụ và đào ổ kiến, mối mọt để ăn, đồng thời cũng giúp xới lên và tạo độ thoáng khí cho đất. Điều này cải thiện chất lượng dinh dưỡng của đất và hỗ trợ cho quá trình phân hủy, cung cấp một lớp đất nền tốt cho thảm thực vật tươi tốt phát triển.
Tuy nhiên dù loài vật này mang đến nhiều lợi ích nhưng chúng lại là loài bị buôn bán nhiều nhất thế giới với số lượng vụ buôn lậu bị bắt giữ có nguồn gốc từ châu Phi và hướng đến các thị trường châu Á tăng gấp 10 lần kể từ năm 2014 đến nay. Loài động vật này chính là tê tê.
Loài động vật có vú duy nhất trên trái đất có vảy là tê tê. (Ảnh: Pixabay)
Vậy tê tê là loài vật thế nào? Tại sao chúng lại bị loài người săn lùng?
Loài động vật kỳ diệu
Theo báo Giáo dục và Thời đại, tê tê hay còn gọi là trút hoặc xuyên sơn giáp, (tiếng Anh: Pangolin) là các loài động vật có vú thuộc Bộ Tê tê (Pholidota). Chỉ còn một họ còn sinh tồn, họ Manidae, gồm ba chi : Manis, Phataginus và Smutsia. Chi Manis bao gồm 4 loài được tìm thấy ở châu Á, trong khi chi Phataginus và Smutsia mỗi chi chỉ gồm 2 loài sống ở Châu Phi Hạ Sahara.
Đầu tê tê dẹt hơn so với toàn thân, dài ra đằng trước và nhọn dần về phía miệng. Tê tê không có răng, mắt tròn hơi sũng vào trong.
Loài động vật này thường dùng móng vuốt lớn và dài đào hang dưới lòng đất để trú ngụ và đào kiếm mồi. (Ảnh: Pixabay)
Chân tê tê rất ngắn và mập mạp, móng dài nên chúng không di bằng cách đạp chân xuống đất mà co 2 chân trước rồi giẫm lên 2 mu bàn chân
Phần đuôi tê tê có chiều dài tương đương với phần thân của nó khoảng 30-100cm.
Tê tê là loài thú có vú duy nhất trên thế giới có một lớp vảy cứng bao phủ toàn thân, chỉ chừa phần bụng và chiếm tới 20% trọng lượng cơ thể. Lớp vảy này cấu tạo từ keratin, một loại chất giống như móng tay người. Chức năng chính của các lớp vảy này là để bảo vệ tê tê khỏi kẻ thù.
Lớp vảy của loài động vật này chiếm tới 20% trọng lượng cơ thể. (Ảnh: Pixabay)
Khi gặp nguy hiểm, tê tê cuộn tròn thân mình lại như một quả bóng, khiến cho kẻ săn mồi không thể tấn công được. Lớp "áo giáp" này cứng đến nỗi có thể đối phó được với cả hàm răng của sư tử, hổ, báo nhưng lại không có ích gì trước những kẻ săn bắt trộm. Chúng còn tự vệ bằng cách xịt dung dịch axit hôi từ tuyến gần hậu môn, tương tự như chất phun của chồn hôi.
Vào ban ngày, tê tê cuộn tròn thành quả bóng để ngủ. Tê tê hoạt động và kiếm ăn vào ban đêm, nguồn thức ăn của chúng chủ yếu là kiến và mối. Tê tê có thể tiêu thụ tới 200.000 con kiến một ngày. Lưỡi của tê tê khi kéo dài hết cỡ có thể dài tới 40cm (dài hơn chiều dài cơ thể) và cuống lưỡi nằm sâu tận trong khoang ngực.
Khi gặp nguy hiểm, loài động vật này cuộn tròn thân mình lại như một quả bóng, khiến cho kẻ săn mồi không thể tấn công được. (Ảnh: Pixabay)
Tê tê không có răng nên chúng nghiền nát và tiêu hóa thức ăn nhờ những viên sỏi trong dạ dày. Chúng chủ yếu dựa vào khứu giác và thính giác, ngoài ra còn có những đặc điểm cơ thể khác giúp chúng ăn kiến và mối. Cấu trúc bộ xương của chúng rất chắc chắn và hai chân trước khỏe, hữu dụng khi xé các gò mối. Chúng sử dụng móng vuốt phía trước khỏe của mình để đào sâu vào cây, mặt đất và thảm thực vật để tìm con mồi, sau đó sử dụng chiếc lưỡi dài để thăm dò bên trong các đường hầm của côn trùng và lấy con mồi. Một số loài, chẳng hạn như tê tê cây, sử dụng chiếc đuôi cứng cáp của chúng để treo trên cành cây và tước vỏ cây, để lộ tổ côn trùng bên trong.
