Loại bỏ chất béo để ngừa mỡ máu là sai lầm
Loại bỏ chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày không giải quyết tình trạng thừa cholestrol, mỡ máu cao mà còn khiến cơ thể suy nhược, giảm đề kháng.
Trước thông tin gần 50% người trưởng thành tại thành thị bị mỡ máu cao do thừa cholesterol từ Tổng hội Y học Việt Nam, TS-BS Trương Hồng Sơn – Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam – đã chỉ ra những sai lầm về chất béo. Theo TS-BS, nhiều người cho rằng chỉ ăn đồ hấp, luộc và loại bỏ hoàn toàn chất béo khỏi chế độ ăn hằng ngày có thể giúp bảo vệ sức khỏe, giảm cân, ngăn thừa cholesterol, mỡ máu… “Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm”, ông nhận định.
Chất béo là nhóm chất thiết yếu cần bổ sung mỗi ngày, với hàm lượng hợp lý. -Nhiều chế độ ăn tốt cho sức khỏe trên thế giới cũng nhấn mạnh “không được loại bỏ chất béo hoàn toàn”. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Thực tế, chất béo là thành phần không thể thiếu cấu tạo nên màng tế bào, nhất là các tế bào thần kinh và nhiều hormone quan trọng. Chúng còn là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E, K cần thiết cho cơ thể. Cụ thể, vitamin A hỗ trợ tăng trưởng, miễn dịch, thị lực. Vitamin E chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa và hỗ trợ sinh sản. Vitamin K là yếu tố đông máu quan trọng, còn vitamin D giúp phát triển chiều cao, xương, răng chắc khỏe.
Theo chuyên gia, khi cơ thể thiếu chất béo, các vitamin này khó được hấp thụ, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, nhất là hệ thần kinh. Trẻ nhỏ chậm tăng trưởng, thiếu dinh dưỡng, kém tập trung… Trong khi người lớn dễ bị đau nhức xương, thậm chí loãng xương, nhìn kém, giảm sức đề kháng.
Bên cạnh đó, chất béo (lipid) là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, gấp đôi protein và chất đường bột. Mỗi gam lipid tạo ra 9 kcal, trong khi 1g protein (đạm) và 1g carbohydrate (đường bột) chỉ cho 4 kcal nên chất béo cho cảm giác no lâu.
Trong bữa ăn của người trưởng thành cần 20-25% năng lượng từ chất béo. Trẻ càng nhỏ càng cần nhiều hơn, thậm chí lên tới 40-60% nếu dưới 6 tháng. Lưu ý, với trẻ nhỏ, tỷ lệ chất béo động vật không nên vượt quá 70% tổng số chất béo khẩu phần ăn.
Do đó, TS-BS Trương Hồng Sơn khuyên người dân thay vì loại bỏ hoàn toàn chất béo “một cách máy móc”, cần trang bị kiến thức để chủ động thay thế nguồn chất béo có hại thành chất béo có lợi thông qua thực phẩm.
Cụ thể, hạn chế sử dụng nguồn chất béo có hại từ phủ tạng động vật, mỡ động vật… Loại bỏ ngay lối sống công nghiệp, nói không với thức ăn nhanh, đồ đóng hộp… Thay vào đó cần tăng cường bổ sung nguồn chất béo có lợi trong các loại cá biển sâu (cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi…) vì chứa nhiều axit béo omega-3 có lợi cho tim mạch, protein chất lượng cao, nhiều loại vitamin và khoáng chất; quả bơ; ô liu; các loại dầu thực vật (gạo lứt, đậu nành, hướng dương…).
Video đang HOT
Ngoài ra, có thể sử dụng nguồn chất béo từ dầu thực vật chứa dưỡng chất Gamma – Oryzanol và Phytosterol. Trong nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, sử dụng Gamma – Oryzanol có thể góp phần kiểm soát cholesterol hấp thụ từ thực phẩm. Trong khi đó, Phytosterol là chất chống oxy hóa hỗ trợ bảo vệ tế bào gan. Hai dưỡng chất này đều có trong sản phẩm dầu thực vật Neptune Light; người nội trợ có thể dễ dàng tìm mua tại các chợ, siêu thị, cửa hàng tạp hóa hoặc các trang thương mại điện tử… Đây cũng là sản phẩm dầu ăn được Viện Y học ứng dụng Việt Nam nghiên cứu và chứng nhận về công dụng hỗ trợ giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm, giúp ngăn ngừa mỡ máu.
Dầu ăn Neptune Light chứa Gamma – Oryzanol và Phytosterol với thành phần gồm dầu gạo lứt, dầu hướng dương, dầu đậu nành… hỗ trợ giảm hấp thụ cholesterol từ thực phẩm, ngăn ngừa mỡ máu
Khi chế biến với dầu thực vật, lưu ý không để nhiệt độ quá cao. Chuyên gia lý giải, nếu đun lâu ở nhiệt độ cao, các axít béo không no sẽ bị oxy hóa làm mất tác dụng có ích với cơ thể, đồng thời tạo thành các sản phẩm trung gian có hại như peroxit, aldehyt… Lưu ý, không nên tái sử dụng dầu đã rán ở nhiệt độ cao.
Khi nào cần tiêm vắc xin phòng bệnh dại?
