Loại cây mọc dại quanh nhà được ví như thuốc quý, làm 3 món này giúp giải nhiệt và phục hồi sức khỏe
Dưới đây là danh sách 3 món ăn độc đáo từ ngải cứu mà Emdep.vn muốn chia sẻ với bạn!
Từ xa xưa, ngải cứu đã được biết đến như một loại rau sạch và là một loại cây thuốc quý được trồng sau vườn để giúp giải nhiệt và phục hồi sức khỏe. Ngày nay, ngải cứu không chỉ là nguồn nguyên liệu quý giá cho y học mà còn là nguồn cảm hứng cho những món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn.
Nguyên liệu của món chân giò hầm ngải cứu
Thịt chân giò 500gr
Ngải cứu 100gr
Táo tàu 10 quả
Hạt kỷ tử 1/2 muỗng canh
Gia vị thông dụng (muối, đường, hạt nêm, tiêu)
Cách làm món chân giò hầm ngải cứu
1. Rửa sạch với nước muối, chặt thành khúc vừa ăn,chần qua trong 2 – 3 phút ở lửa lớn. Sau đó, vớt ra và rửa sạch lại với nước.
2. Ngải cứu rửa sạch và để ráo.
3. Bắc nồi lên bếp, cho 500ml nước vào và ninh chân giò trong 30 phút ở lửa vừa. Tiếp theo, cho ngải cứu, táo tàu và hạt kỷ tử vào. Nêm thêm gia vị như hạt nêm, muối, tiêu, đường và đảo đều cho thấm gia vị. Đậy nắp lại và ninh thêm 15 – 20 phút tới khi chân giò chín mềm thì tắt bếp.
4. Món chân giò hầm có hương vị thơm của lá ngải cứu kết hợp với vị ngọt của táo tàu và hạt kỷ tử. Từng miếng chân giò mềm, thấm đều gia vị. Phần nước dùng ngọt thanh, đậm vị khi chan vào ăn cùng cơm trắng sẽ rất hấp dẫn. Đảm bảo rằng đây sẽ là một món ăn thơm ngon khó cưỡng cho cả gia đình cùng thưởng thức.
Nguyên liệu của món trứng gà hấp ngải cứu
Thịt nạc heo: 100gr
Trứng gà: 3 quả
Ngải cứu: 20gr
1 củ hành tím
Video đang HOT
1 thìa cà phê muối
1 thìa cà phê hạt nêm
thìa cà phê tiêu
Cách làm món trứng gà hấp ngải cứu
1. Rửa sạch thịt heo và băm nhuyễn. Lột vỏ hành tím và băm nhỏ. Ướp thịt với muối, hành tím, tiêu và để 10 phút cho thấm gia vị.
2. Tách vỏ trứng gà và cho vào chén, nêm chút muối và hạt nêm, sau đó đánh đều.
3. Vò lá ngải cứu hơi nát để giảm đắng, rửa sạch và thái nhỏ.
4. Trộn ngải cứu và thịt heo vào trứng, sau đó trộn đều. Đặt hỗn hợp trứng vào nồi hấp và hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
5. Sau khi chín, dọn trứng ra đĩa và rắc thêm ít tiêu lên trên. Dùng kèm với cơm nóng.
Món trứng vịt lộn hầm ngải cứu
Nguyên liệu của món trứng vịt lộn hầm ngải cứu
Trứng vịt lộn: 3 trái
Ngải cứu: 100gr
Gừng: 1/2 củ
Rau răm: 50gr
Chanh: 1 trái
Ớt: 2 trái
Hành lá: 3 cây
Dầu ăn: 1 ít
Tiêu/hạt nêm: 1 ít
Cách làm món trứng vịt lộn hầm ngải cứu
1. Rau răm và hành là rửa sạch, cắt nhỏ. Ngải cứu nhặt phần non, rửa sạch và để ráo.
2. Trứng vịt lộn được rửa sạch và cho vào nồi luộc chín. Sau khi trứng vịt lộn chín, bóc vỏ và đặt vào tô.
3. Trong một nồi, bạn cho 1 muỗng canh dầu ăn và đun nóng. Cho hành lá và gừng vào phi thơm. Tiếp theo, thêm ngải cứu và xào sơ. Sau đó, đổ vào nồi một chén nước nóng và trứng vịt lộn đã tách vỏ, khuấy đều. Sử dụng nước nóng giúp giảm mùi tanh của trứng.
