Loài cá có bộ răng giống con người gây xôn xao
Sinh vật biển có hàm răng giống người khiến người dùng internet xôn xao đã được xác định rõ chủng loại.
Hình ảnh sinh vật có bộ răng giống người sau khi xuất hiện trên mạng xã hội thời gian qua đã khiến mọi người tò mò và đặt câu hỏi liệu nó là sinh vật gì và liệu có gây hại cho con người hay không.
Hình ảnh chụp con cá có bộ răng giống con người.
Rakyat Post đã mang đáp án cho tất cả mọi người khi cho biết sinh vật có bộ răng giống răng của con người này là loài cá bò/nóc gai (triggerfish). Loại cá này phổ biến ở khắp Malaysia.
Sinh vật này thuộc chi Balistidae – và chúng được biết đến với “hành vi khó chịu”.
Theo National Geographic, những con cá này nổi tiếng tấn công những kẻ xâm nhập – bao gồm các sinh vật biển khác và cả thợ lặn.
Chúng sử dụng hàm răng dẻo dai và bộ hàm mạnh mẽ để chống lại nhím biển và cua, nhưng vết cắn của chúng cũng có thể đâm thủng bộ đồ lặn.
Video đang HOT
Sinh vật có bộ răng kỳ lạ thuộc loài cá bò/nóc gai (triggerfish).
Đây không phải là lần duy nhất một con cá có răng bị bắt gặp và gây xôn xao.
Trở lại năm 2014, ngư dân Nga Aleks Korobov, 50 tuổi, đã khiến các chuyên gia về cá bối rối sau khi anh bắt được một con cá trông đáng sợ với hàm răng như con người.
Aleks, từ thành phố Arkhangelsk ở quận Arkhangelsk Oblast phía tây bắc nước Nga, đã bắt được một trong những động vật kỳ lạ nhất thế giới trong một chuyến đi câu cá trên sông Northern Dvina. Khi anh tới gần thì vô cùng ngạc nhiên khi thấy con cá có cái miệng trông giống hàm răng người.
Sau đó, anh ta vội vã đến quán rượu địa phương của mình để cho bạn bè xem chiếc loài sinh vật bí ẩn.
Người bạn Anton Efimov, 60 tuổi, nói: “Chúng tôi biết Aleks có thể kể một số câu chuyện to tát nhưng khi anh ta bước vào và nói anh ta có một con cá có bộ răng người, chúng tôi nghĩ chắc chắn anh ta đã say. Nhưng sau khi anh ta lấy con cá ra, chúng tôi hoàn toàn bị sốc. Không ai trong chúng tôi từng thấy bất cứ điều gì giống như vậy – điều đó rất kỳ lạ”.
Ngoài ra, Pacu, một loài cá nước ngọt Nam Mỹ, cũng nổi tiếng với bộ răng có dạng khối, thẳng và cấu trúc tương tự như răng của con người.
Cá Pacu được chú ý khi có bộ răng giống con người.
Hàm răng này chủ yếu giúp cá Pacu làm nát các loại hạt, trái cây hay nghiền vỏ ốc. Đôi khi chúng cũng ăn cá và các loài động vật không xương khác.
Con người sẽ thế nào nếu san hô biến mất?
Mặc dù chiếm chưa đến 1% bề mặt Trái Đất, các rạn san hô có vai trò quan trọng đối với con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Rạn san hô dưới vùng nước màu ngọc lam tuyệt đẹp của Caribbean, Nam Thái Bình Dương và nhiều đại dương khác trở thành điểm du lịch thu hút những người yêu thích lặn biển. San hô là một sinh vật sống có thể cứng hoặc mềm. San hô cứng được tạo ra khi polip san hô (sinh vật có họ hàng xa của hải quỳ và sứa) chiết xuất canxi từ nước biển.
Các polip san hô khác chuyển đổi canxi thành bộ xương bên trong và tạo ra san hô mềm. Rạn san hô được hình thành khi nhiều polip san hô kết hợp với nhau tạo nên một ngôi nhà lớn hơn. Các rạn san hô còn góp phần quan trọng cho sự đa dạng sinh học biển trên thế giới.
Theo IUCN (Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế), hơn 500 triệu người đang phụ thuộc vào chúng để kiếm sống với tác động kinh tế ước tính khoảng 375 tỷ USD/năm. Mối đe dọa đối với các rạn san hô bao gồm biến đổi khí hậu, ô nhiễm, phát triển ven biển, đánh cá, tạo đồ trang sức và lưu niệm.
Ảnh: California Academy of Sciences.
Trên thực tế, san hô còn sống và phát triển ở vùng biển Caribbean giảm xuống chỉ còn 8% trên tổng số. Những năm 1970, con số này phải tới hơn 50%.
Nếu san hô biến mất, hậu quả con người gánh chịu sẽ rất khó lường. Một số chuyên gia dự đoán đó có thể là đói, nghèo và bất ổn chính trị. Điều này không hề hoang đường bởi nhiều loại cá và sinh vật biển sống, trú ẩn dưới các rạn san hô. Chúng sẽ biến mất dần nếu san hô không còn. Các bãi biển du lịch cũng mất đi dịch vụ giải trí đem lại nguồn thu khổng lồ. Cuộc sống của nhiều người chắc chắn bị ảnh hưởng lớn nếu không còn các rạn san hô.
Ảnh: Environmental Justice Foundation.
Ngành công nghiệp đánh cá đại dương với 38 triệu người trên toàn thế giới sẽ sụp đổ hoàn toàn. Nguồn thu từ du lịch của các quốc đảo Caribbean sẽ biến mất. Cuối cùng, sức khỏe của con người trên khắp thế giới, không chỉ ở các khu vực rạn san hô, sẽ bị ảnh hưởng vì chúng được sử dụng trong nhiều loại thuốc.
Đây chỉ là kết quả mà các nhà khoa học có thể dự đoán gần như chắc chắn. Giới nghiên cứu tin họ không thể dự đoán mọi thứ có thể xảy ra nếu các rạn san hô biến mất. Sự gián đoạn chuỗi thức ăn và đa dạng sinh học của đại dương có thể dẫn đến những vấn đề khác mà con người chưa hình dung được.
Con người có thể giúp duy trì các rạn san hô bằng một số việc nhỏ như đi bộ hoặc đạp xe nhằm hạn chế sử dụng các chất ô nhiễm như dầu khí. Dọn dẹp bãi biển, rạn san hô, giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón chảy ra đại dương cũng là điều hữu ích.
Giải mã âm thanh bí ẩn, đánh đố con người dưới lòng đại dương Thời Chiến tranh Lạnh, một âm thanh bí ẩn có tên 'Quacker' trong lòng đại dương được ghi lại. Tốc độ âm thanh kỳ lạ này lớn hơn nhiều so với tốc độ tàu ngầm hay bất cứ sinh vật biển nào từng được biết đến. Vào những năm 1960, các thiết bị công nghệ cao đặt tại Bắc cực và Đại Tây...