Loại cây thân thẳng tuồn tuột, ra quả vỏ xanh ruột vàng đang trồng thử ở Đắk Nông cho thu nhập 300 triệu/ha
Mô hình trồng đu đủ ruột vàng Long An ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông được đánh giá là mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông dân.
Mô hình trồng đu đủ ruột vàng đã qua gần 2 năm thử nghiệm.
Đu đủ ruột vàng dễ trồng nhưng cho thu nhập ổn định
Theo ông Doãn Gia Lộc, Trưởng Phòng NNPTNT huyện Krông Nô cho biết, hiện nay tổng diện tích đu đủ ruột vàng tại huyện có khoảng 5 ha. Hiện tại các vườn trồng đu đủ ruột vàng đều phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.
Đu đủ ruột vàng không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, tốn ít công chăm sóc, giá đu đủ bán khá ổn định. Từ khi trồng đến thu hoạch mất khoảng 6 tháng. Trọng lượng trái đu đủ trung bình từ 2 – 2,5 kg. Nếu trồng đạt, mỗi cây đu đủ có thể cho năng suất từ 20 – 25 kg, tương đương hơn 7 tấn/sào.
Người dân huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông thử nghiệm trồng đu đủ ruột vàngvà đang mang lại những tín hiệu tích cực. Ảnh: T.H
Giống đu đủ ruột vàng có 2 dạng quả tròn và dài. Khi chín, ruột đu đủ vàng, cứng và có vị ngọt thanh. Hiện tại, giá bán đu đủ ruột vàng rơi vào khoảng 5.000 đồng/kg, ước tính mang lại tổng thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha.
Đu đủ ruột vàng là cây có tuổi thọ khoảng 2 năm và khá dễ tính, phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương nên cũng được xem là một lợi thế của huyện Krông Nô.
Để trồng đu đủ ruột vàng đạt hiệu quả kinh tế cần làm đất kỹ trước khi trồng và chú ý khâu chăm sóc, bón phân cho cây. Đầu tiên khi trồng đu đủ phải rải phân lân và phân vi sinh bón lót. Khi cây đu đủ được khoảng 1 tháng thì bón thêm phân NPK. Người trồng đu đủ cũng phải chú ý bổ sung các loại phân dưỡng lá, nuôi bông, dưỡng trái…
Video đang HOT
Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người trông cần theo dõi kỹ càng để phát hiện và xử lý các bệnh thường gặp trên cây đu đủ như: bệnh rệp sáp, vàng lá, thán thư, xì mủ… Cây đu đủ không quá kén đất, tuy nhiên cũng không thích hợp trồng vùng ngập nước, đất trắng, đất sét gây bó bộ rễ…
Người dân phấn khởi mở rộng diện tích trồng đu đủ ruột vàng
Chị Trần Thị Yến, xã Nâm Nđir, huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) cho biết, sau gần 2 năm chăm sóc ước tính 2 sào đu đủ của gia đình cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng, sau khi đã trừ các khoản chi phí.
Vườn đu đủ ruột vàng của gia đình chị Trần Thị Yến (xã Nâm N’đir, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) sai quả dù đã gần 2 năm tuổi. Ảnh: T.H
Cũng theo chị Yến, trước đó gia đình chị có gần 2 ha đất trên cánh đồng Đắk Rền, xã Nâm Nđir chủ yếu trồng bắp và khoai lang nhưng do các loại cây này cần tưới nhiều nước do vậy nền đất yếu, dễ bị sạt lở nên sản xuất không hiệu quả.
Chị Yến cùng một số hộ dân khác đã cùng nhau tìm mua giống đu đủ ruột vàng tận Long An để mong chuyển đổi cây trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thời điểm đó là vào năm 2019, khi đó giống cây đu đủ này có giá 6.000 đồng/cây.
“Sau khi trồng đu đủ, tôi chỉ bón phân vi sinh, xáo cỏ cho sạch sẽ vườn. Trong suốt quá trình chăm sóc, vườn đu đủ không sử dụng bất kỳ thuốc bảo vệ thực vật hay phân hóa học nào cả”, chị Yến cho biết thêm.
Mới đầu chị trồng khoảng 400 cây đu đủ ruột vàng trên diện tích 2 sào. Theo chị đây là loại cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, quan trọng là cần nền đất cao thoáng, thoát nước tốt.
Đu đủ ruột vàng khi chín có vị ngọt thanh, được nhiều người yêu thích. Ảnh: T.H
Với 400 cây đu đủ, đợt trái bói đầu tiên của gia đình chị Yến vào năm 2020, thương lái đã đặt mua, tự đến thu hoạch và đưa đi tiêu thụ khoảng 9 tấn quả, mang lại thu nhập gần 40 triệu đồng, khi đó giá bán đu đủ là 4.000 đồng/kg.
Thấy hiệu quả kinh tế cao, chị Yến đã quyết định trồng thêm 2 sào đu đủ và cây đu đủ giống hoàn toàn do gia đình tự ươm nên chi phí rẻ hơn rất nhiều. Ngoài ra chị cũng trồng xen cây đu đủ non vào vườn đu đủ già để chuẩn bị thay thế. Vì theo chị vòng đời của đu đủ khoảng 2 năm và năng suất đu đủ sẽ giảm dần khi tuổi thọ cây đu đủ tăng.
