Loa Simaudio Moon Voice 22 và ampli all-in-one ACE đạt giải EISA Awards 2022-2023 – Hạng mục “Hệ thống stereo high-end của năm”
Simaudio Moon ACE là thiết kế ampli all-in-one tích hợp tính năng streaming, mạch DAC cao cấp và khối công suất khá lớn, phối hợp ăn ý với đôi loa bookshelf Voice 22 tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, nhỏ gọn, có chất lượng trình diễn chuẩn high-end.
Moon Voice 22 chính là mẫu loa mang tính đột phá của Simaudio sau thời gian sản xuất các thiết bị digital và bộ khuếch đại. Đôi bookshelf này sở hữu cấu hình hai đường tiếng gồm driver tweeter màng dome lụa 22mm với họng kèn dẫn sóng phối hợp ăn ý với củ loa woofer màng polypropylene 155mm được bổ sung khoáng chất. Tất cả hướng đến việc tái tạo chất âm tự nhiên đặc trưng của Moon cùng âm trường rộng.
Ngoài ra, toàn bộ driver và phân tần của loa cũng được chế tạo để có thể phối hợp tối ưu nhất với ampli của Simaudio từ đó tạo nên chất lượng trình diễn đồng nhất. Hãng cũng khuyến khích người dùng nên phối ghép Voice với ampli all-in-one ACE, đây là thiết bị cung cấp giải pháp toàn diện từ nguồn âm, các giao thức kết nối streaming, cho đến mạch khuếch đại chuẩn hi-end.
Video đang HOT
Giám đốc bộ phận Sale và Marketing của Simaudio – ông Etienne Gautier cho biết, công ty vô cùng vui mừng khi sản phẩm loa Moon Voice 22 đã nhận được giải thưởng EISA danh giá. Đây là kết quả mĩ mãn trong hơn 40 năm kinh nghiệm để làm nên đôi loa bookshelf đẹp từ ngoại hình đến chất âm. Cả hội đồng EISA cũng công nhận ampli all-in-oce Moon ACE chính là đối tác hoàn hảo với đôi loa Voice 22.
Giá tham khảo:
MOON Voice 22: 82.500.000 VNĐ
MOON ACE: 115.500.000 VNĐ
Thương hiệu Simaudio được phân phối bởi Nguyễn Audio – https://nguyen.audio/
Lợi nhuận từ streaming được "chia chác" như thế nào?
Sơ đồ phân chia tiền bản quyền cho mỗi bên liên quan từ doanh thu nghe nhạc trực tuyến trong đa số trường hợp dưới đây sẽ lý giải được vì sao có những nghệ sĩ thu về rất ít lợi nhuận dù là người sáng tác nên những bản hit triệu lượt nghe.
Hay vì sao nghệ sĩ ngày nay thường muốn tự nắm quyền sở hữu bản thu âm của mình thay vì phải lệ thuộc vào một bên nào đó.
Theo báo cáo cuối năm 2021 của RIAA - Hiệp hội công nghiệp thu âm Mỹ, streaming tiếp tục là mảng đem về nhiều doanh thu nhất nhất nền công nghiệp âm nhạc Mỹ trong năm qua, chiếm đến 83% với 12,4 tỷ USD. Cùng với đó, lợi nhuận từ việc đưa nhạc lên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến có thể xem là nguồn thu nhập chính của không ít nghệ sĩ. Khán giả cũng đã quen thuộc với việc chi tiền ra để sử dụng các dịch vụ chính thức để thưởng thức những bài hát mình thích ở chất lượng tốt. Nhưng vẫn có một câu hỏi khiến người dùng các nền tảng streaming này ít nhất đã từng băn khoăn một lần đó là nghệ sĩ mà họ yêu mến sẽ thu được lợi nhuận từ nhạc số với tỉ lệ như thế nào?
Billboard Mỹ cho biết mỗi khoản thanh toán riêng lẻ từ các dịch vụ nhạc số đến người nhận thường không đến 1 cent (chưa đến 229 đồng). Tuy nhiên đối với những bài hát nổi tiếng, tiền bản quyền có thể lên đến hàng triệu USD trong một năm. Theo dự liệu của MRC Data và do Billboard Mỹ ước tính, "Levitating" của Dua Lipa - bài hát được phát trực tuyến nhiều nhất vào năm 2021 ở Mỹ (626 triệu lượt) đã kiếm được cho cô, các nghệ sĩ tham gia và các chủ sở hữu bản quyền khoảng 4 triệu USD (91,5 tỷ đồng). Những bên được chia phần doanh thu này bao gồm hãng thu âm, nghệ sĩ biểu diễn, nhạc sĩ, nhà phân phối âm nhạc và một hoặc hai bên trung gian với tỉ lệ mỗi bên khác nhau.
Với 626 triệu lượt nghe trực tuyến trong năm 2021, "Levitating" đã đem về cho Dua Lipa cùng các bên sở hữu bản quyền 4 triệu USD.