Với bệnh dại, khi đã lên cơn dại thì cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
Cùng với việc dự phòng dại trước và sau phơi nhiễm cho người, tiêm phòng dại cho thú nuôi định kỳ hằng năm là một trong những biện pháp giảm thiểu tỷ lệ mắc phải bệnh dại trong cộng đồng.
Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
Theo Bộ Y tế, năm 2021 ghi nhận 54 ca tử vong do bệnh dại tại các tỉnh, thành. Chỉ 6 tháng đầu năm nay đã ghi nhận 30 ca tử vong do bệnh dại, và xu hướng thường tăng trong 6 tháng cuối năm.
Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại.
Hiện bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
Chó thả rông trong một khu dân cư ở Hà Nội. Ảnh NGỌC THẮNG
Tác nhân gây bệnh là vi rút dại (Rhabdovirus). Sức đề kháng của vi rút dại yếu, dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 56 độ C trong vòng 30 phút, ở 60 độ C trong 5 - 10 phút, và ở 70 độ C trong 2 phút. Trong điều kiện lạnh 4 độ C, vi rút sống được từ vài tuần đến 12 tháng, ở nhiệt độ dưới 0 độ C sống được từ 3 - 4 năm. Vi rút dại được bảo tồn chủ yếu trong cơ thể vật chủ.
Theo Bộ Y tế, ổ chứa vi rút dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng. Tại VN, chó là ổ chứa vi rút dại chủ yếu (chiếm 96 - 97%) sau đó là mèo (3 - 4%).
Vi rút dại tấn công tủy sống và não
Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi rút dại phát triển từ lớp trong cùng của mô dưới da, hoặc từ cơ bắp tiến vào các dây thần kinh ngoại biên (tức là các dây thần kinh trong cơ thể con người nằm ngoài não hoặc tủy sống). Vi rút di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ ước tính khoảng 12 - 24 mm mỗi ngày. Người bị nhiễm bệnh sẽ có những thay đổi hành vi và có những biểu hiện lâm sàng khi vi rút bắt đầu xâm nhập vào não bộ.
Thời gian ủ bệnh dại ở người từ 2 - 8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên 1 năm hoặc 2 năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc số lượng vi rút xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách xa gần từ vết thương đến não bộ. Vết thương nặng, gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh ngắn.
Do đó, vùng bị cắn - vết thương ở đầu và cổ, cũng như những vết thương ở các khu vực đầu mút thần kinh như ngón tay, thường có thời gian ủ bệnh ngắn hơn, do khoảng cách gần hơn cho vi rút xâm nhập vào mô thần kinh.
Dấu hiệu và triệu chứng của người bị bệnh dại là: đau hoặc ngứa ở vết cắn (trên 80% trường hợp); sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2 - 4 ngày; sợ nước; không chịu được tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí; sợ hãi khi thấy cái chết sắp xảy ra. Bệnh nhân (BN) cũng có thể tức giận, bứt rứt, trầm cảm, tăng động. Thời gian bị bệnh thường 2 - 3 ngày, có thể kéo dài đến 5 - 6 ngày hoặc dài hơn khi được chăm sóc tích cực.
Biện pháp dự phòng bệnh dại
Phối hợp thú y và y tế thực hiện giám sát nơi có ổ dịch chó dại cũ, nơi thường xảy ra bệnh dại ở động vật, những nơi mua bán chó, mèo.
Thực hiện đăng ký, cấp giấy phép cho chủ nuôi chó, mèo; tiêm vắc xin dại có hiệu lực cho đàn chó, mèo đạt ít nhất trên 85% trong quần thể vật nuôi.
Những người có nguy cơ bị nhiễm vi rút dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc trong phòng thí nghiệm có vi rút dại... cần được gây miễn dịch bằng vắc xin dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế.
Những người bị chó, mèo cắn phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương và điều trị dự phòng theo hướng dẫn.
Ở giai đoạn sau, khi chỉ thoáng nhìn thấy nước, BN đã có thể bị co thắt ở cổ và họng.
Một chuyên gia đầu ngành về bệnh truyền nhiễm đặc biệt lưu ý: Hiện không có phương pháp điều trị đặc biệt nào khi đã phát bệnh (lên cơn dại). Lúc này, hầu như không thể làm được gì ngoài việc giữ cho BN cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn. BN được dùng thuốc an thần kiểm soát các cơn co thắt cơ và hiện tượng dễ bị kích thích.
BN cần được chăm sóc trong phòng yên tĩnh với ánh sáng dịu và tránh các tác nhân kích thích (ví dụ: tiếng ồn lớn, không khí lạnh...), vì chúng có thể làm tăng nguy cơ co thắt và co giật.
Cách xử trí vết thương khi bị động vật cắn
Bộ Y tế hướng dẫn: Nếu bị động vật cắn thì cần thực hiện như sau: Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong 10 - 15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại. Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn i-ốt, nếu có. Tiếp đó, đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.
Những điều không nên làm đối với vết cắn của động vật là: sử dụng các chất kích thích vào vết thương như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm; băng bó, đắp thuốc kín vết thương.
Gần 50% người dân thành thị có mỡ máu cao Hội thảo "Báo động thực trạng thừa cholesterol: Hệ lụy và giải pháp" được Tổng hội Y học Việt Nam, Viện Y học ứng dụng Việt Nam tổ chức ngày 25.8 tại Hà Nội với sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành y khoa, dinh dưỡng và tim mạch. Tại hội thảo, PGS-TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch...