Loại bỏ đặc quyền sẽ xóa được ‘lạm phát’ giáo sư

Theo dõi VGT trên

Trở thành giáo sư mức lương tăng gần gấp đôi, nhiều quyền lợi khác cũng tăng nên nhiều người tìm mọi cách đạt được.

Loại bỏ đặc quyền sẽ xóa được &'lạm phát' giáo sư - Hình 1

TS Trịnh Thái Bình đề nghị giao việc xét công nhận, bổ nhiệm giáo sư về các trường đại học, gắn trách nhiệm với trường. Ảnh minh họa.

TS Trịnh Thái Bình, chuyên gia nhân sự tại Paris (Pháp) quan điểm về việc xét công nhận đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam.

Gần đây những lùm xùm xung quanh việc xét công nhận giáo sư đã làm dấy lên nhiều tranh luận. Mọi người đều công nhận rằng có nhiều giáo sư, phó giáo sư là tốt cho đất nước nếu nó thực chất và hiệu quả. Vậy làm thế nào để có thực chất và hiệu quả?

Đây là vấn đề của quản lý con người và chính sách. Nếu thay đổi chính sách quản lý con người thì mọi việc sẽ thay đổi. Tôi xin được đóng góp một vài ý kiến trong vấn đề này.

Công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư – nên giao về các đại học

Hiện nay quy trình công nhận và bổ nhiệm tưởng như rất kín kẽ, chặt chẽ nhưng nhiều nhà khoa học đã chỉ ra những điểm bất cập ở đó mà trong bài này tôi không nhắc lại. Tôi chỉ đóng góp rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên phân cấp theo lộ trình của tự chủ đại học. Trong đó Bộ nên xây dựng các tiêu chí chuẩn, thực chất, tiếp cận với các nước phát triển. Vấn đề xem xét, chấm điểm, công nhận và bổ nhiệm gắn với sử dụng nên giao lại cho các trường.

Hiện nay, Hội đồng cấp Nhà nước vẫn quản nhưng xem xét, chấm điển thì lại phân cấp dẫn đến chất lượng yếu kém và tiêu cực nếu có thì ở cấp dưới, nhưng trách nhiệm và búa rìu dư luận lại do Bộ gánh chịu. Ở đây, có người sẽ lo ngại nếu giao cho các trường thì sẽ dẫn đến tràn lan, khó quản lý. Tuy nhiên, nếu gắn việc xét đạt, công nhận đi đôi với sử dụng, giao trách nhiệm và đãi ngộ thì mọi việc sẽ khác.

Thay đổi việc sử dụng và đãi ngộ đối với những người có học hàm

Một trong những lý do chạy đua học hàm dẫn đến chưa minh bạch là do việc sử dụng và đãi ngộ chưa gắn với thực tế công việc. Việc những người có học hàm đương nhiên có đặc quyền đặc lợi dẫn đến tiêu cực và không thực chất.

Giải pháp thứ nhất là cần thay đổi việc công nhận, bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư. Trước hết, nên khẳng định giáo sư là một chức danh khoa học, chứ không là phẩm hàm. Chức danh khoa học gắn với chức danh trong công việc. Đã là chức danh thì bổ nhiệm có thời hạn và được hưởng chế độ theo chức danh đó. Hết chức danh công việc và chức danh khoa học thì hết quyền lợi.

Giáo sư không phải là chức danh cả đời, đến lúc chế.t. Những giáo sư không thực chất, không có cống hiến sẽ không được tiếp tục bổ nhiệm. Người không còn làm khoa học và giáo dục, hết hời gian bổ nhiệm thì không còn là giáo sư nữa. Điều này tránh được tình trạng làm quản lý hành chính hay giữ chức vụ chính quyền cũng là giáo sư.

Video đang HOT

Giải pháp thứ hai là cần thay đổi việc tăng lương cho người có học hàm. Thực tế do chỉ cần đạt được học hàm là đương nhiên mức lương được tăng lên gần gấp đôi, chế độ từ giảng dạy và nhiều quyền lợi khác tăng lên khiến nhiều người cố sống cố chế.t tìm mọi cách đạt được học hàm mà lại thiếu thực chất.