Đặc biệt việc giao phối của tê tê khá khó khăn vì chúng là loài lưỡng tính. Những cá thể tê tê thường sống đơn lẻ. Chúng thường là động vật sống đơn độc, chỉ gặp nhau để giao phối và sinh ra một lứa từ một đến ba con và nuôi trong khoảng hai năm.
Loài động vật này sử dụng chiếc lưỡi dài để thăm dò bên trong các đường hầm của côn trùng và lấy con mồi. (Ảnh: Pixabay)
Các con đực hấp dẫn con cái bằng cách đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu và đợi con cái đến để giao phối. Tê tê mang thai trong khoảng 120-150 ngày và mỗi lần thường chỉ đẻ được một con. Tê tê đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ. Tê tê con luôn bám trên đuôi mẹ khi di chuyển và kiếm ăn vào ban đêm.
Đặc biệt, gần như không thể có trường hợp tê tê sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt, chỉ vài trường hợp cá thể tê tê mẹ có thai từ trong tự nhiên trước khi đưa về trung tâm cứu hộ. Do tỷ lệ sinh sản thấp và khó nuôi nhốt, tất cả tê tê buôn bán trên thị trường đều bị bắt ngoài tự nhiên.
Loài vật có vú bị buôn bán nhiều nhất thế giới
Tê tê là loài động vật hoang dã có vú bị buôn bán trái phép nhiều nhất trên thế giới. (Ảnh: Pixabay)
Tê tê là loài động vật hoang dã có vú bị buôn bán trái phép nhiều nhất trên thế giới. Hàng năm có khoảng 100,000 cá thể bị săn bắn từ tự nhiên để phục vụ cho hoạt động buôn bán bất hợp pháp, với hai mục đích chính là sử dụng vảy trong y học cổ truyền và ăn thịt. Các hoạt động nông nghiệp ngày càng mở rộng với mục đích sử dụng khác nhau đã dần lấn chiếm môi trường sống của loài vật này. Vì những lý do trên, tê tê có thể biến mất trước khi phần lớn thế giới biết tới chúng.
Tê tê con luôn bám trên đuôi mẹ khi di chuyển và kiếm ăn vào ban đêm. (Ảnh: Pixabay)
Hiện trên thế giới chỉ có 8 loài tê tê đang tồn tại, phân bố ở châu Á và châu Phi. Trong đó, bốn loài từ các nước châu Á là tê tê Java (tê tê Sunda), tê tê vàng (tê tê Trung Quốc), tê tê Philippines và tê tê Ấn Độ; bốn loài còn lại ở châu Phi là tê tê bụng trắng, tê tê bụng đen, tê tê đất lớn và tê tê đất Temminck. Việt Nam là nơi cư trú của hai loài: Tê tê Java và Tê tê Vàng - cả hai loài đều nằm trong danh sách loài Cực kỳ nguy cấp trong Danh lục đỏ của IUCN.
Theo báo Giáo dục và Thời đại, Việt Nam luôn là điểm nóng trong việc trung chuyển và tiêu thụ tê tê. Nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng thịt và vảy tê tê ở trong nước và ở Trung Quốc. Nhiều người cho rằng, vảy tê tê có thể chữa bách bệnh. Chính vì thế, tê tê ở Việt Nam đang tiến gần tới bờ vực tuyệt chủng.
Theo báo Dân trí, trên thực tế, chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh được các công dụng của vảy tê tê. Các nhà khoa học đã "giải phẫu" vảy tê tê và nhận thấy bề mặt của vảy tê tê là một vỏ bọc keratin cứng. Keratin là một dạng protein hình sợi, được tìm thấy trong tóc, móng tay của con người và vuốt của các loài động vật, móng ngựa. Do đó, vảy tê tê cũng chỉ tương tự như móng tay và tóc của người.
Theo Cục Kiểm lâm Việt Nam cho biết, thực chất những lời đồn đại về tác dụng của vảy tê tê trên được bắt nguồn từ những người buôn bán động vật hoang dã. Nếu chúng ta không có hành động quyết liệt ngay từ bây giờ thì thế hệ tương lai có thể sẽ không còn cơ hội nhìn thấy tê tê - loài vật đặc biệt và thú vị này nữa.
Kỳ lạ loài giun có nhiều chân và móng vuốt Giun nhung không có quan hệ gần gũi với các ngành giun khác, mà được coi là họ hàng gần của ngành chân khớp (Arthropoda), gồm các loài côn trùng, giáp xác, nhện, rết, cuốn chiếu... Ngành Giun nhung (Onychophora) gồm những con vật kỳ lạ có thân dài và mềm mượt như giun, đầu có hai "sợi râu" như ốc sên và...