Loài động vật duy nhất khiến ‘chúa sơn lâm’ phải khiếp sợ
Được mệnh danh là thủ lĩnh của rừng xanh, hổ vẫn phải cúi đầu trước loài động vật này.
Hổ (hay cọp, hùm…) là một loài động vật có vú thuộc họ Mèo được xếp vào một trong năm loài “mèo lớn” thuộc chi Panthera, tiến hóa từ khoảng 4 triệu năm trước, được đại diện bởi Panthera blytheae – giống loài khi ấy đóng vai trò như nhánh đầu tiên của dạng động vật ăn thịt mới.
Danh hiệu “ chúa sơn lâm” luôn dành cho hổ do loài thú này có sức mạnh tuyệt đối và phải chăng bắt nguồn từ việc chúng luôn ở những vị trí cao, thích sống ở những vùng cao. Mặc dù hổ sống ở nhiều sinh cảnh khác nhau nhưng thích hợp nhất là rừng thứ sinh, rừng ven bãi cỏ, rừng thường xanh đất thấp nhiệt đới, rừng gió mùa, rừng gai khô, rừng cây sồi và bạch dương, rừng cỏ cao và đầm lầy ngập mặn.
Hổ là loài có cơ thể lớn nhất trong thú họ Mèo và là loài thú ăn thịt lớn thứ ba sau gấu nâu và gấu Bắc cực. Đây cũng là loài bơi giỏi và không sợ nước, có thể bơi 29 km trong một ngày và có thể vừa bơi vừa tấn công người hoặc các loài động vật khác. Trên cạn, hổ chỉ xếp sau báo gấm khi tốc độ chạy đạt 65 km/h. Đặc biệt, hổ là loài thú có hàm răng lớn với răng nanh của cá thể trưởng thành dài 9 cm. Đây cũng là loài ăn khỏe nhất với 29 kg thịt hằng ngày cho một cá thể hổ có kích thước trung bình. Ngược lại, do ăn khỏe nên hổ có thể nhịn đói 3 ngày.
Sau khi trưởng thành, hổ có kích thước cơ thể lớn hơn hầu hết các loài động vật ăn thịt trên cạn, và chúng cũng là loài “trời sinh” với đủ loại vũ khí có thể dùng để chiến đấu.
Mặc dù lực cắn đơn vị của hổ không phải là lớn nhất trong họ mèo, nhưng lực cắn răng nanh của hổ là lớn nhất trong họ mèo. Những chiếc răng của hổ dài và nhọn hơn, gây ra vết thương nghiêm trọng hơn cho bất cứ sinh vật nào.
Theo quan điểm tập quán, hổ là loài ăn thịt, chúng sống bằng cách săn mồi và ăn thịt hàng ngày. Kỹ năng đi săn của chúng từ lâu đã được rèn luyện trong quá trình tiến hóa lâu dài của loài, chúng có những phương pháp săn bắt con mồi khác nhau, và thường sử dụng chúng một đòn chí mạng để hạ gục con mồi.
Hung dữ là thế, nhưng mà không phải lúc hổ cũng là loài động vật có thể chủ động lấn át những loài khác. Bản chất là một loài mạnh mẽ, trong môi trường sống của nó, nếu có loài vật nào có thể gọi là đối thủ của hổ, chỉ có thể là gấu, giống như đoạn clip dưới đây.
Loài sinh vật trong đoạn clip là gấu ngựa, hay còn được biết đến với tên gọi gấu đen châu Á, thường sống ở những khu vực có độ 3.000 m so với mực nước biển. Chúng cũng là loài giỏi leo trèo cho nên việc kiếm thức ăn với chúng khá dễ dàng. Một con gấu ngựa đực trưởng thành nặng từ 100-120 kg; gấu cái nhỏ hơn: chừng 70-90 kg. Chiều dài toàn thân từ 1,5-2 m, gần như một con ngựa.
Gấu ngựa được cho là loài thú khá hung dữ, chúng hoàn toàn có thể tấn công con người một cách trực diện. Vậy nên, trước mặt một con hổ, nó không hề nao núng mà chủ động đe dọa tấn công. Sự hung hãn của con gấu đã chiến thắng hoàn toàn chú hổ. Con vật chỉ còn dám co rúm, nằm sợ hãi và cầu mong cho nỗi sợ hãi sẽ chóng qua đi.
Những bí mật chưa từng biết về loài Hổ
Có rất nhiều bí mật thú vị có thể bạn chưa biết về loài Hổ - động vật to lớn nhất trong họ Mèo và là động vật lớn thứ ba trong các loài thú ăn thịt (sau gấu trắng và gấu nâu).
