Loại củ giá vài chục 1kg ở Việt Nam không ngờ chính là “vũ khí” sống thọ của người Nhật, chống 3 loại ung thư, dùng làm thuốc trị bệnh nào cũng tốt
Ở Việt Nam, có một loại củ giá chỉ vài chục ngàn 1kg nhưng lại được mệnh danh là “nhân sâm trắng” đó chính là củ cải.
Loại củ “rẻ bèo” nhưng lại chính là bí quyết sống thọ của người dân Nhật Bản
Ở Việt Nam, có một loại củ giá chỉ vài chục ngàn 1kg nhưng lại được mệnh danh là “nhân sâm trắng” đó chính là củ cải.
Nhắc đến củ cải, nhiều người sẽ nghĩ đến các món ăn quen thuộc như củ cải kho thịt, muối dưa, hầm thịt bò… Nhưng có lẽ nhiều người không biết rằng, củ cải có thể sử dụng để phòng chống bệnh tật rất tốt.
Củ cải có thể sử dụng để phòng chống bệnh tật rất tốt.
Ở Nhật Bản – quốc gia có tuổi thọ trung bình lớn nhất thế giới, củ cải là một món ăn rất quen thuộc và gần như xuất hiện trong mỗi bữa ăn. Người Nhật thường làm củ cải trắng muối, hoặc cắt ra cho vào súp, salad, cà ri, cơm. Củ cải trắng cũng được người dân nước này được nạo ra ăn kèm với cá sống.
Có thể nói, củ cải gắn liền với đời sống của người Nhật và được tin dùng như một bí quyết ăn uống đơn giản nhưng có thể kéo dài tuổi thọ. Lý do khiến người Nhật yêu thích củ cải là bởi món ăn này lành mạnh, có thể chống ung thư, tăng cường miễn dịch, giảm viêm, cải thiện tiêu hóa, và hỗ trợ hô hấp.
M ón sashimi của người Nhật luôn ăn kèm với củ cải trắng thái sợi.
Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, củ cải dù ăn theo cách nào cũng rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, chúng có một nguồn chất chống oxy hóa dồi dào như vitamin C và anthocyanin, giàu lycopen có tác dụng hỗ trợ phòng chống 3 loại ung thư thường gặp đó là: Ung thư ruột kết, ung thư dạ dày và ung thư thận.
Củ cải – bài thuốc quý của Đông y, dùng trị bệnh gì cũng tốt
Không chỉ với người Nhật Bản mà ngay ở Việt Nam, củ cải cũng được Đông Y coi là một loại nguyên liệu quý. Trong Đông Y, củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, không độc, có tác dụng chữa ho, long đờm, lợi tiểu kích thích tiêu hoá và đặc biệt rất tốt để trị các căn bệnh mà cơ thể dễ mắc vào mùa lạnh.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong những ngày thời tiết chuyển mùa, trở lạnh các bà nội trợ có thể sử dụng củ cải để chế thành các món ăn/bài thuốc sau đây.
Video đang HOT
1. Điều trị khản tiếng, mất tiếng
Nếu bị khản tiếng hoặc mất tiếng, bạn có thể dùng củ cải trắng ép lấy nước, trộn cũng mật ong rồi uống trong 3-5 ngày, bệnh sẽ hết dần. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm nước củ cải trắng với mật ong để trị đau họng, khàn tiếng.
2. Trị táo bón, miệng khô đắng
Cách dùng: Dùng củ cải tươi xào với tỏi ăn trong bữa cơm, ngày 2 lần. Ăn trong 3 – 5 ngày.
3. Điều trị hen suyễn
Thời tiết giao mùa thường khiến chúng ta dễ mắc bệnh hen suyễn nhất, cách để phòng và chữa bệnh đó là đưa củ cải trắng vào chế độ ăn uống hàng ngày bởi củ cải có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, có tác dụng trong việc chữa hen suyễn. Các món ăn từ củ cải dễ chế biến trong gia đình là: Củ cải hầm thịt ba chỉ, củ cải nhồi thịt, củ cải hầm thịt gà…
4. Chữa viêm loét miệng do nhiệt
Cách dùng: Lấy củ cải tươi giã vắt lấy nước cốt ngậm rồi súc miệng nhiều lần trong ngày, tình trạng sẽ thuyên giảm dần.