Thực tế cho thấy tuy có nhiều giáo sư, phó giáo sư, nhưng chất lượng khoa học đóng góp cho đời sống cũng như số lượng công bố quốc tế, sáng chế của Việt Nam rất thấp. Nhiều người sau khi đạt được học hàm để có được mức lương cao trọn đời thì cũng không có sách, không có bài báo, cũng chẳng có đóng góp gì.

Người được phong giáo sư, phó giáo sư chất lượng giảng dạy, nghiên cứu vẫn thế, trách nhiệm cũng không thay đổi mà lương lại nghiễm nhiên được tăng lên, hưởng thụ đến già. Mâu thuẫn giữa thụ hưởng và đóng góp của những người có học hàm chính là căn nguyên gây ra sự phản ứng của xã hội.

Nếu bỏ đặc quyền và tăng trách nhiệm của người có học hàm thì mọi việc sẽ thay đổi. Nên bỏ tăng lương theo học hàm và giao cho các trường tự chủ vấn đề này. Các trường đại học được giao xem xét, công nhận và bổ nhiệm vị trí giáo sư, phó giáo sư gắn với vị trí việc làm quản lý trong trường (và chịu trách nhiệm trước Bộ), tự chủ việc tăng lương, phụ cấp cho người đó. Khi không còn là giáo sư thì hết bổng lộc.

Làm được điều này thì các hội đồng cơ sở sẽ phải cân nhắc kỹ trước khi xem xét, công nhận và bổ nhiệm vì sẽ phải tự lo trả lương. Nếu công nhận và bổ nhiệm tràn lan, không có chất lượng thì phải trả lương nhiều mà hiệu quả kém. Bên cạnh đó nhiều ứng viên sẽ thay đổi suy nghĩ, không sống chế.t để có học hàm giáo sư, phó giáo sư nữa.

Để làm được điều này không dễ vì đụng chạm đến quyền lợi của nhiều người và cần sự chung tay của các bộ Nội vụ, Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Nhưng tôi tin rằng đây là một trong những điểm quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết số 29 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” mà Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội rất quan tâm. Làm được điều này sẽ là cuộc cách mạng lớn không chỉ trong công tác học hàm mà sẽ thay đổi và nâng tầm chất lượng giáo dục Việt Nam.

Ngày 2/2, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố danh sách 1.226 ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Số người đạt tiêu chuẩn năm nay gấp 1,7 lần năm 2016 và 2,3 lần năm 2015 khiến dư luận nghi ngại chất lượng của ứng viên trong “chuyến tàu vét” trước khi có quy định tiêu chuẩn mới.

Ngày 8/2, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Giáo dục – Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước – xem xét, rà soát kỹ lưỡng đảm bảo chất lượng xét công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2017.

Ngày 6/3, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố quyết định của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng công nhận 1.131 người đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Một người xin rút, 94 người còn lại, trong đó có nhiều quan chức, đang chờ xác minh do chưa đủ tiêu chuẩn, có đơn thư khiếu nại, t.ố cá.o.

Theo VNE

GS Vũ Hà Văn phân tích ưu, nhược điểm của hai cách phong giáo sư

Theo GS Vũ Hà Văn, nếu phong qua hội đồng nhà nước thì cần đặt chuẩn cao hơn, các hội đồng phải chất lượng và làm việc nghiêm túc.

GS Vũ Hà Văn phân tích ưu, nhược điểm của hai cách phong giáo sư - Hình 1

Giáo sư Vũ Hà Văn, Khoa Toán, Đại học Yale (bang Connecticut, Mỹ). Ảnh: NVCC

Năm này qua năm khác, ngay sau khi danh sách giáo sư, phó giáo sư mới được công bố, báo chí lại đăng hai chỉ số thống kê, không lấy gì làm vui. Một là số lượng trung bình bài nghiên cứu do một giáo sư công bố khá thấp. Hai là tổng số công bố quốc tế của Việt Nam còn kém nhiều lần so với các nước trong khu vực. (Trong bài này tôi sẽ dùng từ giáo sư để gọi chung hai chức danh giáo sư và phó giáo sư).

