Loài động vật nào xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất?
Các nhà khoa học tin rằng họ có lẽ đã xác định được loài động vật đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất cách đây khoảng 700 triệu năm, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature tiết lộ.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được loài động vật này có thể là sứa lược – một loài săn mồi khắp đại dương – nghiên cứu từ Đại học California Berkeley cho hay.
Mặc dù trông giống như sứa nhưng sứa lược là một loài sinh vật khác hoàn toàn và nó tự đẩy cơ thể trong nước bằng các lông mao thay vì xúc tu. Chúng vẫn là một phần trong hệ sinh thái dưới biển ngày nay và được tìm thấy ở khắp các vùng biển trên thế giới.
Sứa lược ở Biển Đỏ. Ảnh: Getty
Video đang HOT
“Tổ tiên thường được biết đến nhất của tất cả các loài động vật này có lẽ sống cách đây 600 – 700 triệu năm. Khó có thể biết được chúng trông như thế nào bởi chúng là động vật thân mềm và không để lại bất kỳ dấu vết hóa thạch trực tiếp nào. Nhưng chúng ta có thể so sánh các loài động vật đang sống để biết về tổ tiên của chúng”, Giáo sư Daniel Rokhsar thuộc trường California Berkeley và là đồng tác giả nghiên cứu chia sẻ.
Theo Đại học California Berkeley, trong một thời gian dài người ta đã tranh luận loài động vật nào xuất hiện đầu tiên, sứa lược hay bọt biển. Bọt biển là loài sinh vật dành hầu hết cuộc đời của nó tại một vị trí, lọc nước qua các lỗ chân lông để thu gom các hạt thức ăn.
Nhiều người cho rằng do các đặc điểm nguyên thủy của bọt biển mà nó xuất hiện trước, trước cả sứa lược. Nhưng nghiên cứu mới đây đã xác định, trong khi bọt biển xuất hiện từ sớm thì chúng có thể vẫn xuất hiện sau sứa lược. Để đưa ra kết luận này, các nhà khoa học đã xem xét tổ chức gen trong nhiễm sắc thể của các cơ quan. Các nhiễm sắc thể của sứa lược rất khác của bọt biển, sứa và các loài không xương sống khác, cho thấy có thể chúng đã xuất hiện sớm hơn hoặc muộn hơn nhiều so với các loài còn lại.
Các nhà nghiên cứu đã so sánh các nhiễm sắc thể của sứa lược với các sinh vật không phải động vật và thấy rằng chúng có chung một vài sự kết hợp vật liệu di chuyền trong khi các nhiễm sắc thể của bọt biển và các loài động vật khác được sắp xếp lại theo cách hoàn toàn khác.
Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện mới này có giá trị quan trọng trong việc hiểu về các chức năng cơ bản của tất cả các loài động vật và con người ngày nay, như cách chúng ta ăn uống, di chuyển và cảm nhận về môi trường xung quanh./.
Có bao nhiêu khủng long bạo chúa từng tồn tại trên Trái đất?
Các nhà khoa học đã tính toán lại tổng số khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus rex) từng tồn tại trên Trái đất.
Theo nghiên cứu mới, số lượng T. rex tối đa tồn tại là 1,7 tỷ.
Nghiên cứu mới cho thấy, có 1,7 tỷ khủng long này đã tồn tại trong suốt lịch sử hành tinh của chúng ta.
Vào tháng 4/2021, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science ước tính rằng, có tới 2,5 tỷ cá thể T. rex sống cách đây từ 68 - 65,5 triệu năm trên Trái đất. Song, theo nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Palaeontology, con số thực tế có thể là gần 1,7 tỷ.
Tác giả nghiên cứu Eva Griebeler - nhà sinh thái học tiến hóa tại Trường Đại học Johannes Gutenberg ở Mainz (Đức) cho biết, mô hình mới đã tính đến thông tin về T. rex mà các tác giả của nghiên cứu ban đầu bỏ qua. Điều đó dẫn đến số lượng khủng long được tính toán giảm.
Charles Marshall - nhà cổ sinh vật học tại Trường Đại học California, Berkeley (Mỹ) và là tác giả chính của nghiên cứu năm 2021, cho biết kết quả mới này toàn diện hơn.
Trong nghiên cứu ban đầu, nhóm của Marshall đã tạo ra một mô hình phức tạp, tính đến một số biến số khác nhau. Các biến số bao gồm khối lượng cơ thể trung bình, mật độ dân số, phạm vi địa lý gần đúng, tuổi sinh dục, số lượng trứng đẻ, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ sống sót và thế hệ thời gian.
Từ đó, nhằm ước tính có bao nhiêu con T. rex có thể sống sót cùng nhau. Mô hình tiết lộ rằng, mỗi thế hệ T. rex có thể bao gồm khoảng 20.000 cá thể. Ngoài ra, có khoảng 125.000 thế hệ trong 2,5 triệu năm chúng tồn tại, nghĩa là tổng cộng 2,5 tỷ T. rex.
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Griebeler không đồng ý với một số dữ liệu được đưa vào mô hình này. Bà tin rằng, nhóm của Marshall đã đánh giá quá cao tỷ lệ sống sót và khả năng đẻ trứng của T. rex, cũng như số thế hệ tồn tại trong thời gian này. Đó là những yếu tố làm sai lệch kết quả.
Nghiên cứu của Griebeler cho thấy, những giá trị này có vẻ giống với ở các loài chim và bò sát hiện đại hơn. Khi các giá trị này được đưa vào một mô hình cập nhật, nó tiết lộ rằng, có 19.000 cá thể trong mỗi thế hệ T. rex. Trong khi đó, chỉ có khoảng 90.000 thế hệ, nghĩa là số lượng T. rex tối đa tồn tại là 1,7 tỷ.
Bất kể con số chính xác là bao nhiêu, cả hai nghiên cứu đều đặt ra một câu hỏi thú vị. Đó là: Tất cả xương T. rex ở đâu? Nếu dự đoán của nhà nghiên cứu Griebeler chính xác, điều đó có nghĩa là chúng ta mới chỉ tìm thấy hóa thạch của 0,0000002% những con khủng long khổng lồ này. Theo cả hai nhà nghiên cứu Griebeler và Marshall, đây là một câu hỏi quan trọng cần được tìm hiểu thêm.
Vùng đất đáng sợ nhất Trái đất: Hai triệu năm không có nổi một giọt mưa Suốt 2 triệu năm qua, nơi này chưa từng có một giọt mưa rơi xuống, vì sao vậy? Vùng đất 2 triệu năm chưa từng có mưa này được gọi là Thung lũng khô (Thung lũng Mc Murdo). Thung lũng này còn được gọi là nơi khô hạn nhất trên Trái đất. Nó nằm ở Nam Cực và các nhà khoa học nhận...