5. Hỗ trợ điều trị sỏi mật
Chuẩn bị 400g củ cải trắng, 100g mật ong. Đem củ cải đi gọt vỏ, cắt từng miếng dài khoảng 6cm, tẩm mật ong rồi đem đi sấy khô. Ăn củ cải và uống cốc nước muối loãng để trị bệnh.
6. Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Thường xuyên ăn hoặc uống nước ép của củ cải. Như vậy, các hoạt chất kháng khuẩn, trị lành vết thương của củ cải trắng sẽ giúp các vết loét trong dạ dày của bạn mau chóng lành bệnh.
Lưu ý khi sử dụng củ cải
Lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo:
- Không được ăn quá nhiều củ cải trong một bữa vì có thể đối mặt với nguy cơ rối loạn tiêu hóa, gây đau bụng… Đặc biệt đối với bà bầu khi ăn nhiều củ cải sẽ tăng tiểu vặt do củ cải có tính lợi tiểu.
- Không được kết hợp củ cải cùng những thực phẩm đại kỵ như: Quả lê, quả táo, quả nho, nhân sâm, cà rốt, mộc nhĩ… vì có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Những lưu ý quan trọng khi dùng cốc uống nước để tránh hại sức khỏe và chặn đứng nguy cơ bị ung thư
Không phải ai cũng biết cách lựa chọn một chiếc cốc an toàn cho sức khỏe và tránh xa những loại cốc tuyệt đối không thể dùng để đựng đồ uống. Vậy những loại cốc nào không thể dùng đựng đồ uống?
Cốc được sử dụng từ thời cổ đại để uống rượu hoặc uống trà với hình dạng chủ yếu là loại cốc có đường kính miệng tương đương với chiều cao của cốc, có phần đáy chân tròn hoặc chân cao.
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của thời đại, con người ngày càng chú trọng sức khoẻ và việc uống nước mỗi ngày trở thành thói quen của bất kỳ ai. Cũng vì thế mà rất nhiều loại cốc ra đời với hình dạng, chất liệu khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lựa chọn một chiếc cốc an toàn cho sức khỏe và tránh xa những loại cốc tuyệt đối không thể dùng để đựng đồ uống. Vậy những loại cốc nào không thể dùng đựng đồ uống?
1. Không dùng cốc làm bằng inox để uống cà phê
Không nên dùng cốc inox để uống những loại đồ uống có tính axit như cà phê hay nước cam.
Các loại cốc làm bằng inox thường được sử dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt có tác dụng giữ nhiệt tốt. Tuy nhiên inox là sản phẩm hợp kim, có thể hòa tan trong môi trường axit cho nên không thể dùng cốc inox để uống những loại đồ uống có tính axit như cà phê, đồ uống có ga hay nước cam. Vì có thể gây kết tủa kim loại nặng có trong thành phần của cốc và gây hại cho sức khỏe. Thêm một lưu ý khi dùng cốc inox thì bạn không nên dùng chất tẩy rửa mạnh trong quá trình làm sạch vì những chất này cũng dễ bị phản ứng với các loại thép không gỉ.
2. Cốc giấy dùng 1 lần có thể chứa chất gây ung thư tiềm ẩn
Loại cốc giấy dùng một lần trông có vẻ rất vệ sinh, tiện lợi. Nhưng trên thực tế, chúng ta hoàn toàn không thể đánh giá được mức độ đạt tiêu chuẩn của loại cốc này và càng không thể phân biệt được độ sạch hay vệ sinh của cốc chỉ bằng mắt thường.
Nhìn từ góc độ bảo vệ môi trường, chúng ta nên hạn chế dùng loại cốc 1 lần này để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt gây ra.
Ngoài ra, một số nhà sản xuất còn thêm một lượng lớn chất huỳnh quang để tạo thêm độ trắng sáng cho loại cốc này. Chất huỳnh quang khi xâm nhập vào cơ thể con người sẽ làm các tế bào bị thay đổi và trở thành nguy cơ gây ung thư.