Năm nay, còn có một thống kê gâ.y số.c hơn. Đó là trong gần 1.200 giáo sư được đề nghị, có tới hơn một nửa chưa có bài nghiên cứu nào đăng trên tạp chí quốc tế uy tín. (Uy tín ở đây được tính theo nghĩa tương đối, nghĩa là tạp chí có mặt trong danh sách tên gọi là ISI). Việc này gây chấn động dư luận trong vài tuần gần đây, dẫn tới việc Thủ tướng phải đích thân chỉ định hội đồng phong giáo sư rà soát toàn bộ danh sách. Một việc rất hiếm khi xảy ra tại bất kỳ nước nào.

Hiện nay tại Việt Nam việc phong giáo sư thường được coi là một hình thức tôn vinh. Nhưng khi chuẩn mực đã bị xáo trộn, hình thức này không đạt được mục đích của nó. Mọi người đã mất lòng tin vào giá trị của "tôn vinh", bởi các thông kê nói trên. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học thực sự, có nhiều công trình giá trị, đã cảm thấy danh hiệu của họ bị xe.m thườn.g. Nhiều nhà nghiên cứu trẻ, mặc dầu đủ chuẩn, không hào hứng gì với việc ứng cử vào chức danh giáo sư.

Hiển nhiên quy trình phong giáo sư cần thay đổi. Nhưng thay đổi như thế nào?

Hiện nay các nước tiên tiến có hai cách phong hàm giáo sư/phó giáo sư. Cách một là phong qua hội đồng nhà nước như hiện nay. Báo chí đã viết nhiều về cách xét duyệt này, nội dung chủ yếu là sau khi qua các hội đồng ở dưới, hội đồng liên ngành của nhà nước sẽ là đơn vị cuối cùng xét duyệt. Một số nước châu Âu dùng cách này.

Cách hai là các trường đại học tự phong. Đây là cách Mỹ làm. Chức danh trước hết được hội đồng khoa xem xét và đề đạt, sau đó qua hội đồng khoa, hội đồng liên khoa của trường.

Giữ cách phong qua hội đồng nhà nước, nhưng đặt chuẩn cao hơn

Các vấn đề của cách làm này như sau:

Thứ nhất, chuẩn cao về cơ bản hiện nay vẫn là đếm số công trình. Dù có quy định phải là công trình đăng tạp chí ISI chăng nữa, nếu muốn vẫn có thể lách. Trong danh sách ISI có rất nhiều tạp chí đăng bài khá dễ dàng, và thường những bài này ít được đọc hoặc trích dẫn. Nếu không tính chỉ số trích dẫn, chỉ đếm số bài đăng thực ra không đo được gì.

Thứ hai, chuẩn các ngành không thể để giống nhau. Các chỉ số như số lượng bài báo, số trích dẫn, H-index, của các ngành khác nhau rất khác nhau, ngay cả trong cùng một lĩnh vực lớn như khoa học tự nhiên.

Thứ ba, rất nhiều trường đại học Việt Nam có rất ít giáo sư, thậm chí không có ai. Chuẩn càng cao thì khả năng họ có giáo sư càng giảm.

Sự thành công của phương pháp này phụ thuộc vào chất lượng và sự nghiêm túc của các hội đồng.

Chuẩn của việc xét giáo sư cần là chuẩn chung của hội đồng chuyên ngành đưa ra, chứ rất khó dùng một chuẩn cứng cho nhiều ngành một lúc như hiện nay. Nếu các thành viên của hội đồng trình độ càng cao, càng nhiều hiểu biết về nghiên cứu quốc tế, chuẩn của họ đưa ra sẽ tự nhiên cao lên. Trong thời đại ngày nay, các nghiên cứu, chất lượng của tạp chí, số lượng trích dẫn... đều là thông tin có thể tìm được dễ dàng trên internet. Xác định chất lượng của một nhà nghiên cứu không phải điều quá khó.

Đưa việc phong giáo sư về từng trường

Vấn đề ở đây, như nhiều người đã đề cập, là sẽ có hiện tượng loạn giáo sư, số lượng giáo sư sẽ tăng chóng mặt, và chất lượng giáo sư các trường khác nhau sẽ rất khác nhau.

Phương án này khả thi và sẽ có một số ưu điểm nếu ta thay đổi quan niệm về chức danh.

Ở Mỹ, giáo sư để chỉ những người giảng dạy và nghiên cứu chuyên nghiệp trong các trường đại học. Đơn giản nó là tên của một nghề, như cầu thủ bóng đá, không mang tính tôn vinh. Mỹ có hàng nghìn trường đại học, số lượng giáo sư có thể cả vài trăm nghìn. Nếu ta quan niệm như vậy thì việc giáo sư nhiều hay ít không thành vấn đề lớn.

