Loài cá cổ đại Tiktaalik roseae đã đi bộ trên mặt đất như thế nào?
Hóa thạch của loài cá cổ đại Tiktaalik roseae từ khoảng 375 triệu năm trước đây cho thấy bộ vây của chúng có hình dáng giống như gan bàn chân để có thể đặt xuống đáy sông hay suối.
Cá cổ đại Tiktaalik roseae. (Nguồn: Livescience)
Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu hóa thạch cá từ khoảng 375 triệu năm trước đây, nhằm tìm hiểu sự tiến hóa của vây cá khi chúng bắt đầu phát triển thành các chi để di chuyển trên đất liền.
Nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (Proceedings of the National Academy of Sciences) ngày 30/12, theo đó bộ vây của cá cổ đại có hình dáng giống như gan bàn chân có thể đặt xuống đáy sông hay suối.
Các nhà cổ sinh vật học thuộc Đại học Chicago đã sử dụng công nghệ quét CT để kiểm tra hình dạng và cấu trúc của các tia vây vẫn được bọc trong hóa thạch.
Các nhà khoa học này đã lần đầu tiên xây dựng các mô hình 3D kỹ thuật số về bộ vây của loài cá cổ đại Tiktaalik roseae và họ hàng của loài này dựa trên các dữ liệu hóa thạch.
Tiktaalik roseae được cho là loài trung gian tiến hóa giữa động vật dưới nước và động vật trên cạn.
Tia vây và ngạnh của loài cá này đã trải qua những thay đổi tiến hóa để trở thành xương và sụn tương ứng với phần chi trên.
Tuy nhiên các phần vây và ngạnh này thường không quan sát được vì chúng có thể vỡ vụn khi hóa thạch.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phần mềm hình ảnh để tái tạo các mô hình 3D để chúng có thể di chuyển, xoay tròn và tạo hình bộ xương của cá Tiktaalik roseae.
Kết quả cho thấy các tia vây của loài này được đơn giản hóa và kích thước tổng thể của toàn bộ hệ thống vây nhỏ hơn so với thế hệ trước của chúng.
Phần đỉnh và đáy của vây cũng đã trở nên bất đối xứng và các tia vây do các cặp xương hình thành.
Các tia vây lưng của cá Tiktaalik roseae lớn hơn nhiều lần so với tia vây ở bụng của nó, đồng thời cho thấy loài này có các cơ kéo dài ở mặt dưới của vây, giống như gốc thịt của lòng bàn tay chúng ta, theo đó có thể hỗ trợ chúng nâng đỡ trọng lượng cơ thể.
Theo các nhà khoa học, Tiktaalik roseae thậm chí đã mạo hiểm bước ra khỏi môi trường nước quen thuộc, để thực hiện những chuyến đi bộ ngắn qua vùng nước nông và bãi bồi./.
Theo vietnamplus.vn
10 loài động vật nguy hiểm nhất đối với con người
Muỗi là loài động vật nguy hiểm nhất thế giới vì chúng gây ra cái chết của hai triệu người và khiến khoảng 70 triệu người nhiễm bệnh mỗi năm.
Ếch độc phi tiêu (Dendrobatidae) là tên gọi chung cho loài ếch độc sống ở Trung và Nam Mỹ. Theo National Geographic, đây là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất thế giới.
Khác với phần lớn họ hàng nhà ếch, chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Chúng có màu sắc sặc sỡ. Độc tính của chúng phụ thuộc vào từng nhóm. Dân bản xứ sử dụng độc của chúng để tẩm lên đầu mũi phi tiêu. Nọc độc của chúng có thể giết 10 người. Ngay cả voi cũng chết nếu dính chất độc của chúng.
Trâu rừng Cape có khối lượng cơ thể trung bình 1,5 tấn, cặp sừng cứng và rất nhọn. Một con trâu trưởng thành có thể đạt chiều cao 1,7 m và chiều dài 2,7 m. Khi gặp nguy hiểm, chúng luôn cúi đầu, hướng cặp sừng nhọn ra phía trước để húc vào đối thủ. Các nhà động vật học khuyên con người nên tránh xa trâu rừng Cape để bảo đảm tính mạng.
