Loài cây nắp ấm xuất hiện ở Việt Nam sau 100 năm, có nguy cơ tuyệt chủng cao
Ở Việt Nam các loài thực vật ’ săn mồi’ tuy chưa được thống kê đấy đủ, nhưng có 2 họ mà nhiều người biết đến nhất là họ bắt ruồi Droseraceae (3 loài) và họ nắp ấm Nepenthaceae (3 loài). Hầu hết các loài này đều nằm trong số những loài thực vật kỳ diệu nhất trong thế giới của các loài cây ăn thịt. Loài cây nắp ấm Thorel được tìm thấy lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm vắng bóng. Hiện chỉ còn không quá 100 cây này tại một khu vực hẻo lánh ở biên giới Việt Nam – Campuchia.
Năm 2012, một đội ngũ nghiên cứu từ Viện Sinh học Nhiệt đới và Pháp đã tái phát hiện loài cây nắp ấm Thorel, còn được biết đến với tên khoa học Nepenthes thorelii Lecomte. Điều đặc biệt là nó chỉ xuất hiện ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Tây Ninh.
Loài cây này đã được ghi nhận lần đầu tiên vào giai đoạn 1861 – 1869 tại xã Thị Tĩnh, huyện Lò Thiêu, tỉnh Bình Dương, được nhà khoa học Pháp Paul Henri Lecomte đặt tên là Thorel vào năm 1909.
Loài cây Thorel nổi bật với cách thức săn mồi đặc biệt. Cuống lá dài của nó hình thành một bình ấm, với phần đáy thắt lại và tiết ra chất nhựa có mùi hương dẫn dụ con mồi, chủ yếu là côn trùng. Dưới miệng bình, cây tiết ra dịch mật hấp dẫn, khiến côn trùng dễ dàng bò trên chiếc bình mà không nhận ra mối nguy hiểm.
Loài nắp ấm Thorel có bộ phận “ấm” hay “bình”(được tạo ra từ lá) gần đất có dạng bầu tròn, so với các loài tương tự ở nướcta (khá phổ biến trong tự nhiên và được trồng rộng rãi) thì bình của nắp ấmThorel tròn hơn rất nhiều.
Một số lá của chúng tạo thành hình ấm để bắt côn trùng. Bên trong lá hình ấm có lông răng. Đó là vòng tròn chứa các gai nhỏ hướng xuống dưới và bao quanh lối vào ấm. Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá, nơi enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn.
Video đang HOT
Với số lượng cá thể được tìm thấy ít hơn 100, nắp ấm Thorel đang ở tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng cao. Theo tiêu chuẩn Sách đỏ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) về xếp loại tình trạng bị đe dọa của các loài, nắp ấm Thorel nên được xếp ở tình trạng cực kỳ nguy cấp.
Hiện nay, việc nghiên cứu và bảo tồn Thorel đang đối mặt với nhiều khó khăn, khi cả Việt Nam và thế giới chưa có nhiều công trình nghiên cứu về loài cây này.
Việc phát hiện lại loài này ở Việt Nam sau hơn 100 năm là sự ghi nhận đáng quý, góp phần khẳng định giá trị độc đáo của thiên nhiên nước ta.
Kỳ lạ về loài cây 500 tuổi với tên gọi ' máu rồng'
Loài cây có tên khoa học Dracaena Cinnabari, là biểu tượng của quần đảo Socotra. Nhựa của loài cây màu đỏ nên gọi là 'máu rồng', dùng làm thuốc và mỹ phẩm...
Cây máu rồng hay còn gọi là long huyết, là một trong những loài cây kỳ lạ nhất thế giới
Huyết rồng mọc trên hòn đảo Socotra, là hòn đảo lớn nhất Ấn Độ Dương
Nhìn từ xa, chúng tựa như những chiếc ô hay chiếc nấm khổng lồ
Tán lá cây lớn tạo bóng râm, che chắn ánh nắng trực tiếp cho những cây non bên dưới
Phải mất 10 năm để cây đạt độ cao 1,2m nhưng sau đó huyết rồng lại phát triển khá nhanh
Tuổi thọ của huyết rồng lên tới 500 năm
Thân cây tròn đơn, tán xòe rộng với các cành tựa như những mạch máu khổng lồ
Những chiếc lá dài thon ngọn, được thay mới sau 3-4 năm
Huyết rồng có hoa giống hoa loa kèn nhỏ, màu trắng hoặc xanh nhạt
Phải mất 5 tháng quả huyết rồng mới chín đỏ
Nhựa của cây có màu đỏ tươi như máu, vị chua nồng
Khi khô, chúng giống như những giọt ngọc trong suốt
Người dân bản địa dùng "máu rồng" làm thuốc chữa vết thương, đau bụng, viêm họng, hạ sốt
Không những làm thuốc, huyết rồng còn làm từ vecni, keo dính... đến sản xuất mỹ phẩm, son môi...
Loài cây khổng lồ già nhất thế giới, thọ 80.000 tuổi và nặng 6.000 tấn Có thể nói, đây là một trong những thực thể cổ và lớn nhất thế giới. Theo USDA, toàn bộ khu rừng rộng hơn 43 ha đều là những cây con mọc ra từ một cây mẹ duy nhất. Tất cả thân cây trong rừng đều nối liền với nhau bằng bộ rễ cây dày đặc trong lòng đất. Cây dương lá rung...