Các lợi ích có thể có của việc các trường đại học tự phong giáo sư:

Thứ nhất, chỉ những người trực tiếp giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học mới có thể được phong giáo sư.

Thứ hai, lợi ích của giáo sư gắn liền với trường. Các trường tốt muốn giữ đẳng cấp sẽ rất cẩn thận trong việc phong giáo sư. Không phải dĩ hoà vi quý, bạ ai cũng phong, bởi một trường nhiều giáo sư dỏm, xếp hạng sẽ tự đi xuống. Ngược lại, các giáo sư giỏi cũng muốn về trường tốt, vì uy tín và điều kiện làm việc của họ được cải thiện.

Thứ ba, vì đẳng cấp của trường được quyết định bởi chất lượng của giáo sư, các trường sẽ cạnh tranh để có được các giáo sư tốt nhất, vô hình chung sẽ cải thiện thu nhập và điều kiện làm việc của những người thực sự có tài năng.

Thứ tư, vẫn có nhiều cách để tôn vinh các nhà khoa học xuất sắc. Như đã nói ở trên, đẳng cấp giáo sư gắn liền với đại học của họ. Như ở Mỹ có hàng nghìn trường, nhưng giáo sư của các trường lớn như Harvard hay Princeton vẫn có tiếng nói riêng. Ngay trong một trường, cũng có nhiều cách để tôn vinh giáo sư, thông qua các danh hiệu như giáo sư xuất sắc của trường... Bên cạnh đó, các ngành khoa học đều có chuẩn mực để các nhà khoa học đán.h giá lẫn nhau, như các giải thường, đề tài cấp quốc gia, chất lượng bài nghiên cứu, phát biểu tại hội nghị quốc tế quan trọng...

Ở trên tôi có nhắc tới việc đán.h giá các trường đại học. Trong công cuộc cải tổ giáo dục đại học, đây là điều hết sức cần thiết, ngay cả khi nó không gắn liền với việc phong hàm. Nó sẽ đưa ra định hướng cho phụ huynh đang tìm trường cho con em, và là cơ sở thúc đẩy sự cạnh tranh về học thuật các trường. Hiện nay cũng đã nhiều trường đăng thông tin về quá trình đào tạo và thành tích khoa học của các giáo sư trên trang web của họ. Điều này cần được làm như một quy định.

Phụ huynh có quyền được biết những người dạy dỗ con mình được đào tạo ra sao. Học sinh rất cần biết giáo sư của mình trình độ thế nào, bởi họ có sự lựa chọn.

Chi phí để lập một ủy ban độc lập cho việc đán.h giá các trường đại học có lẽ rất nhỏ so với các chi phí về giáo dục.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chồng Phương Lan khui 3 diễn viên rủ rê sinh viên nữ, tổ chức tiệc như Diddy
13:39:19 01/10/2024
Minh Dự: được yêu mến vì miếng hài duyên, sắp 'ngã ngựa' vì phốt 'sống lỗi'?
16:15:30 01/10/2024
The Simpsons về "tiệc Trắng" Diddy có phần 2, sốc với người đóng vai ông trùm?
14:53:54 01/10/2024
Nam thanh niên t.ử von.g khi livestream vụ sạt lở ở Hà Giang: Hiền lành, tích cực giúp đỡ hàng xóm
12:20:23 01/10/2024
Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy
12:26:36 01/10/2024
"Chị đại hột xoàn" Lý Nhã Kỳ sốc khi Negav dát cả cây đồ hiệu dự sự kiện
12:56:31 01/10/2024
Phát hiện nam rapper mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam đi "quẩy" sau khi có phát ngôn bỏ học gây tranh cãi khắp MXH
13:09:49 01/10/2024
NSƯT Hữu Châu: U50 độc thân, nửa đời vì nghệ thuật, bị học trò 'sống lỗi' báo?
15:44:58 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cặp vợ chồng 40 tuổ.i bỏ phố về quê, cải tạo nhà cũ và sống một cuộc sống tối giản nhiều người mơ ước

Netizen

17:56:08 01/10/2024
Làm mới ngôi nhà đã cũ mèm bởi thời gian có lẽ là mong muốn nhỏ bé ẩn sâu trong lòng nhiều người. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, ý tưởng này thậm chí có thể bị gác lại vô thời hạn.

