Loại bánh nướng đặc trưng giòn tan, ngậy bùi dậy mùi lá chanh, rất thơm ngon mà chỉ Hà Nội mới có
Bánh chả chính là thứ bánh nướng đặc trưng của Hà Nội, mà từ trẻ đến già, từ nam thanh tới nữ tú, từ phụ nữ tới đàn ông đã một lần nếm thử không thể quên hương vị đặc trưng giòn tan, ngậy bùi dậy mùi lá chanh của nó.
Giống bánh nướng nhưng có tên gọi khác
Ai sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, hay gắn bó với Hà Nội từ những ngày bao cấp xa xưa, từ trẻ tới già, từ nam thanh tới nũ tú, hay đàn ông, đàn bà đều biết tới bánh chả – thứ quà vặt của người Hà Nội có đặc trưng như bánh nướng. Thứ bánh này bất cứ ai một lần nếm thử đều không thể quên nổi hương vị bánh chả giòn tan, ngậy bùi dậy mùi lá chanh của nó.
Món bánh chả nổi danh Hà Nội thơm ngon như bánh nướng. Ảnh minh họa.
Thứ bánh nướng này được gọi là bánh chả – cùng với những món quà Hà Nội khác như bánh khảo, kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo vừng… nhưng đã làm nên nhiều thương hiệu bánh gia truyền nhờ sản xuất bánh chả.
Một thời có lời đồn rằng, bánh chả là các loại bánh nướng ế sau Tết Trung Thu gom về được làm thêm vài công đoạn nữa thành bánh chả cho đỡ phí.
Nhưng người Hà Nội kỹ tính trong ăn uống thì “lời đồn chống ế” này là không thể chấp nhận để trở thành đặc sản từ thế kỷ 20 tới nay.
Bánh chả lá chanh được làm từ bột mì, đường, thịt mỡ, mứt bí, lá chanh… tương tự nguyên liệu làm bánh nướng Trung Thu.
Nhưng để làm được bánh ngon, giòn, béo thì bột làm vỏ bánh phải được ngào đều, mịn, ủ trong thời gian nhất định để lên men đủ độ thì bánh mới giòn và xốp.
Các loại nguyên liệu làm nhân khác đều được “tuyển” kỹ, được thái hạt lựu trộn đều. Khâu chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng:
- Thịt mỡ phải là loại tươi, lá chanh già và nhất thiết phải vừa mới hái (lá chanh để lâu tinh dầu bay đi sẽ mất thơm).
- Bột mì phải là bột mới thì mới thơm. Nguyên liệu chuẩn thì bánh chả mới thơm lâu.
- Bột ủ xong được dàn mỏng, đặt nhân vào bên trong, cuộn lại thành hình ống rồi dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ xinh chừng 2 đốt ngón tay rồi cho vào lò nướng.
Thời gian nướng bánh phải tính toán cho thật chuẩn, để bánh vàng giòn nhưng không cháy.
Video đang HOT
Bánh chả Hà Nội muốn ngon như bánh nướng phải tính thời gian thật chuẩn để nướng bánh mới vàng giòn mà không cháy. Ảnh minh họa.
Công thức chỉ vậy, nhưng mỗi nhà lại có một bí quyết riêng, tỉ lệ pha trộn đường, mỡ, lá chanh khác nhau – tạo nên những thương hiệu riêng.
Miếng bánh chả không quá cầu kì về hình thức, cách trình bày, nhưng hương vị đọng lại vô cùng tuyệt vời.
Nhân bánh đủ mỡ đường, mứt bí, hạt điều, lạp xưởng… trộn lại với nhau cho một lớp nhân bùi bùi đúng vị, vỏ bánh là bột nướng lên cứng giòn cắn một miếng làm nhân vỡ ra tan vào trong miệng nhai nhai cực thơm, ăn đến đâu ngọt đến đó.
Mỗi chiếc bánh chả nhỏ bằng 2 đốt ngón tay, hội tụ đủ hết các vị: Mùi thơm của lá chanh, béo ngậy của thịt mỡ và giòn rụm của vỏ bánh bên ngoài khiến những ai đã từng ăn đều rất khó quên.
Giống như các loại bánh truyền thống khác của Hà Nội xưa, khi ăn bánh chả, nhất định phải có chén trà nóng đi kèm, nếu là trà ướp hương sen thì càng tuyệt.
Thưởng thức miếng bánh chả kèm với ly trà xanh, trà nhài thì còn gì thư thái bằng.
Thưởng thức miếng bánh chả cũng như bánh nướng, nên uống kèm với ly trà xanh, trà nhài mới thư thái. Ảnh minh họa.
Nhiều thương hiệu nổi lên nhờ bánh chả
Hà Nội có rất nhiều thương hiệu bánh chả như: Bánh chả Bảo Phương, Bảo Minh, Ninh Hương, Nếp Hương, Bếp nhà Minh Khuê, Bánh chả Tuấn Anh, Hoàng Long, Đỗ Thế Gia… đều là những thương hiệu nổi tiếng về bánh Trung thu gia truyền và bánh chả, đậm hương vị truyền thống của Hà Nội có sức cuốn hút dân dã vô cùng.