4. Nêm vào 1 thìa cà phê hạt nêm và 1/3 thìa cà phê tiêu xay, khuấy đều. Lưu ý nhẹ nhàng khuấy để trứng không bị nát. Hầm khoảng 30 phút đến khi nước gần cạn, sau đó tắt bếp.
5. Dọn trứng vịt lộn hầm ngải cứu ra đĩa và ăn kèm với rau răm, ớt. Chấm vịt lộn với muối tiêu chanh. Món này nên được thưởng thức ngay khi còn nóng để tận hưởng hương vị tuyệt vời nhất!
Chúc bạn thực hiện thành công!
Món bánh thải độc dễ làm từ nguyên liệu quen thuộc, ăn vào tiết Thanh minh càng có lợi cho phụ nữ
Bánh ngải cứu là món ăn ngon và dễ làm lại tốt cho sức khỏe phụ nữ.
Ngải cứu, với hương thơm quyến rũ đặc trưng, không chỉ làm nức lòng những người sành ăn bởi hương vị tuyệt hảo mà còn ẩn chứa bí mật của sự khỏe mạnh. Hãy tưởng tượng, chỉ một miếng bánh ngải cứu, bạn đã có thể làm ấm bụng, xua tan lạnh giá, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch - một phương thuốc thiên nhiên hoàn hảo cho những quý cô hay phải chiến đấu với khí huyết không đều. Không những thế, loại thảo mộc này còn là biểu tượng của sự an lành, thân thiện với môi trường, khi mà bạn có thể trọn vẹn tin tưởng vào chất lượng sạch sẽ, không lo ngại về thuốc trừ sâu. Bởi vậy, bánh ngải cứu ngoài việc "cứu rỗi" cho sức khỏe chị em phụ nữ, đây có thể là món bánh vừa ngon lại đẹp có thể mang bày mâm cỗ trong ngày Thanh minh.
Tại sao phụ nữ nên ăn bánh ngải cứu?
Công thức làm bánh ngải cứu rất đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp đều có. Từ phần vỏ bánh đến nhân bánh đều là những nguyên liệu tốt cho sức khỏe. Bánh ngải cứu tùy thuộc theo văn hóa mỗi nơi hoặc sở thích mỗi người, có thể làm nhân mặn hoặc nhân ngọt. Nhân mặn có thể làm từ thịt băm, nấm hoặc các loại rau củ. Nhân ngọt có thể sử dụng các loại ngũ cốc xay nhuyễn ngào với đường.
Tuy nhiên, để gia tăng lợi ích cho sức khỏe chị em trong tiết Thanh minh này, việc lựa chọn nhân ngọt từ các loại hạt có thể là gợi ý tuyệt vời, chẳng hạn như đậu đỏ, vừng đen. Ngải cứu được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe đối với phụ nữ. Loại thảo dược này chứa các hợp chất có tác dụng giảm đau, chống viêm, giúp làm dịu các cơn đau kinh nguyệt và cải thiện lưu thông máu. Ngải cứu cũng có thể hỗ trợ giảm căng thẳng, thúc đẩy sự thư giãn và cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong việc cải thiện sức khỏe tử cung và hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa. Đối với các bà mẹ sau sinh, ngải cứu còn được dùng để giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, giảm sưng và nâng cao sức khỏe tổng thể.
Khi kết hợp với đậu đỏ giàu chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu. Đậu đỏ cũng chứa các chất chống ôxy hóa, hỗ trợ giảm nguy cơ bệnh tim và các bệnh mãn tính khác. Ngoài ra, chất xơ trong đậu đỏ giúp kiểm soát cân nặng và tốt cho hệ tiêu hóa. Đối với phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, đậu đỏ còn giúp cân bằng hormone và giảm các triệu chứng khó chịu.
