Loài chim hung tợn nhất thế giới: Sở hữu bộ mặt “khó ở” đủ biết phải tránh xa
Cò mỏ giày có khả năng săn mồi đáng kinh ngạc. Thức ăn chủ yếu của chúng là cá, ếch và bò sát. Đáng chú ý hơn, loài chim này là thiên địch của cá sấu, đặc biệt là cá sấu nhỏ.
Tự nhiên bao la có một loài chim kỳ lạ sở hữu chiếc mỏ lớn và bộ mặt hung tợn, không ai dám đến gần. Tổng thể phần đầu với cặp mắt hay “trợn ngược” và “quạu quọ” khiến người ta không khỏi chết khiếp.
Loài chim này có sức mạnh đầy kinh ngạc và bản tính “máu lạnh” đáng sợ. Đó là thiên địch, kẻ thù tự nhiên của cá sấu – cò mỏ giày. Tin chắc rằng nhiều người đã nhìn thấy chúng trong các sở thú.
Cò mỏ giày – loài chim hung tợn có chiếc mỏ đặc biệt
Cò mỏ giày chủ yếu sống ở các đầm lầy Châu Phi, bề ngoài dũng mãnh và có kích thước to lớn, được ví như khủng long dưới hình hài loài chim.
Cò mỏ giày là hậu duệ của loài khủng long có kích cỡ nhỏ “Theropoda” – cùng nhóm khủng long T-Rex. Qua quá trình tiến hóa, cái mồm đầy răng sắc nhọn được thay thế bằng mỏ.
Cò mỏ giày trưởng thành cao 1,2 m và có thể nặng tới 4-7 kg. Đôi cánh của chúng rất to và rộng, sải cánh dài 230-260 cm. Tuy nhiên, chúng không thể bay xa và quá cao vì trọng lượng cơ thể không cho phép.
Loài chim này có đôi chân dài miên man, là hình mẫu lý tưởng của nhiều người yêu cái đẹp. Thân hình to lớn với đôi chân dài gầy như vậy trông hơi “khập khiễng”, nhưng lại tạo nên sức hút riêng.
Video đang HOT
Đặc điểm đáng chú ý nhất của cò mỏ giày là chiếc mỏ lớn đầy ấn tượng, có nhiều đốm và rộng khoảng 0,12 m. Mỏ của cò mỏ giày rộng nhất thế giới loài chim với rất nhiều tác dụng, đặc biệt là săn mồi và múc nước giải khát dưới cái nắng gay gắt của Châu Phi.
Phía trước chiếc mỏ rộng và cứng cáp được uốn cong thành hình móc câu. Chiếc mỏ với cấu tạo đặc biệt này rất sắc bén, có thể xuyên qua da cá sấu, thậm chí phần rìa mỏ chim còn sắc như dao cạo, cắt rách thịt con mồi một cách dễ dàng.
Người Hà Lan còn gọi cò mỏ giày là “cha đẻ của những đôi giày”. Không phải nói loài chim này đã phát minh ra giày, hay có thể làm ra giày, mà vì mỏ của chúng rất giống với những đôi giày gỗ của người Hà Lan.
Cò mỏ giày là động vật sống đơn độc với tuổi thọ hơn 35 năm. Bạn chỉ thấy loài chim này xuất hiện có đôi là khi chúng đang trong mùa sinh sản vào thời tiết khô hạn.
Thiên địch của cá sấu con
Cò mỏ giày có khả năng săn mồi đáng kinh ngạc. Thức ăn chủ yếu của chúng là cá, ếch và bò sát. Đáng chú ý hơn, loài chim này là thiên địch của cá sấu, đặc biệt là cá sấu nhỏ.
Cò mỏ giày thường đứng bất động dưới nước với phần mỏ ép vào gần sát ngực, giống như một tay bắn tỉa đang chờ kẻ thù cắn câu. Lý giải cho việc chiếc mỏ thường bị chùng xuống, ép sát ngực là vì trọng lượng của mỏ chim khá nặng.
Cá sấu con còn nhỏ, chưa biết thiên nhiên hoang dã đầy hiểm nguy. Chúng nô đùa vui vẻ dưới nước, không hề phát giác bản thân đang nằm trong tầm ngắm của loài chim có mỏ to sắc bén.
Nhắm đúng thời điểm không có cá sấu mẹ gần bên, cò mỏ giày chọc đầu xuống nước, đến khi nhấc đầu lên thì trong miệng còn có một con cá sấu nhỏ. Động tác chỉ xảy ra trong nháy mắt, tốc độ nhanh khiến mắt người thường khó có thể bắt kịp.
Săn mồi thành công, cò mỏ giày tìm kiếm một nơi yên tĩnh để thưởng thức bữa tiệc của mình.
Quá trình ăn cá sấu con khá khó nhằn, vì chúng thường bơi vào vùng nước có nhiều cỏ. Với cái mỏ dày rộng, cò mỏ giày thường ngoặm cá sấu con cùng cỏ nước rong rêu. Sẽ mất hơn mười phút để loại bỏ hết những sợi cỏ nước, nhưng mọi chuyện đều không thành vấn đề vì loài chim này rất có tính kiên nhẫn.
Da cá sấu rất dày, các loài chim bình thường không thể ăn được. Song, cò mỏ giày không phải loài chim bình thường, nó sở hữu chiếc mỏ cực kỳ mạnh mẽ.
