Loại bỏ Huawei và ZTE khỏi các mạng tại Mỹ có thể tốn 1,8 tỉ USD
Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ ( FCC) cho biết việc loại bỏ và thay thế thiết bị Huawei và ZTE trong mạng của các công ty được trợ cấp thông qua Quỹ Dịch vụ Chung ( USF) có thể tốn khoảng 1,837 tỉ USD.
USF phải thanh toán khoản tiền lớn cho việc loại bỏ Huawei và ZTE ra khỏi Mỹ
Theo Neowin, điều này dựa trên thông tin được cơ quan thu thập từ các nhà cung cấp dịch vụ, bao gồm Verizon và CenturyLink, nhận hỗ trợ thông qua USF. Ngoài ra, nhiều nhà cung cấp dịch vụ đủ điều kiện được bồi hoàn đã ước tính có thể tốn khoảng 1,618 tỉ USD để loại bỏ những phần thiết bị đó.
Video đang HOT
Chủ tịch FCC Ajit Pai cho biết đó là ưu tiên hàng đầu của Mỹ và điều này nhằm thúc đẩy an ninh cho các mạng truyền thông nước này. Đó là lý do tại sao FCC tìm kiếm thông tin toàn diện từ các nhà mạng ở Mỹ về thiết bị và dịch vụ từ các nhà cung cấp không đáng tin cậy đã được lắp đặt trong mạng của họ. Thông báo này là một cột mốc quan trọng trong cam kết liên tục của FCC để bảo mật mạng tại Mỹ.
Ông Pai cũng lưu ý Quốc hội vẫn chưa trích quỹ để hoàn trả cho các nhà mạng được yêu cầu thay thế thiết bị mạng được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia.
FCC xác định được 51 nhà cung cấp dịch vụ có công nghệ từ những công ty đủ điều kiện để được bồi hoàn. Vào tháng 6, Huawei và ZTE chính thức bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia sau khi chính phủ Mỹ gia hạn lệnh cấm thương mại đối với Huawei đến năm 2021.
Mỹ - Đài Loan hợp lực về an ninh mạng 5G để loại bỏ Trung Quốc
Tuyên bố chung giữa hai bên kêu gọi thực hiện việc đánh giá "nghiêm ngặt" các nhà cung cấp phần cứng và phần mềm cho mạng 5G.
Mỹ và Đài Loan hôm 26.8 đưa ra tuyên bố chung về bảo mật 5G, tăng cường hợp tác theo sáng kiến "Mạng Sạch" (Clean Network) của chính quyền Washington nhằm ngăn chặn các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Huawei Technologies, theo Nikkei.
Một số tiêu chí để đánh giá các công ty tham gia vào cơ sở hạ tầng mạng 5G bao gồm sự kiểm soát của chính phủ nước ngoài, cam kết đổi mới và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, tài trợ công khai và minh bạch và quyền sở hữu, quan hệ đối tác, cấu trúc quản trị công ty minh bạch.
Tuyên bố mới được công bố bởi các quan chức từ Viện Mỹ ở Đài Loan (AIT) và các quan chức hàng đầu của cơ quan ngoại giao và ủy ban truyền thông Đài Loan, trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai bên ngày càng ấm lên và một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ đang trở nên gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.
Một trong những điểm mấu chốt của xung đột này đó là mạng 5G, thế hệ mạng di động thứ năm với tốc độ nhanh và độ trễ thấp hứa hẹn thúc đẩy sự tiến bộ lớn trên mọi phương diện. Với lý do lo ngại ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần vận động các đồng minh loại trừ các công ty công nghệ Trung Quốc ra khỏi mạng 5G, đặc biệt là Huawei và ZTE. Gần đây, Mỹ đã mở rộng mục tiêu, nhắm vào các công ty internet khổng lồ của Trung Quốc là Tencent Holdings và Alibaba Group Holding.
Giải thích về động thái hợp tác mới với Mỹ, quan chức đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu nói rằng: "An ninh mạng cũng quan trọng ngang bằng với an ninh quốc gia. Đài Loan là đối tác đáng tin cậy nhất để thúc đẩy an ninh mạng". Ông Wu còn cho biết Đài Loan là một phần của "sáng kiến Đường dẫn Sạch" (Clean Path initiative) do Mỹ dẫn đầu và cả năm nhà cung cấp dịch vụ viễn thông của Đài Loan đều là "nhà cung cấp đáng tin".
Theo Nikkei, khi Mỹ tăng cường ngăn chặn sự ảnh hưởng về công nghệ của Trung Quốc đối với nước ngoài, chính quyền Đài Loan cũng tập trung giám sát các công ty đại lục. Đài Loan đã loại các hãng công nghệ Trung Quốc ra khỏi cơ sở hạ tầng viễn thông từ lâu, kể từ khi mạng 4G được giới thiệu vào năm 2014. Gần đây, Đài Loan đưa ra thêm các quy định mới để ngăn việc các công ty Trung Quốc mua lại công nghệ nhạy cảm từ Đài Loan.
Bộ Ngoại giao Mỹ hồi đầu tháng này mở rộng phạm vi của sáng kiến "Mạng Sạch" trên năm lĩnh vực, bao gồm nhà cung cấp dịch vụ, cáp ngầm, điện toán đám mây, cửa hàng ứng dụng di động và ứng dụng. Chính quyền Tổng thống Trump tuần qua cũng đặt thêm hạn chế cho Huawei khi không cho phép hãng này mua bất kỳ chip hoặc linh kiện điện tử nào có chứa công nghệ Mỹ, ngay cả khi những sản phẩm đó là từ các nhà cung cấp nước ngoài. Theo Nikkei, hiện Huawei đang gấp rút mua chip và các bộ phận cần thiết trước thời hạn 14.9.
Bên cạnh việc hợp tác bảo vệ an ninh mạng 5G, AIT hôm 25.8 cũng đã kêu gọi các công ty Đài Loan tăng cường chuỗi cung ứng, đa dạng hóa năng lực sản xuất ra khỏi đại lục và tiếp cận gần hơn với người dùng cuối trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và rủi ro địa chính trị gia tăng.
Samsung hưởng lợi khi Ấn Độ loại Huawei khỏi mạng 5G Samsung dường như sẽ có được chỗ đứng trên thị trường 5G của Ấn Độ, khi các nhà cung cấp Trung Quốc như Huawei và ZTE không có tương lai chắc chắn trong các thử nghiệm 5G tại quốc gia này. Samsung muốn tận dụng Ấn Độ để tăng thị phần mạng 5G Theo Gizmochina, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc dự...