Khi kết hợp với vừng đen chứa nhiều các chất béo không bão hòa, canxi, vitamin E, sắt và chất xơ, điều này giúp cải thiện sức khỏe của xương, hỗ trợ giảm nguy cơ loãng xương - vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Vitamin E có trong vừng đen còn mang lại lợi ích cho làn da, giúp giữ độ đàn hồi và làm chậm quá trình lão hóa. Hơn nữa, sắt trong vừng đen rất quan trọng trong việc phòng chống thiếu máu, một tình trạng thường gặp ở phụ nữ do mất máu hàng tháng qua chu kỳ kinh nguyệt. Với lượng chất xơ cao, vừng đen còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm cholesterol và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Bởi vậy, khi kết hợp các nguyên liệu tốt lành này lại, chị em phụ nữ có thể hoàn toàn yên tâm về những lợi ích mà chúng mang lại. Dưới đây là một trong những công thức làm bánh ngải cứu dễ dàng, chị em có thể thực hiện bất cứ lúc nào, không cứ vào dịp Thanh minh.
Hướng dẫn làm bánh ngải cứu đậu đỏ thải độc da hiệu quả
Nguyên liệu cần thiết làm bánh ngải cứu đậu đỏ
- 500g bột nếp, 100g bột mì, 250g ngải cứu, 75g đường, 500g nước, 120g nước nóng, 45g dầu ngô.
- Nhân đậu đỏ (phần nhân tự chuẩn bị trước bằng cách ngâm đậu đỏ sau đó hấp chín, mang trộn với đường sau đó xay nhuyễn)
Cách thực hiện làm bánh ngải cứu đậu đỏ
Bước 1: Sau khi ngải cứu loại bỏ lá và rễ già rồi rửa sạch với nước. Đổ nước vào nồi, đun sôi, cho 1 thìa baking soda vào, chần ngải cứu vào nước, đun sôi trong 1 phút thì vớt ra, xả qua nước lạnh.
Bước 2: Cho ngải cứu vào máy xay, đổ nước vào xay nhuyễn thì múc ra. Chuẩn bị một cái chậu nhỏ, đổ bột gạo nếp, đường, dầu ngô và trộn đều, thêm ngải cứu xay nhuyễn, nhào thành khối bột màu xanh.
Bước 3: Chuẩn bị một bát to, thêm bột mì trộn với nước nóng, nhào thành khối bột màu trắng. Tiếp đó, nhào hai khối bột thành một. Sau khi nhào kỹ thì chia thành các phần bằng nhau khoảng 50g.
Bước 4: Đậu đỏ cũng chia thành nhiều phần bằng số phần bột. Tiếp đó, bọc nhân đậu đỏ vào bên trong bột ngải, viên tròn lại. Cho nước vào nồi, đun sôi, sau đó đặt xửng hấp bánh. Nên lót một lớp vải mỏng để tránh bánh bị ướt quá. Nên chừa khoảng trống giữa các bánh để tránh bị dính vào nhau. Hấp khoảng 9 phút thì tắt bếp. Sau đó, để nghỉ khoảng vài phút rồi mở nắp. Có thể quét một lớp dầu ngô lên trên khi còn nóng là được. Nếu chưa dùng tới, dùng màng bọc thực phẩm bọc lại, để ngăn mát tủ lạnh, khi ăn có thể cho vào lò vi sóng.
Chúc bạn thực hiện bánh ngải cứu đậu đỏ thành công!
Loại rau là thảo dược quý mọc dại đầy vườn, làm được rất nhiều món ngon bổ dưỡng tốt cho chị em phụ nữ Rau ngải cứu không chỉ có tác dụng điều hòa và bổ khí huyết, chữa đau đầu, đau bụng kinh, an thai, trị mất ngủ mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe và làm đẹp da. Rau ngải cứu tốt như thế nào? Ngải cứu là loại cây phổ biến ở vùng phía Bắc Việt Nam, được dùng để chế biến...