1.Hổ, còn gọi là cọp, hùm, kễnh, khái, ông ba mươi hay chúa sơn lâm (danh pháp hai phần: Panthera tigris) là một loài động vật có vú thuộc họ Mèo (Felidae), một trong bốn loại "mèo lớn" thuộc chi Panthera.
Hổ là loài động vật lớn nhất họ Mèo
2.Chúng là động vật to lớn nhất trong họ Mèo và là động vật lớn thứ ba trong các loài thú ăn thịt (sau gấu trắng và gấu nâu).
3.Ngày nay trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 ở Việt Nam và 1.500 ở Ấn Độ. Loài hổ đã được đưa vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm.
Hổ Bengal
4.Trong môi trường nuôi nhốt hổ có thể sống tới 20 năm, nhưng trong môi trường hoang dã tuổi thọ của chúng dao động từ 10 tới 15 năm.
5.Nước dãi của hổ có khả năng khử trùng. Đó là nguyên nhân khiến chúng hay liếm vết thương.
Nước bọt của Hổ có khả năng khử trùng
6.Gân ở chân hổ rất khỏe. Nhiều thợ săn kể rằng, sau khi bị bắn chết, nhiều con hổ vẫn đứng sững chứ không ngã nhào xuống đất.
7.Hổ trưởng thành thường sống ổn định trong một khu vực. Lãnh thổ của một con đực có thể rộng tới 160 km vuông và bao trùm lãnh thổ của nhiều con cái.
8.Chúng đánh dấu lãnh thổ bằng cách tiểu tiện vào các bụi cây và gốc cây, cào sâu vào các thân cây. Hổ cũng dùng phân để đánh dấu phạm vi lãnh thổ. Cứ vài ngày chúng đi vòng quanh lãnh thổ một lần.
Một con hổ Bengal với con mồi
9.Mùi phân và nước tiểu của các con hổ không giống nhau. Chỉ có chúng mới có thể phân biệt được mùi nước tiểu và phân của đồng loại.
10.Mỗi con hổ có một kiểu sọc vằn riêng, giống như dấu vân tay ở người. Những vết sọc giúp chúng ngụy trang tốt trong các đám cỏ và cây bụi thấp.
11.Thính giác là giác quan phát triển nhất của hổ.
12.Nếu tính trung bình thì cứ 20 lần bắt mồi hổ chỉ thành công một lần.
13.Hổ thích ăn lợn, nai và trâu. Nhưng chúng cũng sẵn sàng bắt những con vật nhỏ hơn như cá và thỏ. Hổ có thể nhịn ăn trong 2-3 ngày.
14.Một con hổ có kích thước trung bình có thể ăn tới 27 kg thịt mỗi bữa.
15.Răng nanh của hổ có thể dài tới 7,5 cm. Nhờ đó chúng có thể gặm tới xương mọi động vật trên trái đất.
16.Sau khi đánh chén no, hổ thường giấu phần còn lại của con mồi để tránh sự dòm ngó của những động vật ăn xác thối. Chúng sẽ ăn nốt phần thịt đó vào bữa tiếp theo.
17.Thời gian ngủ tối đa của hổ trong ngày là 18 giờ.
18.Trong số các loại mèo khổng lồ, chỉ có hổ và báo đốm Mỹ (jaguar) là bơi tốt, và thông thường người ta hay thấy hổ tắm trong ao, hồ và sông. Hổ thường làm mát cơ thể bằng cách ngâm mình dưới nước.
Hổ cũng là một trong số những 'kình ngư' tài giỏi trong giới động vật
19.Ở tuổi thứ ba hổ bắt đầu giao phối và sinh sản. Một con đực có thể giao phối 6 lần/giờ. Hổ cái mang thai trong 102-106 ngày và thường đẻ 2-3 con mỗi lứa.
20.Tỷ lệ tử vong ở hổ con tương đối cao. Khi chào đời hổ con không có khả năng nhìn.
Một chú hổ con.
21. Trọng lượng của hổ con tăng thêm trung bình 100 gram mỗi ngày.
22.Giới khoa học tin rằng những đốm trắng ở mặt sau của tai hổ là dấu hiệu chỉ dẫn để hổ con có thể bám theo mẹ.
23.Hổ con bắt đầu săn mồi sau khi được 18 tuần tuổi. Chúng sống cùng mẹ trong 2-3 năm.
Nuôi chó quý hiếm suốt hai năm, người phụ nữ giật mình khi biết lai lịch thật của con vật Hóa ra con vật gắn bó với gia đình suốt thời gian qua lại không phải là giống chó ngao Tây Tạng như nhầm tưởng. Giật mình lai lịch thật của chó ngao Tây Tạng Trong một chuyến du lịch của đại gia đình, ông Tô ở Vân Nam, Trung Quốc cùng con gái vô tình bắt gặp một chợ cóc địa phương...