Ngoài chị Yến, một số hộ dân khác tại xã Nâm Nđir, Đắk Drô, huyện Krông Nô đã trồng thử nghiệm giống đu đủ ruột vàng Long An và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như anh Hồ Thanh Hùng ở thôn Nam Hà, xã Nâm Nđir, huyện Krông Nô cũng mạnh dạn trồng gần 4.000 cây đu đủ ruột vàng trên diện tích 1,6 ha và cũng thu lãi về hàng trăm triệu đồng.
Quảng Ngãi - Khánh Hòa nguy cơ ngập diện rộng, Thủ tướng chỉ đạo khẩn
Cơ quan khí tượng cảnh báo với việc mưa tiếp tục trút xuống sáng 1/12, khu vực từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa và Gia Lai có nguy cơ ngập lụt diện rộng.
Khuya 30/11, mưa lớn tiếp tục trút xuống khu vực từ Quảng Nam đến Ninh Thuận và Tây Nguyên. Từ 7h ngày 30/11 đến rạng sáng 1/12, lượng mưa ghi nhận được ở nhiều nơi vượt ngưỡng 150 mm, có nơi trên 200 mm. Mưa tập trung ở Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Gia Lai và Lâm Đồng.
22h30 ngày 30/11, nước lũ tiếp tục đổ về gây lụt nhiều khu vực ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mưa lớn và ảnh hưởng từ việc các hồ thủy điện xả lũ khiến nhiều ngôi nhà ở Khánh Hòa ngập. Người dân địa phương thức trắng đêm để canh lũ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, rạng sáng 1/12, lũ trên sông Ba (Phú Yên) và các sông ở Khánh Hòa đạt đỉnh, sau đó xuống chậm. Trong 6-12 giờ tới, lũ trên các sông ở Quảng Ngãi xuống mức báo động 1 và 2, các sông từ Bình Định đến Khánh Hòa tiếp tục xuống chậm và duy trì ở mức cao.
Sáng nay (1/12), khu vực Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, và khu vực Nam Tây Nguyên tiếp tục mưa dông với lượng phổ biến 20-40 mm, có nơi trên 50 mm.
Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ gập lụt diện rộng tại các tỉnh, thành phố từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa và Gia Lai; nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi ở khu vực từ Quảng Nam đến Ninh Thuận và Tây Nguyên.
Các địa phương trên cần đề phòng mưa lũ ảnh hưởng đến an toàn hồ chứa trên địa bàn.
Ngày 30/11, lũ trên sông Kỳ Lộ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên), vượt báo động 3 gây ngập nhiều khu dân cư, chia cắt giao thông. Ảnh: A. An.
Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, đêm 30/11, Thủ tướng ký và ban hành công điện hỏa tốc gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố và bộ, ngành liên quan, về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ.
Công điện nêu những ngày qua, khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã liên tiếp xảy ra mưa lớn kéo dài. Ngày 27-30/11, tổng lượng mưa một số nơi trên 800 mm, đồng thời các hồ thủy lợi, thủy điện phải xả nước điều tiết lũ để bảo đảm an toàn.
Nhiều nơi xảy ra ngập lụt sâu, sạt lở đường, gây chia cắt giao thông, một số người dân đã bị nạn do lũ cuốn, hàng chục nghìn hộ dân bị ảnh hưởng do ngập lụt. Đặc biệt, các tỉnh Bình Định, Phú Yên đã xảy ra ngập lụt sâu trên diện rộng.
Thủ tướng gửi lời thăm hỏi, chia buồn đến thân nhân các gia đình có người bị nạn do thiên tai, chia sẻ với những khó khăn, mất mát của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương vùng lũ.
Đồng thời, trước diễn biến mưa lũ, ngập lụt, sạt lở có thể tiếp tục xảy ra, Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả và khắc phục hậu quả mưa lũ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của người dân và nhà nước.
Lãnh đạo các tỉnh, thành phố chỉ đạo bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông qua các khu vực bị sạt lở, nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu.
Đến 18h ngày 30/11, hơn 23.600 hộ dân ở Bình Định bị ngập trong nước lũ, 8 nhà bị sập. Chính quyền phải sơ tán hơn 437 hộ dân với hơn 1.000 người. Mưa lũ cũng khiến 4 người chết, trong đó 3 người ở Bình Định và một người ở Kon Tum.
Quả đồi bất ngờ đổ sập xuống đường sau mưa lớn Tối 30/11, Chủ tịch UBND xã Trà Cang, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) Ngô Tấn Lạc thông tin: Lúc 16 giờ 30 cùng ngày, một quả đồi lớn thuộc làng Măng Tông, thôn 5, xã Trà Cang bất ngờ đổ ập xuống đường, nơi người dân và học sinh thường xuyên qua lại. Sạt lở tuyến đường 40B đi huyện Nam Trà...