Lo vợ nấu ăn “chưa đạt” tiêu chuẩn, 7X tự vào bếp nấu hàng nghìn món ngon cho gia đình
Nhiều người biết đến facebook cá nhân của anh Nhật Tân còn tưởng 7X này là một đầu bếp nhà hàng nổi tiếng bởi các món anh nấu ngon, đẹp và chuyên nghiệp quá đỗi.
Định cư tại Mỹ được 25 năm, hiện vô cùng bận bịu với công việc là một chủ tiệm nail tại thành phố Seattle thuộc bang Washington nhưng anh Bùi Nhật Tân (tên tiếng Việt, 42 tuổi) vẫn rất đam mê việc bếp núc. Nhiều người biết đến facebook cá nhân của anh còn tưởng 7X này là một đầu bếp nhà hàng nổi tiếng bởi các món anh nấu ngon, đẹp và chuyên nghiệp quá đỗi.
Anh Tân chia sẻ, khi sang Mỹ được 10 năm, anh kết hôn lúc 27 tuổi và sau đó có 2 con trai. Hiện tại, con lớn của anh 12 tuổi tên Tyson, bé thứ hai 7 tuổi tên Jordan. Còn vợ anh tên Stacey. Tuy làm nail nhưng anh Nhật Tân cũng rất thích nấu ăn. Sống ở nơi xứ xa được 2 năm, anh bắt tay vào tự học nấu ăn, dần dần nó trở thành đam mê không có hồi kết trong suốt nhiều năm qua.
Nhiều người tưởng anh Tân là đầu bếp vì các món anh nấu rất ngon, chuyên nghiệp nhưng thực chất anh là ông chủ một tiệm nail và là một ông bố của gia đình
Do những năm còn trẻ, được đi nhiều nơi, ăn nhiều món của các quốc gia nên anh có nhiều trải nghiệm hương vị phong phú về các món ăn. Trong khi đó, bản thân 7X lại là người cầu kỳ trong chuyện ăn uống nên anh luôn muốn tự tay nấu cho gia đình. Với anh, chỉ có tự nấu mới đạt được những tiêu chuẩn của bản thân mình đề ra. Dù hiện giờ có thể nấu được rất nhiều món ăn khác nhau xong anh xác nhận chưa từng đi học hay được ai chỉ dẫn về nấu ăn. Tất cả đều do bản thân tham khảo, tìm kiếm công thức trên mạng rồi sáng tạo ra món ăn của riêng mình.
“Lúc đầu thì dĩ nhiên sẽ có thất bại nhưng do kiên trì và nhất quyết phải nấu ra được những món ăn ngon theo như ý mình cho nên cuối cùng thì cũng làm được thôi”, ông bố đảm đang chia sẻ.
Anh chưa qua trường lớp học nấu ăn nào, tất cả đều do anh học hỏi, tìm tòi trên mạng
Thế rồi từ khi cưới vợ và bắt đầu có đứa con đầu tiên, lòng đam mê nấu nướng của anh Tân lại được tăng thêm một bậc. Bởi anh mong muốn tận tay nấu ra được những món ngon cho vợ và con thưởng thức. Một phần nữa, ông chủ tiệm nail cũng muốn các con học hỏi kỹ năng, chuẩn bị cho cuộc sống tự lập về sau. Do đó, anh bắt đầu dạy các con nấu ăn.
“ Mỗi lần nấu ăn mình đều yêu cầu con đứng sát bên để xem rồi cho con làm thử. Nếu có gì thiếu sót, mình sẽ nhắc nhở. Mình luôn nói 2 bé là, chỉ cần là chiu khó… nấu lần này không được thì lần sau nấu tiếp lại… Mỗi lần thất bại sẽ học được thêm một cách để nấu sao cho ra được ngon hơn. Mình muốn hai con học biết cách nấu ăn để sau này lo cho gia đình nhỏ của tụi nó nữa”.
Video đang HOT
Anh thường xuyên dạy 2 con trai của mình nấu ăn
Anh Tân còn cho biết, chị Stacey cũng nấu ăn ngon nhưng có lẽ do bản thân anh luôn đòi hỏi cao về các món ăn nên mọi việc bếp núc đều tự tay ông chồng này đảm nhiệm hết.
Mỗi ngày, 7X đều suy nghĩ ra những món khác nhau để cho vợ và con ăn không bị nhàm chán. Có đôi lúc nghĩ nấu gì cũng khiến anh chủ tiệm nail đau đầu, song bếp núc là đam mê nên chút xíu vướng mắc này cũng đâu có là gì. Hơn nữa, vốn “huấn luyện” các con ăn đủ loại đồ ăn của nhiều quốc gia từ rất sớm nên món nào anh nấu, hai nhóc tì đều thưởng thức được hết.
Do đòi hỏi cao về hương vị món ăn nên các bữa cơm gia đình đều do anh Tân đảm nhiệm toàn bộ
Hàng ngày, bữa cơm gia đình anh chỉ có 2 vợ chồng và 2 con nhưng thỉnh thoảng, cuối tuần nào rảnh, anh lại nấu cho 20 người thợ của mình ở tiệm nail. Cũng có những ngày Chủ nhật, anh lại mời bạn bè tới nhà rồi chế biến các món ăn để họ cùng nhâm nhi, thưởng thức, chia vui.
Vốn là người cầu toàn, nên khi đi chợ hoặc siêu thị, ông bố 7X luôn lựa chọn những thực phẩm ngon và tươi nhất. Theo anh, chỉ có như thế mới nấu ra được những món ăn tuyệt vời. Ông chủ tiệm nail chia sẻ, hiện tại ở Mỹ rất sẵn các gia vị Việt Nam, không thiếu thứ gì nên khi muốn nấu món ăn quê nhà nào đó rất dễ dàng, chủ yếu là người nấu có chịu bỏ tâm tư và thời gian ra để chế biến hay không thôi.
Với anh Tân, nấu ăn không chỉ ngon mà còn phải đẹp
Không những yêu cầu cao về hương vị, anh Tân còn rất nguyên tắc trong việc bày biện món ăn không kém gì một đầu bếp chuyên nghiệp. “ Mình nấu bất kỳ muốn ăn gì cho dù đơn giản hay cầu kỳ tới đầu thì nguyên tắc của mình là làm sao phải nhìn cho đẹp và ăn cho ngon. Vì những món ăn này không những cho vợ con hay bạn bè và người thân ăn mà mình cũng chính là người ăn những món”.
Có lẽ, đó cũng là một trong những lý do mà anh muốn tự tay trồng ra những rau, củ, quả ở vườn nhà để góp phần cho việc nấu ra các món ăn ngon.
“Theo mình, việc trước tiên để nấu ra được bất kỳ món ăn ngon nào là phải có tâm rồi đến việc học hỏi, sáng tạo. Bên cạnh đó, cần lựa những thực phẩm ngon vì chỉ có thế mới nấu ra được những món hấp dẫn. Mình thấy có nhiều người vào bếp nấu ăn không thèm học hỏi, chỉ nấu theo ý của họ, nấu qua loa. Vì họ nghĩ nấu ăn để ăn để sống cho qua ngày. Nhưng họ không hiểu nấu ăn là một môn nghệ thuật thực sự và cần đến sự chăm chỉ, chịu khó… Và điều quan trọng khi nấu ăn là cần để ý khi nấu ăn là phải vừa đảm bảo vệ sinh vừa đảm bảo món ăn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe…”, anh nói.
Chính nhờ năng khiếu và tài đảm đang mà sau khi ăn các món mình nấu, khẩu vị vợ con anh cũng trở nên kén chọn hơn. Nếu đi ăn đồ ở nhà hàng mà kém ngon thì chắc chắn họ sẽ “không thèm” thưởng thức. “Nhiều khi cũng khổ lắm”… anh Tân vui vẻ kể.
Cách đây 1 năm, anh bắt đầu tham gia vào một hội nhóm nấu ăn của các chị em Việt Nam rồi chia sẻ các món mình nấu. Lúc đầu anh nghĩ chỉ đăng cho vui… nhưng không ngờ được sự yêu thích và ủng hộ của nhiều người trong hội. Điều này khiến ông chủ tiệm nail vô cùng hào hứng. Bắt đầu từ đó làm anh càng thích nấu và sáng tạo ra nhiều món ăn để chia sẻ tới mọi người hơn.
Anh Tân vui vẻ kể rằng, nhiều lúc mình cũng khổ vì vợ con đã quen ăn đồ anh nấu. Nếu thưởng thức bên ngoài đồ mà kém ngon họ sẽ không ăn.
Theo Khampha
Nghĩ từ bữa cơm thường nhật
Bà xã tôi có thời gian dài sống ở Mỹ Tho nên được dịp đi du lịch với bạn bè, vợ chồng tôi đến Mỹ Tho thường ghé quán bên đường, không phải "quán bên đường" của cố nhà văn Trang Thế Hy được Phạm Duy phổ nhạc.
