Loài cây “đời” biểu tượng ngàn năm của châu Phi đang chết hàng loạt mà không ai biết vì sao
Những thân cây baobab có tuổi thọ lên tới hàng ngàn năm, thậm chí sống từ thời Hy Lạp cổ đang chết dần chết mòn tại châu Phi.
Trong hàng thế kỷ, thậm chí là thiên niên kỷ, trên các đồng cỏ savannah của châu Phi vẫn lừng lững những thân cây khổng lồ. Chúng là cây baobab (bao báp), hay còn gọi là cây đời – biểu tượng bất diệt của thời gian tại châu lục này.
Cây baobab tại châu Phi
Thế nhưng, biểu tượng ngàn năm ấy đang dần sụp đổ. Theo các nhà khoa học tại châu Phi, cây baobab đang rơi vào một cuộc khủng hoảng. Rất nhiều thân cây đã chết, hoặc đang trong quá trình mục ruỗng từ bên trong.
“Thực sự là những cảnh tượng đau buồn khi phải chứng kiến những cái cây ngàn tuổi ngã xuống” – Adrian Patrut từ ĐH Babes-Bolyai (Romania) cho biết.
Patrut đã thực hiện một nghiên cứu từ năm 2005, nhằm tìm hiểu cơ chế giữ nước của cây baobab để sở hữu kích thước hết sức ấn tượng. Họ phân tích hơn 60 thân cây lớn và lâu đời nhất.
Nhưng trong quá trình nghiên cứu, họ nhận ra một sự thật hết sức đáng buồn: rất nhiều thân cây đang chết dần với tốc độ rất nhanh. 8/13 cây lâu đời nhất – trong đó có cây từ thời Hy Lạp cổ – và 5 trong số 6 cây to nhất, đã chết từ năm 2005 rồi.
“Về mặt tự nhiên, thì không thể có chuyện một lượng lớn cây baobab chết nhanh như thế,” – Patrut cho biết.
Nhưng nếu không phải là vì tự nhiên, thì lý do là gì? Thực sự thì khoa học đến lúc này vẫn chưa thể đưa ra kết luận. Tuy nhiên theo như dự đoán, nhiều khả năng nguyên nhân đến từ quá trình biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
“Chúng tôi ngờ rằng các cây baobab biểu tượng đã ngã xuống có thể liên quan đến quá trình biến đổi khí hậu tại Nam Phi.” - nhóm nghiên cứu cho biết.
“Vẫn cần có thêm một số nghiên cứu trong tương lai mới kết luận được.”
Nếu như biến đổi khí hậu đúng là thủ phạm, đi đây là bằng chứng mới nhất cho thấy sự thờ ơ của con người về khí thải đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến thế nào cho tự nhiên.
“Cảm xúc khi được chạm vào thân cây baobab với tuổi đời hàng ngàn năm, để rồi phát hiện ra vài năm sau đó nó sẽ chết, quả thực rất khó tả.” – Patrut chia sẻ.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Plants.
Tham khảo: Science Alert
Theo Helino
Sức sống mạnh mẽ từ 'loài cây mọc ngược'
Sức sống mãnh liệt, vươn lên xanh tốt trên mảnh đất khô cằn khắc nghiệt của châu Phi, baobab được coi là một biểu tượng của sức sống mạnh mẽ của người dân nơi đây.
Adansonia digitate, hay còn gọi là cây baobab, là loài cây kỳ lạ sống ở Madagascar, Australia và chủ yếu ở những vùng thấp ở châu Phi. Loài cây này còn được gọi với cái tên là "cây lộn ngược" vì khi lá rụng hết, những cành cây trông giống những chiếc rễ mọc ngược lên trời. Ảnh: Alphacoders.
Truyền thuyết kể rằng Chúa đã trồng baobab trong vườn của mình, nhưng cây không chịu đứng yên một chỗ mà luôn di chuyển. Do đó, ngài đã nhổ cây lên và cắm ngược xuống để nó không thể đi được nữa. Đối với người dân châu Phi, loài cây này được coi là biểu tượng sức mạnh, sức sống mãnh liệt giữa vùng đất khô cằn, nắng nóng. Ảnh: Earthtouchnews.