Trong quá trình săn mồi, gấu Bắc Cực sử dụng móng vuốt sắc nhọn để hạ gục con mồi. Một cú tát của gấu Bắc Cực có thể cắt đứt đầu một voi biển, con mồi ưa thích của chúng. Mỗi con gấu trưởng thành có trọng lượng khoảng 410 - 720 kg.
Người ta tin rằng voi là loài động vật hiền lành, không gây hại cho con người. Nhưng thực tế, khoảng 500 người chết vì voi mỗi năm. Với trọng lượng cơ thể lên tới 16 tấn, voi rừng châu Phi đứng số một trong bản danh sách những loài voi giết người nhiều nhất.
Mang biệt danh "vua của những dòng sông", cá sấu nước mặn sở cơ thể lớn nhất trong các loài bò sát còn tồn tại trên địa cầu. Một con cá sấu đực trưởng thành thường có chiều dài hơn 5 m và trọng lượng 450 kg. Tuy nhiên, con người vẫn có thể gặp những con cá sấu có chiều dài 7 m và trọng lượng tới 1 tấn. Dù cơ thể nặng nề nhưng cá sấu nước mặn có thể di chuyển nhanh nhẹn như một con cá heo. Con người gần như không thể chống lại chúng khi ở dưới nước.
Sư tử châu Phi thuộc họ Mèo lớn, sống thành từng đàn trên thảo nguyên rộng lớn ở lục địa đen. Theo thống kê, chúng giết 70 người mỗi năm ở riêng Tanzania. Trọng lượng của những con sư tử trưởng thành có thể lên tới nửa tấn.
Người ta gọi cá mập trắng là chúa tể của đại dương bởi khả năng săn mồi đáng nể của chúng. Với chiều dài cơ thể lên tới 6 m và trọng lượng đạt 5 tấn, cá mập trắng là động vật săn mồi lớn nhất dưới biển. Trên thực tế, con người không phải con mồi ưa thích của cá mập trắng. Những vụ cá mập tấn công người thường xảy ra do chúng nhầm lẫn.
Sứa hộp là loài sinh vật biển có độc tố mạnh nhất mà con người từng biết. Nọc độc của chúng tấn công hệ thần kinh, tim mạch và tế bào da. Mỗi con sứa hộp có khoảng 60 xúc tu. Nọc độc ở mỗi xúc tu đủ lớn để giết 50 người. Theo lý thuyết, một con sứa độc có khả năng giết chết 3.000 người.
Rắn hổ mang châu Á giết khoảng 50.000 người mỗi năm. Tuy không phải loài rắn độc nhất thế giới nhưng môi trường sống tự nhiên của chúng khá gần với nơi ở con người nên số trường hợp tử vong vì rắn hổ mang đạt mức cao nhất. Chiều dài của một con rắn hổ mang châu Á trưởng thành vào khoảng 100 cm.
Gấu Bắc Cực hung dữ, voi rừng khổng lồ hay cá mập trắng không giết nhiều người bằng loài côn trùng nhỏ bé - loài muỗi. Theo các thống kê, hơn 2 triệu người thiệt mạng vì loài muỗi mỗi năm. Ngoài ra, chúng còn là vật trung gian truyền bệnh cho khoảng 70 triệu người. Phòng tránh muỗi đốt là cách duy nhất giúp con người tránh bệnh do chúng gây nên.
Hồng Minh
Theo Zing
Lý giải gây 'sốc' về tay Doraemon tròn vo vẫn cầm được đồ đạc Thật ra, điều này đã từng được chính tác giả Fujiko Fujio giải thích ngay trong truyện. Từ lâu nay, chú mèo máy Doraemon đã không xa lạ gì với nhiều thế hệ 9x - những người đã quá rành với bộ truyện tranh nổi tiếng của Fujiko Fujio. Sở hữu hàng loạt phát minh thần kỳ từ thế kỷ 22, chú mèo...