Người dân Brazil phải đeo lại khẩu trang vì khói mù do cháy rừng bao phủ

Thế giới

17:38:50 01/10/2024
Theo Viện Thăm dò Datafolha (Brazil), ít nhất 40% dân số ở các thành phố như Sao Paulo và Belo Horizonte và 29% dân số ở thành phố Rio de Janeiro cho biết sức khỏe của họ bị ảnh hưởng rất nhiều do ô nhiễm không khí.

Kết hợp Genshin Impact và Elden Ring, bom tấn game chưa ra mắt đã bị phản đối mạnh mẽ

Mọt game

17:18:07 01/10/2024
Chưa có gì được công bố chính thức, nhưng các báo cáo gần đây cho thấy Tencent có thể đang tạo ra một trò chơi di động theo phong cách của Genshin Impact nhưng lại được kết hợp với Elden Ring

Miss Cosmo 2024: đại diện Indonesia khiến Xuân Hạnh 'khiếp vía', visual sinh đôi

Sao châu á

17:07:58 01/10/2024
Sau Miss Universe thì Miss Cosmo 2024 đang là một trong những chương trình nhận được sự quan tâm của cộng đồng fan sắc đẹp. Đặc biệt, ngoài Bùi Xuân Hạnh thì năm nay, có rất nhiều đại diện các nước nhận được sự yêu thích của đông đảo fa...

Nhạc sĩ 'Mắt nai cha cha cha': Tôi sống lạc quan sau biến cố ta.i nạ.n

Tv show

17:05:35 01/10/2024
Sau biến cố ta.i nạ.n, Sỹ Luân nhìn nhận cuộc sống theo hướng tích cực, lạc quan hơn. Ngoài nghệ thuật, anh còn tất bật với công việc giảng dạy, truyền lửa cho các học trò.

Lý Nhã Kỳ tỏ thái độ với Negav, khác xa Trường Giang, CĐM phát hiện điều sốc

Sao việt

16:59:57 01/10/2024
Phát ngôn thiếu chuẩn mực của Negav đã gây dậy sóng dư luận những ngày qua. Hàng loạt những chuyện cũ của anh chàng cũng bị netizen đào lại nhiệt tình. Trong đó có lần gặp gỡ với Lý Nhã Kỳ.

Kendra Wilkinson: Người mẫu thừa nhận tham gia tiệc Diddy, cái kết khi ra về sốc

Sao âu mỹ

16:56:28 01/10/2024
Liên quan đến vụ án gây rúng động làng giải trí thế giới của ông trùm tội phạm Diddy, mới đây nữ người mẫu Kendra Wilkinson cũng đã có những hé lộ về quá khứ, khi cô thừa nhận từng tham gia bữa tiệc của rapper này.

Hoa sữa về trong gió - Tập 24: Nghi ngờ vợ, Hiếu muốn Linh nghỉ việc

Phim việt

16:49:12 01/10/2024
Hiếu không giấu sự bực bội, khó chịu khi nghe được những điều thị phi về vợ mình. Hiếu cũng không xác minh hay hỏi lại Linh về những điều Hoàn đã bịa đặt.

Những mẫu trang trí trên sân thượng đẹp như mơ, ai thấy cũng mê

Sáng tạo

16:48:59 01/10/2024
Sân thượng không chỉ là nơi để phơi đồ hay chứa đồ như quan niệm truyền thống mà ngày nay, nó đã trở thành một phần quan trọng trong thiết kế không gian sống hiện đại.

Thanh niên ra đi khi livestream sạt lở Hà Giang: sống hiền lành, hàng xóm quý!

Xã hội

16:29:06 01/10/2024
Tin từ Công an tỉnh Hà Giang, khoảng 12h30 trưa ngày 30/9, lực lượng chức năng đã tìm thấy anh T.Đ.Đ (31 tuổ.i), 1 trong những người mất tích trong vụ sạt lở đất thuộc địa phận thôn Nậm Buông, xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang...

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch

Ẩm thực

16:15:16 01/10/2024
Thực đơn bữa tối với 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch. Món ăn nào cũng ngon, dễ làm lại gần gũi ai cũng có thể thực hiện được.