Phần lớn doanh thu streaming đến từ phí đăng ký định kỳ của người dùng cho các dịch vụ như Spotify, Apple Music, Amazon Music Unlimited... Theo Billboard Mỹ, với mỗi lượt nghe trực tuyến các nền tảng nhạc số cũng chi trả mức phí khác nhau: Spotify - 0,55 cent, Apple Music - 0,98 cent, Amazon Music - 0,5 cent, Tidal - 1,6 cent... Các dịch vụ này phân chia doanh thu từ phí đăng ký theo số lần một bản nhạc được phát trực tuyến trong một tháng cụ thể. Sau khi tính tiền bản quyền, họ sẽ thanh toán riêng cho các hãng thu âm, các nhà phát hành và các tổ chức bản quyền biểu diễn.
Dưới đây là mô hình phân chia trung bình tiền bản quyền âm nhạc từ dịch vụ nghe nhạc trực tuyến trong những trường hợp thông thường. Chủ sở hữu bản ghi âm - thường là hãng thu âm sẽ nhận được khoảng 80% tổng số tiền bản quyền, trong đó 64% thuộc về hãng thu âm và 16% được trả cho nghệ sĩ thể hiện. Số tiền này còn có thể được chia cho nghệ sĩ với tỷ lệ phụ thuộc vào hợp đồng thu âm của họ với hãng. Tiếp đến, 10% tổng giá trị stream được chia 5% cho nhà phát hành, phân phối nhạc, còn nhà phân phối chia cho nhạc sĩ sáng tác 5% còn lại. Cuối cùng, tiền bản quyền biểu diễn chiếm 10% nhưng chỉ bao gồm 1,2% cho các tổ chức biểu diễn. Các tổ chức biểu diễn phải chia 4,4% cho các nhạc sĩ sáng tác và 4,4% cho các nhà phát hành.
Các nghệ sĩ chỉ nhận được trung bình khoảng 16% tiền bản quyền từ doanh thu streaming.
Dựa theo công thức phân chia này, có thể thấy xu hướng ngày một nhiều nghệ sĩ làm chủ sở hữu bản thu của mình thay vì hãng thu âm đem về nhiều lợi ích cho họ bởi họ không cần chia 64% cho hãng. Ngoài ra, nếu bản thân ca sĩ cũng chính là tác giả sáng tác nên bài nhạc thì sẽ có tỉ lệ được phân chia doanh thu cao hơn.
Mặt khác, ca khúc càng có nhiều nhạc sĩ góp công chấp bút hay nhà sản xuất góp phần tạo thành, phần tiền này lại càng được chia nhỏ ra. Với các dòng nhạc như đồng quê, R&B, Pop... các ca khúc thường không chỉ được viết bởi duy nhất một người, chẳng hạn như "Stay" của The Kid LAROI & Justin Bieber được viết bởi 9 nhạc sĩ. Với các ca khúc lấy sample từ bài hát khác, lợi nhuận cũng sẽ được chia cho tác giả của bài nhạc sample. Điển hình, Trent Reznor - giọng ca chính kiêm nhạc sĩ của ban nhạc Rock Nine Inch Nails nhận được một ít thù lao từ bản hit "Old Town Road" khi Lil Nas X đã dùng ca khúc "Further" của anh làm sample cho bài nhạc của mình.
Trent Reznor (Nine Inch Nails) được nhận một phần lợi nhuận streaming của "Old Town Road" (Lil Nas X) vì là người sáng tác sample được dùng trong bản hit này.
Tỷ lệ tiền bản quyền khác nhau vì các hãng thu âm thương lượng với nghệ sĩ cũng như các bên những điều khoản khác nhau. Cách tính tiền bản quyền của họ được ẩn sau một quy trình tuyệt mật và các thỏa thuận không được tiết lộ. Sự phân chia không có công thức rõ ràng này đã nhiều lần khiến các nghệ sĩ bất mãn. Hơn nữa, các thỏa thuận cấp phép có thể yêu cầu các tính toán phức tạp hơn trong một số trường hợp nhất định
Nhiều người trong ngành cho rằng các khoản thanh toán tiền bản quyền là một mớ hỗn độn phức tạp, vô nghĩa và không trả công bằng cho các nghệ sĩ và nhạc sĩ. Các nhà lập pháp ở Anh cũng đã liên tục thể hiện sự quan tâm đến việc một số nghệ sĩ, nhạc sĩ kiếm được ít tiền ngay cả khi bài hát của họ được phát trực tuyến hàng triệu lần. Và đã có những lời kêu gọi xung quanh ngành công nghiệp để thay đổi cách tính toán tiền bản quyền theo hướng có lợi cho các nghệ sĩ ít nổi tiếng hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ phân chia và tính toán lợi nhuận hiện tại có thể sẽ không thể được thay đổi nhanh đến thế trong tương lai gần.
Spotify vật vã tại thị trường Hàn Quốc Sau hơn một năm gia nhập thị trường Hàn Quốc, độ phổ biến của Spotify vẫn không mấy khả quan. Vốn nổi tiếng là một trong những nền tảng phát nhạc trực tuyến lớn nhất nhì thế giới, vì đâu mà ông lớn của thời đại streaming lại không thành công tại xứ sở kim chi? Vào tháng Hai năm ngoái, Spotify chính...