Loài động vật sống dai nhất thế giới: Sấy khô, hơ trên lửa, nhúng trong rượu, ra khỏi vũ trụ cũng không chết
Sức sống mãnh liệt của loài động vật này khiến cho nhiều nhà khoa học phải ‘bái phục’.
Tôm Artemia hay còn gọi là khỉ biển, là một loài động vật giáp xác nhỏ, có kích thước chỉ khoảng 15mm. Chúng được phát hiện lần đầu tiên tại hồ Urmia, Tây Bắc Irran vào năm 982, nhưng chỉ được công bố chính thức vào năm 1757. Chúng thường sống trong các vùng nước mặn, ngoài ra có thể được tìm thấy ở nhiều nơi khác trên thế giới bao gồm vùng nước ngọt, nước lợ và vùng ngập nước.
Tôm Artemia được coi là một loài sinh vật “kỳ diệu” vì khả năng sống sót trong những điều kiện khắc nghiệt. Chúng có thể sống sót trong nước muối với nồng độ muối trong nước lên đến 50%, nước ngọt, nước ô nhiễm và thậm chí cả trong không khí khô. Artemia cũng có thể chịu được những điều kiện ‘tra tấn’ kinh khủng như sấy khô, hơ trên lửa, nhúng trong rượu, môi trường chân không, áp suất ở độ sâu 6.000 mét dưới biển, thậm chí ở ngoại ô vũ trụ. Chúng tồn tại khi bị chiếu trực tiếp bằng ánh sáng cực tím, đun sôi ở 105 độ C, hoặc đặt vào các điều kiện độc hại như thuốc sâu và dung dịch có độ axit cao.
Video đang HOT
Bí quyết trường thọ của tôm Artemia là khả năng giữ lại rất ít nước trong cơ thể. Mặc dù chỉ còn 3% nước trong cơ thể, chúng vẫn duy trì khả năng sống sót bằng cách biến tế bào thành khối đường rắn, chủ yếu là trihaloza, giúp chúng chống lại môi trường khắc nghiệt.
Tôm Artemia sinh sản rất nhanh, chỉ trong vòng vài ngày, một con Artemia cái có thể đẻ hàng nghìn trứng. Những quả trứng Artemia có khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt, có thể tồn tại trong nhiều tháng trong môi trường khô ráo. Điều này giúp Artemia có thể di cư đến những vùng nước mới và sinh sống ở những môi trường có điều kiện khắc nghiệt.
Tôm Artemia được sử dụng làm thức ăn cho cá cảnh, cá nuôi thương phẩm, tôm, cua, ốc,… Chúng cũng được sử dụng làm thức ăn cho động vật hoang dã, chẳng hạn như chim, ếch nhái,… Ngoài ra, Artemia còn được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, chẳng hạn như nghiên cứu về dinh dưỡng, sinh lý và sinh thái của động vật.
Tình bạn đặc biệt hơn 20 năm giữa thợ lặn và cá mập hổ dài gần 5m
MỸ - Một thợ lặn ở bang Florida đã làm bạn với con cá mập hổ dài gần 5m có tên Emma trong suốt 23 năm qua.
Ông Jim Abernethy đã gặp con cá mập hổ lần đầu tiên vào năm 2001, khi ông gỡ lưỡi câu ra khỏi miệng con cá. Kể từ đó, họ trở thành bạn thân của nhau.
Mỗi lần ông Abernethy đi lặn ở bãi Tiger Beach tại Bahamas, Emma đều bơi vòng quanh và dụi đầu vào người ông để thể hiện tình cảm. Hành động này hoàn toàn trái ngược với những gì mà con người tưởng tượng về một con cá mập hổ khổng lồ dài gần 5m.
Ông Jim Abernethy và cá mập hổ Emma. Ảnh: New York Post
"Điều khiến Emma trở nên đặc biệt là nó rất to lớn. Nhưng khi bạn lặn xuống nước chỉ trong chốc lát, bạn sẽ nhận ra nó rất đáng yêu và dễ mến. Cá mập không phải là quái vật ăn thịt người vô cảm. Trên thực tế, chúng là những sinh vật có tri giác giống như mèo và chó. Chơi đùa với Emma cũng giống như bạn lăn lộn trên bãi cỏ với chó cưng của mình. Điều đó rất thú vị và đáng yêu. Đây là cách tôi có thể chụp được nhiều bức ảnh selfie như vậy", ông Abernethy chia sẻ với tờ The Sun.
Trong lần lặn ở bãi Tiger Beach vào năm 2001, ông Abernethy phát hiện một con cá mập hổ khổng lồ bơi lượn vòng cách đó vài mét. Con cá đã chủ động lại gần ông Abernethy, và được ông rút lưỡi câu ra khỏi miệng. Thợ lặn người Mỹ đã giúp con cá mập bất chấp rủi ro tiềm tàng. Từ đó, ông Abernathy còn 4 lần khác gỡ móc câu ra khỏi miệng Emma. Hành động này đã giúp họ trở thành bạn thân của nhau.
Thợ lặn người Mỹ Jim Abernethy. Ảnh: New York Post
Emma nhận ra và tiếp cận ông Abernethy mỗi khi ông xuống nước, dù ông đã mặc bộ đồ lặn kín mít. Theo thời gian, con cá mập còn học được tín hiệu ngón tay của ông Abernethy. Có thân hình to lớn, nhưng Emma vẫn hành động như một chú chó thích được vuốt ve và xoa đầu.
Trước đây, tình bạn kéo dài 25 năm giữa một thợ lặn người Nhật Bản và một con cá thuộc chi cá bàng chài đầu cừu châu Á có tên Yoriko đã khiến nhiều người sửng sốt. Song tình bạn của ông Abernathy với con cá mập hổ khổng lồ được đánh giá còn ấn tượng hơn.
Vì sao Australia 'sở hữu' nhiều động vật có nọc độc? Australia là lục địa có nhiều loài động vật có nọc độc chết người nhất trên thế giới. Từ sứa hộp, ốc nón cẩm thạch, bạch tuộc đốm xanh và cá đá... đều là những loài nằm trong top 10 loài động vật có nọc độc nhất thế giới và tất cả chúng đều sống ở Úc. Úc là nơi có vô số...