Đối với cò mỏ giày, da cá sấu chỉ là miếng bánh quẩy dai, chỉ cần dùng sức cắn mạnh một chút liền rách ngay. Chưa hết, chúng còn rất thích ăn rùa và mai rùa cứng cáp cũng chẳng là gì với cái mỏ lớn và hệ thống tiêu hóa đặc biệt.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng cò mỏ giày không còn nhiều, tổng số không vượt quá 20.000 con trong tự nhiên lẫn môi trường nuôi nhốt sở thú, đã trở thành loài có nguy cơ tuyệt chủng đáng báo động.
Thiên nhiên có một chuỗi sinh học hoàn chỉnh. Mỗi loài động vật đều có những kỹ năng sinh tồn riêng. Giống như loài cò mỏ giày, mặc dù có thân hình to lớn và không thể bay quá xa, nhưng nó thật sự là kẻ thù tự nhiên của cá sấu.
Song, thiên địch lớn nhất của động vật chính là con người. Chúng ta có một phần trách nhiệm với việc số lượng cá thể cò mỏ giày giảm mạnh. Theo đó, con người nên bảo vệ động vật, sống hòa hợp với thiên nhiên. Những năm gần đây, hẳn rằng ai trong chúng ta đều cảm nhận được mẹ thiên nhiên đang nổi giận. Hãy hành động ngay trước khi trái đất không thể cứu vãn.
Đo thành công cân nặng của linh hồn: Con số gây sốc!
Vào cuối thế kỷ trước ở Dorchester, bang Massachusetts (Mỹ), bác sĩ Duncan MacDougall thực hiện một thí nghiệm đo trọng lượng của linh hồn con người và thu được kết quả bất ngờ.
Ở thành phố Boston, bang Massachusetts (Mỹ), bác sĩ danh tiếng tên là Duncan MacDougall đã đặt vấn đề: Nếu con người có linh hồn, những linh hồn đó phải chiếm không gian. Nếu các linh hồn chiếm không gian, thì nó phải cân được, phải không?
Bác sĩ MacDougall đã hợp tác với Dorchester's Consumptives 'Home, một bệnh viện từ thiện dành cho bệnh nhân lao giai đoạn cuối. Thời đó, giới y khoa không thể chữa khỏi bệnh lao.
Những bệnh nhân này được đặt trên các cân công nghiệp Fairbanks đặc biệt trước khi họ qua đời. Tiến sĩ MacDougall dự định sẽ cân đo khối lượng cơ thể mỗi người trước và sau khi họ qua đời để xác định sự thay đổi cân nặng được đo bởi chiếc cân có độ chính xác cao này.
Các bệnh nhân được lựa chọn đều trong tình trạng hấp hối, gồm 5 người đàn ông và một phụ nữ, và 2 trong số họ mắc bệnh lao. Cùng với 4 bác sĩ khác, tiến sĩ MacDougall cẩn thận đo trọng lượng các bệnh nhân trước khi họ qua đời. Khi họ đã trút hơi thở cuối cùng, một sự kiện thú vị đã xảy ra.
Bệnh nhân đầu tiên là một người đàn ông qua đời vào ngày 10/4/1901. Người này giảm đột ngột 21,2 gam sau khi chết. Và trong khoảnh khắc đó, huyền thoại "21 gam" ra đời.
Thí nghiệm được tiến hành trên bệnh nhân tiếp theo và cho kết quả tương tự. Hoặc trường hợp thứ ba, giảm 28,3 gam một phút sau khi chết. Ông loại bỏ trường hợp 4, một phụ nữ chết vì bệnh tiểu đường, vì cân không chính xác.
Trường hợp 5 mất 10,6 gam. Trường hợp 6 bị loại vì bệnh nhân đã chết trong khi ông MacDougall vẫn đang điều chỉnh thang đo của mình. Không phải bệnh nhân nào cũng mất khi một khối lượng cơ thể như nhau, nhưng sự giảm khối lượng có xuất hiện.
Vậy sự mất trọng lượng là do đâu? Các bác sĩ đã tính toán tất cả những hao hụt có thể xảy ra như lượng không khí trong phổi hay các chất dịch trong cơ thể nhưng vẫn không thể giải thích lý do cho 1 ounce bị mất đi.
Sau khi thử nghiệm và hội chẩn với các bác sĩ tham gia khác, người ta xác định rằng sự mất mát trọng lượng trung bình của mỗi người là 3/4 ounce. Tiến sĩ MacDougall kết luận rằng linh hồn con người nặng 21 gram.
Tiến sĩ MacDougall đã tiến hành các thí nghiệm tương tự trên 15 con chó. Các thí nghiệm cho thấy không có sự thay đổi trong trọng lượng sau khi chúng chết đi. MacDougall kết luận rằng, điều này có thể biểu hiện rằng chỉ có con người có linh hồn.
Đầu năm 2000, một chủ trang trại ở Oregon, Mỹ, đã cố gắng làm lại các thí nghiệm cân linh hồn với 12 con cừu và nhận thấy hầu hết khối lượng của chúng đều tăng từ 30 đến 200 gam, nhưng chỉ vài giây sau khối lượng của chúng lại quay về như cũ.
Điểm mấu chốt là đến nay khoa học vẫn chưa xác định được trọng lượng của linh hồn, cũng như liệu linh hồn có tồn tại hay không.
Bí ẩn cá mập lạc đường bơi xa nhà hàng nghìn km Các nhà nghiên cứu vô cùng bất ngờ khi phát hiện một con cá mập Greenland đang bơi ở vùng biển nhiệt đới Caribe, cách xa nơi nó thường sống hàng nghìn km. Devanshi Kasana, sinh viên Đại học Quốc tế Florida đang làm việc với ngư dân gắn thẻ cá mập hổ ở ngoài khơi Belize, nơi có rạn san hô dài...