Quán bên đường ở đây là quán cơm bình dân có bán canh chua và cá kho tộ. Món canh là một tập hợp: cá lóc cây bạc hà đậu bắp cà chua thơm dằn một chút đường; kho tộ nấu trong siêu gồm cá thịt ba chỉ kho sền sệt; bên cạnh thêm dĩa rau luộc (rau muống, rau cải hay cần) chấm vào nồi cá kho tộ thì ngon hết biết. Đây là 2 món ăn mà những người bạn ở miền Bắc và miền Trung cũng rất thích.
Đến nhà của người bạn, vợ tôi mở đề nghị: "Đãi vợ chồng tao cơm canh chua cá khô kho tộ đi mậy". Dĩ nhiên, nữ chủ nhân đồng ý. Món này nhà thực hiện có vẻ ngon hơn quán, do cộng tình bạn lâu lâu gặp lại, cộng thêm rộn rã thời quá khứ; cộng thêm cánh đàn ông rôm rả bên dĩa mồi cá lóc nướng trui cuốn rau sống chấm mắm nêm, cụng ly "dzô 100 phần trăm Gò Đen xịn đây". Rượu Gò Đen đặc sản của Long An, gia chủ nói rượu xịn, là bởi rượu này được làm giả nhiều vô cùng tận, bán hai bên đường đa phần không phải thứ thiệt, rượu giả còn len vào siêu thị nữa.
Lúc chiều về ghé quán cháo lòng, đầy đủ phủ tạng heo "bành ky" nóng hổi, ai thích có thể chọn cháo cá rau đắng, hai người với hai tô cháo không, cộng dĩa cá lóc nguyên con, làm cho tô cháo giảm nhiệt dĩ nhiên là phần rau đắng (giảm nhiệt có hai nghĩa là vừa cho nguội vừa cho mát). Tôi không dùng ruột cá nhưng những thực khách khác thì khoái khẩu.
Có những cơm mà không phải cơm, đó là cây cơm nguội, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết "Nhớ mùa thu Hà Nội":
"Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ nằm kề bên nhau, phố xưa nhà cổ, mái ngói thâm nâu...".
Có gạo mà không phải gạo là bông hoa gạo, đó chính hoa gạo trong bài "Chị tôi" (thơ Đoàn Thị Tảo, nhạc Trọng Đài):
"Thế là chị ơi rụng bông hoa gạo/ Ô hay trời không nín gió cho ngày chị sinh/ Ngày chị sinh trời cho làm thơ...".
Trời ơi! Ngôn ngữ lạ lùng, lạ thường, lạ lẫm, nghe nhức nhối nao lòng.
Canh chua, cá kho tộ từ lâu đã trở thành những món ăn ngon nức tiếng của miền Nam Ảnh: Internet
Hoan hô chữ đã mượn từ cơm từ gạo cho ra "cây cơm nguội", "bông hoa gạo" sản sinh thi ca, sản sinh âm nhạc.
Ai đó nói: "Đường đi đến trái tim người đàn ông đi qua dạ dày", "cơm" đi qua hay "phở" đi qua? Dĩ nhiên câu nói ám chỉ "cơm", chỉ nội tướng hằng ngày bếp lửa lo chồng con ngon miệng, do vậy "cơm" đi qua cho an toàn trên...xa lộ.
Nghe ca dao đạm bạc nhớ cơm:
"Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương".
Nghe nhà thơ Phạm Hữu Quang còn da diết hơn:
"Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt/ Nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà".
Tôi quý những bữa cơm gia đình, thường hay về nhà cùng vợ con chung bát, nhiều khi bạn bè rủ buổi trưa lai rai, tôi lắc đầu (trừ khi bạn bè ở xa lâu ngày không gặp). Tôi thích không khí truyền thống gần gũi; văn chương là phải đi tới, những bữa cơm thì phải ngồi lại, sinh hoạt thường trực ấy làm cho ăn uống ngon miệng hơn. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ăn cơm một mình gây ra những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến tiêu hóa của dạ dày. Ông bà xưa hay nói "rầu thúi ruột" là vậy.
Theo NLD
Thử thách can đảm với đặc sản "gà mọ" nhìn đã muốn ói, khi ăn lại hấp dẫn mê ly Món ngon Tây Bắc thường không gây cảm tình với thực khách qua cách trình bày nhưng nếu ai sẵn sàng bỏ qua sợ hãi ăn thử một lần thì sẽ không dừng được đũa. Người Thái ở Sơn La có món "gà mọ" thách thức thị giác thực khách nhưng lại là mĩ vị chốn núi rừng. Nếu người miền Trung tự...