Loại củ trông xù xì xấu mã nhưng càng ăn càng đốt mỡ bụng cực tốt vào mùa lạnh và còn là thuốc quý trong Đông y
Củ từ được giới đông y ví là loại thực phẩm cực tốt cho người bị tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, người hay bị táo bón, khó ngủ mà không muốn dùng thuốc an thần
Ăn củ từ đều đặn mỗi ngày vào mùa đông giúp hút mỡ bụng siêu hay lại còn phòng chữa bệnh
Là một loại củ có nhiều lông xù xì, củ từ có nhiều chất nhờn, nhất là khi bóc sống lớp vỏ ngoài. Điều ấy khiến nhiều người khá e ngại khi ăn loại củ này. Trong vườn tược của người Việt ngày xưa, củ từ luôn được ưu ái bởi luộc, nướng hay nấu canh đều đem lại những món ăn ngon. Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, loại củ này dường như đang bị lãng quên.
Đây quả là điều đáng tiếc khi củ từ là một trong những thực phẩm vàng vào mùa lạnh. Không chỉ ăn ngon, giúp món ăn giảm độ béo ngấy, loại củ này còn được ví là thực phẩm hút mỡ bụng, chữa nhiều bệnh thường gặp vào mùa đông.
Công dụng của củ từ không chỉ có ý nghĩa về mặt sức khỏe mà còn cực tốt cho chị em trong việc làm đẹp, giữ dáng hiệu quả vào mùa đông.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, củ từ hay còn gọi là củ khoai từ có vị ngọt, tính bình có tác dụng chống mệt mỏi, ích khí lực, kiện tỳ vị, cường thận dương, giải các chất độc khỏi cơ thể và chữa được nhiều bệnh.
“Đây là loại thực phẩm cực tốt cho người bị tiểu đường, cao huyết áp, béo phì, người hay bị táo bón, khó ngủ mà không muốn dùng thuốc an thần, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, đồng thời phòng chống nhiễm độc kim loại nặng từ môi trường”, vị chuyên gia nhấn mạnh. Củ từ thực sự có tác dụng giải độc rất tốt, từ xa xưa, các vị thầy thuốc ở Liên Xô đã sử dụng chúng để đưa vào chế độ ăn hàng ngày cho công nhân nhằm bớt hấp thụ độc tố kim loại vào người, bảo vệ sức khỏe cho tầng lớp công nhân.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong củ từ có hàm lượng chất xơ cao, kích thích nhu động ruột, chỉ số glycemic rất thấp, khi nấu cùng các món xương, thịt hầm sẽ giúp những món ăn bớt ngấy ngán, đồng thời không lo sợ món ăn quá béo.
Video đang HOT
Chuyên gia “bật mí” một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh, giảm béo bụng từ củ từ
Công dụng của củ từ không chỉ có ý nghĩa về mặt sức khỏe mà còn cực tốt cho chị em trong việc làm đẹp, giữ dáng hiệu quả vào mùa đông. Một số món ăn thuốc dễ làm sau sẽ giúp bạn vừa chữa bệnh vừa giảm mỡ bụng cực dễ dàng:
- Giải độc cơ thể, giải độc kim loại: Lấy củ từ tươi đem gọt vỏ, giã lấy nước uống cho nôn hết ra ngoài sẽ giúp giải độc hiệu quả.
- Chữa viêm họng, chữa ho do nhiệt: Củ từ đã gọt vỏ 250g, thịt gà 25g, thịt lợn nạc 100g, xá xíu 75g, nấm đông cô 5g, măng non 100g, bột nếp 500g, bột mì 250g, dầu mè, rượu gạo trắng, thêm gia vị như xì dầu, muối, bột tiêu… Củ từ luộc chín trộn với bột, đường làm vỏ bánh. Măng và nấm trần qua nước sôi, các loại thịt đem thái nhỏ, nhào bột mì cho ướt. Bạn xào thịt, măng, nấm kèm gia vị làm nhân bánh. Đem gói rồi rán vàng lên ăn. Củ tư co chưa saponin va niêm dich sẽ làm dịu và nhuận họng, tiêu đờm, trị các chứng ho khan cũng như một số chứng bệnh đường hô hấp hiệu quả.
Để dùng khoai từ làm thức ăn an toàn hơn, bạn nên nướng khoai từ để phân hủy chất nhựa, hạn chế tối đa khả năng bị đầy bụng, khó tiêu.
- Phòng chống bệnh tiểu đường: Luộc củ từ ăn hàng ngày. Củ tư chưa niêm dich protein – hợp chất giữa protein và polysacc-harid, có tác dụng hạ đường huyết cực tốt, do đó ăn củ từ là một cách phòng chống cũng như giúp giảm đường huyết cho người bị tiểu đường.
- Giải nhiệt, trừ đàm, tiêu tích, giảm béo: Củ từ đem gọt vỏ sạch, đậu phụ thái con chì, đem rán vàng đều bằng dầu mè, nấm rơm thái nhỏ. Phi thơm nấm rơm cùng hành tỏi, rồi cho đậu, gia vị vào đun sôi, cho củ từ vào hầm nhừ, sau đó cho thêm rau ngổ, mùi tàu. Ăn khi còn nóng với cơm sẽ giúp giải nhiệt, giảm béo bụng hiệu quả.
Không nên ăn khoai tư cung chuôi đê tranh tiêu chay.