Mùa Trung thu một số nhà đã mua bánh chả về sớm – mà phải là bánh chả mới nướng của các cửa hàng gia truyền ăn mới ngon, giòn tan, ngậy bùi dậy mùi lá chanh.
Cắn một miếng bánh chả giòn rụm vỡ tan trong miệng, rồi tới miếng dai của mỡ trộn lẫn với cái béo ngậy của lạp xưởng, vị ngọt của mứt bí… trở thành hương vị gần gũi, là món quà ăn vặt thơm ngon đặc sắc len lỏi sâu vào tiềm thức của người Hà Nội, gây nhớ nhung cho những ai đã từng một lần thưởng thức qua hương vị của nó…
Bánh chả nhân thơm mềm, vừa dẻo lại dai thơm bùi ngọt ngọt ăn vào là nhớ mãi không quên.
Học ngay cách làm bánh chả Hà Nội thơm lừng, chuẩn vị Hà Nội
Bánh chả vốn không còn là cái tên xa lạ với người Hà Nội. Đây đã trở thành món ăn vặt cực kỳ nổi tiếng ở Hà Thành nói riêng và người dân miền Bắc nói chung mỗi khi đông về. Hãy cùng học ngay cách làm bánh chả thơm lừng, chuẩn vị Hà Nội nhé!
1. Nguyên liệu làm bánh chả
Lạp xưởng: 100gr
Vừng rang sẵn: 50gr
Mứt bí: 60gr
Mỡ đường: 150gr
Hạt điều rang sẵn: 50gr
Bột mì: 100gr
Nước đường: 20ml
Rượu trắng
Trứng gà: 1 quả
Lá chanh tươi: 10 lá
Gia vị: Muối, đường, dầu ăn...
Dụng cụ: lò nướng, bát, tô, chày, cối...
Một số nguyên liệu làm bánh chả
2. Cách làm bánh chả Hà Nội
Bước 1: Làm vỏ bánh
Cho bột mì nước đường muối 1 thìa dầu ăn thực vật vào bát tô lớn. Sau đó, trộn thật đều hỗn hợp để chuẩn bị làm vỏ bánh chả. Lá chanh rửa sạch, cắt nhỏ, chia làm 3 phần. Cho ⅓ số lá chanh đã thái vào hỗn hợp bột trên, trộn đều. Để bột nghỉ khoảng 30 phút.
Bước 2: Làm nhân bánh
Phần mỡ đường thái hạt lựu. Đun sôi nước, cho vào luộc 3 phút. Khi mỡ đường chín vừa tới thì đổ ra, để ráo nước.Trộn mỡ đường với đường theo tỉ lệ 1: thật đều. Tiếp đến mang mỡ đường ra hóng gió trong 2 tiếng. Hạt điều rang sẵn đem giã nhỏ vừa ăn. Mứt bí và lạp xưởng đem thái thành hình hạt lựu. Trộn đều các nguyên liệu lạp xưởng vừng rang sẵn hạt điều giã nhỏ mứt bí mỡ đường ⅔ số lá chanh còn lại. Tiếp đến, cho nước đường rượu vào trộn đều để ngấm nguyên liệu. Nặn nhân bánh thành từng viên hình tròn nhỏ.
Bước 3: Nặn bánh
Khi bột bánh đã nghỉ đủ thời gian thì cho lên một mặt phẳng. Dùng cây cán bột cán bột thành hình chữ nhật, có chiều rộng khoảng 5cm, chiều dày là 3mm. Tiếp đến, cho nhân bánh vào giữa, cuộn tròn bột lại thành hình thuôn dài. Dùng dao cắt bột thành nhiều khúc dài 2 - 3cm.
Bước 4: Nướng bánh
Bánh sau khi đã cắt xong thì xếp vào khuôn có lót giấy nến.Nướng bánh chả ở 190 độ C trong khoảng 10 - 12 phút cho đến khi bánh có dấu hiệu chín vàng xém thì lấy bánh ra khỏi lò.Trứng gà đập ra bát, khuấy đều. Quét đều trứng lên bề mặt bánh chả, nướng tiếp ở 190 độ C thêm 10 phút. Khi bánh chuyển sang màu vàng đẹp thì cho bánh ra khỏi lò.
Thành phẩm
Những miếng bánh chả màu vàng bắt mắt, có hương vị tuyệt vời hòa quyện giữa phần vỏ giòn giòn và phần nhân bánh thơm bùi, béo ngậy. Hãy cùng thưởng thức bánh chả với một chén chè mạn chắc chắn sẽ rất tuyệt vời!
Cách làm thịt chiên nước mắm thơm ngon giòn rụm Thịt chiên nước mắm là món ăn gia đình thơm ngon trong bữa cơm của người Việt. Miếng thịt giòn rụm sẽ kích thích vị giác của bạn đáng kể đấy. Với công thức thịt chiên nước mắm dưới đây, chắc chắn bạn sẽ tốn kha khá cơm đó. Nguyên liệu làm thịt chiên nước mắm 400 gram thịt ba chỉ ( thịt...