Theo thời gian, loài baobab đã thích ứng được với môi trường sống. Vào mùa mưa, cây hấp thụ và chứa một lượng nước rất lớn trong thân khổng lồ. Điều này giúp baobab vẫn có thể phát triển khỏe mạnh và sinh trái trong mùa hè, khi cái nắng nóng của châu Phi khiến nhiều loài khác không thể sinh trưởng. Loài cây này có thể sống được đến 5.000 năm, đạt đến độ cao 30 m và chu vi thân tới 50 m. Ảnh: Africansafaris.
Cây baobab rất được người dân châu Phi coi trọng vì có thể cung cấp nơi trú ẩn, thực phẩm, nước cho động vật và con người. Đó là lý do nhiều bộ lạc, cộng đồng dân cư chọn làm nhà ở gần cây. Ảnh: Tentree.
Tất cả bộ phận của loài cây này đều có ích cho con người. Ngoài việc là nguồn cung cấp gỗ quan trọng, thân cây còn được đục rỗng để làm mái che, làm kho hoặc thậm chí làm xô chứa nước. Thân cây rỗng có thể được sử dụng trong việc chôn cất. Vỏ cây được dùng để bện dây thừng, dệt quần áo hoặc giã thành bột làm lương thực. Ảnh: Scinotions.
Quả baobab rất giàu dinh dưỡng, thường được phụ nữ châu Phi sử dụng như một phương pháp duy trì sức khỏe và vẻ đẹp tự nhiên. Ảnh: Abaobab.
Đây cũng là loại trái cây duy nhất trên thế giới khô tự nhiên trên chính cây mẹ. Khi đã phát triển đến giai đoạn nhất định, quả chín rồi khô mà không hề rụng. Lớp vỏ màu xanh chuyển dần sang màu nâu, khô cứng. Ngay cả phần nhân bên trong cũng khô mà không hư hại, thối rữa. Ảnh: Heike Pander.
Bột của quả sau khi phơi khô và trộn với nước tạo ra thứ đồ uống có vị như nước chanh. Còn hạt có vị như kem đánh răng là một nguồn lớn cung cấp vitamin C, thường được thêm vào những bữa ăn khi mà các nguồn thực phẩm khác trở nên khan hiếm. Một số sản phẩm khác như xà phòng, hồ, cao su, thuốc và quần áo có thể được chế ra từ nhiều bộ phận khác nhau của cây baobab. Ảnh: Safireweb.
Hoa của cây baobab bung nở vào ban đêm. Loài cây này rất khó chết. Kẻ thù lớn nhất của Baobab là hạn hán và nấm mốc. Ngay cả khi chết rồi, cây mục từ bên trong ra ngoài mà vẫn đứng vững. Chỉ khi cây bất ngờ đổ xuống, người ta mới nhận thức nó đã chết. Ảnh: Say Chee.
Không chỉ mang lại lợi ích về sức khỏe và dinh dưỡng, baobab cũng là nhân tố quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội người dân châu Phi. Hình ảnh của cây xuất hiện trong nhiều tác phẩm hội họa, ca múa nghệ thuật và nhiều truyền thuyết của người dân nơi đây. Ảnh: Fineartamerica.
Cây phát triển ở một số vùng nông thôn khô nhất, xa xôi và nghèo nhất ở châu Phi nên không hề có một đồn điền hay trang trại baobab. Mỗi cây là cộng đồng hoặc gia đình sở hữu và thu hoạch lợi ích từ cây. Ảnh:Wildfrontierstravel.
Minh Hải
Tổng hợp
7 căn bệnh nguy hiểm có thể lây sang bạn từ muỗi cắn Muỗi cắn có thể lây truyền 1 trong 7 loại vi rút sau, vì vậy tốt nhất hãy tìm cách ngăn ngừa muỗi tấn công trước khi chúng lây truyền bệnh cho bạn, theo boldsky. Shutterstock Zika Ấn Độ, châu Phi và một số quốc gia Đông Nam Á đã bị dịch vi rút Zika. Bệnh này lây lan từ muỗi Aedes Aegypti...