Lưu ý: Không nên ăn củ tư cung chuôi đê tranh tiêu chay. Để dùng khoai từ làm thức ăn an toàn hơn, bạn nên nướng khoai từ để phân hủy chất nhựa, hạn chế tối đa khả năng bị đầy bụng, khó tiêu. Ăn ít thì bạn có thể nướng chín, còn nếu dùng nấu các món thì nướng qua rồi mới nấu sẽ tránh cảm giác đầy bụng.
Tiểu Nguyễn
Theo baodansinh
Chuyên gia chỉ cách khắc phục căn bệnh là "nỗi ám ảnh" của nhiều người mỗi khi đêm về
Bệnh lý này kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm năng suất làm việc đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác.
Suốt nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Uyên (41 tuổi, quê Long An) thường xuyên bị những đêm mất ngủ hành hạ với các triệu chứng như khó vào giấc ngủ, một đêm chỉ ngủ được khoảng 3 tiếng, giấc ngủ không sâu, hay gặp ác mộng, thậm chí có hôm thức trắng.
Tình trạng này kéo dài và trầm trọng hơn mỗi khi thời tiết thay đổi khiến chị Uyên vô cùng mệt mỏi. Để khắc phục bệnh mất ngủ, chị Uyên phải sử dụng thuốc an thần trong một thời gian dài. Hậu quả, chị bị trầm cảm, suy giảm trí nhớ.
Mất ngủ là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Ảnh minh họa
Tương tự, gần đây, Chu Văn Phúc (22 tuổi, sống tại TP HCM) cũng bị mất ngủ kéo dài liên tục cả tháng. Mỗi đêm, Phúc chỉ ngủ được vài tiếng và thường bị tỉnh giấc. Giấc ngủ chập chờn khiến nam thanh niên này hay bị đau đầu vào mỗi buổi sáng khi tỉnh dậy và không thể tập trung làm việc.
Đây là 2 trong số rất nhiều trường hợp đang bị "nỗi ám ảnh" mỗi khi đêm đến hành hạ. Theo các bác sĩ, ở nước ta, tỷ lệ người dân bị mất ngủ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh chiếm 10-20%. Theo một nghiên cứu khảo sát tình trạng mất ngủ trong cộng đồng dân cư tại TPHCM, kết quả có khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng mất ngủ và khoảng 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, số lượng người đến khám vì mất ngủ chiếm tỷ lệ khoảng 15%, tuy nhiên bệnh mất ngủ còn được phát hiện khi người bệnh đến khám vì các nguyên nhân khác (tỷ lệ khoảng 35-40%).
Theo PGS.TS Trịnh Thị Diệu Thường - Trưởng cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, mất ngủ là bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Mất ngủ kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm năng suất làm việc, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý kèm theo như trầm cảm, lo âu, tim mạch, đái tháo đường, béo phì...
Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ những rối loạn tâm thần như trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, các nguyên nhân thực thể khác như đau cấp và mạn tính (đau khớp, viêm loét dạ dày tá tràng), lạm dụng thuốc và các chất kích thích... Đôi khi người bệnh mắc chứng mất ngủ mà không có bất cứ nguyên nhân cụ thể về bệnh tâm thần hay bệnh thực thể nào.
Để điều trị bệnh này, PGS.TS Trịnh Thị Diệu Thường cho biết, mất ngủ có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như vệ sinh giấc ngủ (thức giấc cùng một giờ hàng ngày, giới hạn thời gian nằm trên giường trước khi ngủ, không dùng các chất kích thích thần kinh trung ương...); điều trị bằng thuốc hóa dược, thuốc thảo dược; liệu pháp tâm lý hành vi, thiền định, luyện khí công, yoga, tập dưỡng sinh, châm cứu...
Châm cứu điều trị bệnh mất ngủ. Ảnh: TL
Trong đó, châm cứu là phương pháp an toàn thuộc nhóm điều trị không dùng thuốc, được sử dụng từ rất lâu đời, an toàn, có hiệu quả và tần suất sử dụng nhiều nhất theo thống kê năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh tính hiệu quả cũng như không gây tác dụng phụ của những phương pháp châm cứu trong điều trị bệnh mất ngủ.
PGS TS Trịnh Thị Diệu Thường cho biết thêm, tùy theo chẩn đoán Y học cổ truyền, có nhiều hình thức châm cứu khác nhau được sử dụng để điều trị mất ngủ như thể châm (châm kim vào huyệt vị trên cơ thể), điện châm (kết hợp dòng điện xung), nhĩ châm (châm trên các huyệt vị ở loa tai), đầu châm (châm trên các vùng đầu châm khác nhau), phúc châm (châm trên các vùng huyệt ở bụng)...
Để đạt hiệu quả điều trị bằng phương pháp châm cứu, người bệnh cần phối hợp với bác sĩ trong quá trình thăm khám để chẩn đoán chính xác thể bệnh và nguyên nhân gây bệnh; tuân thủ phác đồ điều trị, khai báo những thay đổi triệu chứng qua các lần điều trị châm cứu.
Với những người hay bị mất ngủ, vị chuyên gia này khuyến cáo, nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất, tránh lạm dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần khiến bệnh trầm trọng hơn.
Mai Thùy
Theo giadinh.net
Giải quyết 6 "nỗi sợ" của tinh trùng để vợ chồng mong con sớm có tin vui Bạn có biết rằng tinh trùng cũng có những nỗi lo cụ thể. Tuy nhiên những nỗi lo đó có thể được khắc phục một cách dễ dàng. Sợ thuốc lá, rượu Hút thuốc và lạm dụng rượu là kẻ thù của tinh trùng. Một số cơ thể đàn ông khá nhạy cảm với độc tố trong thuốc lá, đặc biệt là các...