Hơn nữa loại cốc giấy không đạt tiêu chuẩn thông thường rất mềm, sau khi đổ nước vào cốc sẽ rất khó giữ được hình dạng ban đầu. Một số loại khác còn có mật độ kém, đáy cốc rất dễ bị thấm nước, khi đổ nước nóng vào dễ gây bỏng tay. Đặc biệt, có những chiếc cốc giấy mà khi chạm tay vào mặt trong cốc, chúng ta dễ dàng cảm nhận được chất bột bám trong đó, có lúc chất bột màu trắng này còn dính lên các đầu ngón tay, đây chính là những chiếc cốc giấy có chất lượng thấp điển hình.
3. Cốc nhựa dễ bám bẩn
Cốc nhựa cũng không phải loại cốc nên được sử dụng rộng rãi. Bởi vì trong quá trình sản xuất người ta thường thêm nhiều loại chất phụ gia vào nhựa, trong đó có những loại hoá chất độc hại. Khi dùng những chiếc cốc này đựng nước nóng hoặc nước sôi, những hoá chất độc hại dễ dàng hấp thụ vào trong nước gây hại cho sức khoẻ. Mỹ và Canada cấm sử dụng cốc nhựa dùng một lần vì phát hiện chất Styrene gây hại đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt có thể gây ung thư.
Ngoài ra, với cấu trúc cấu tạo vi mô, bên trong chất liệu này có rất nhiều lỗ nhỏ dễ bám bẩn, nếu không rửa sạch thì những chất bẩn này sẽ gây ra các loại vi khuẩn vi trùng có hại. Bởi vậy nên khi chọn cốc nhựa, chúng ta nên chọn những loại cốc đạt tiêu chuẩn sản xuất của quốc gia.
Nếu lựa chọn cốc nhựa, người dùng nên chú ý đến thành phần nhựa thông qua những con số nằm trong ký hiệu tam giác dưới đáy ly:
Số 1: Nhựa PETE chỉ có thể chịu đựng nhiệt dưới 65 độ C, chịu lạnh tối đa là -20 độ C.
Số 2: Nhựa HDPE không nên tái sử dụng nhiều lần. Tốt nhất dùng 1 lần rồi vứt đi là tốt nhất.
Số 3: Không nên mua sử dụng những loại nhựa PVC này để đựng nước.
Số 4: Nhựa LDPE không chịu được nhiệt.
Số 5: Nhựa PP thường dùng làm hộp cơm, có thể dùng trong lò vi sóng, chịu được nhiệt đến 120 độ C.
Số 6: Nhựa PS có thể chịu được nhiệt độ cao và thấp nhưng không nên cho vào lò vi sóng.
Sô 7: Nhựa PC thường được dùng để làm ly đựng nước, chén hay bình sữa.
4. Cốc nhiều màu
Những chiếc cốc đựng đồ uống nhiều màu thường rất bắt mắt nhưng thực tế là những đồ dùng càng nhiều màu thì nguy cơ gây hại cho sức khỏe càng cao, đặc biệt là những đồ trực tiếp dùng trong đồ ăn, thức uống hàng ngày.
Màu sắc được phủ trên các loại cốc hoặc chén bát nhiều màu giá rẻ có thể chính là một loại sơn, trong quá trình sử dụng nó có thể bị thôi nhiễm vào nước uống, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
4 loại cốc trên đây đều là những chiếc cốc gây ra hệ luỵ về sức khoẻ cho người dùng. Để đảm bảo cho sức khoẻ, chúng ta nên tuyệt đối tránh xa những loại cốc kể trên, thay vào đó, chúng ta nên sử dụng các loại cốc thuỷ tinh, cốc làm từ chất liệu tử sa (cát tím), cốc inox hay các loại cốc làm từ gốm sứ...
6 tác dụng chữa bệnh và cải thiện sức khỏe tuyệt vời khiến củ nghệ được "tôn sùng" Sử dụng củ nghệ trong chính bữa ăn hàng ngày của bạn cũng giúp phòng chống được nhiều loại bệnh. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra, củ nghệ có khả năng cải thiện sức khỏe cơ thể và não của bạn. Ngay cả trước khi được nghiên cứu chính thức, củ nghệ cũng đã được sử dụng làm thuốc ở Ấn Độ...