Lo việc bảo mật đề thi
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định các câu hỏi thi được bảo mật trong toàn bộ quy trình xây dựng, khai thác, sử dụng theo quy định bảo mật nội bộ
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Công an tại Kết luận kiểm tra việc thực hiện chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), Cục An ninh Chính trị nội bộ – Bộ Công an vừa có văn bản gửi lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng – Bộ GD-ĐT đề nghị cung cấp một số tài liệu.
Băn khoăn việc thi thử
Theo đại tá Nguyễn Bạch Đằng, Phó Cục trưởng Cục An ninh Chính trị nội bộ, Bộ GD-ĐT cần cung cấp các tổ hợp câu hỏi trắc nghiệm đã sử dụng để thi thử tại các tỉnh, thành phố trong các năm 2017, 2018 để đánh giá nguy cơ lộ, lọt bí mật nhà nước; cũng như tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn cho các kỳ thi THPT quốc gia trong thời gian tới.
Thực tế, quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ ra đề thi THPT quốc gia mà Bộ GD-ĐT ban hành hồi tháng 4-2018 khiến không ít chuyên gia giáo dục lo lắng. Theo quy trình này, các câu hỏi sau khi được thẩm định sẽ được thử nghiệm, bảo đảm mỗi câu phải có tối thiểu 50 lượt học sinh làm thử. Các câu hỏi sau đó tiếp tục được chỉnh sửa và lại thử nghiệm một lần nữa – ít nhất 50 lượt học sinh sẽ làm thử các câu hỏi này. Sau khi hoàn thiện, các câu hỏi được rà soát, lựa chọn để đưa vào ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa.
“Nếu đưa đề thi cho học sinh làm thử thì liệu Bộ GD-ĐT đã có quy trình bảo mật hay chưa? Liệu với hàng ngàn câu hỏi, mỗi câu lại có ít nhất 50 lượt học sinh làm thử, Bộ GD-ĐT có bảo đảm nội dung các câu hỏi đang được hoàn thiện này không lọt ra ngoài?” – một chuyên gia của ĐHQG Hà Nội băn khoăn.
Thí sinh tại TP HCM ký biên bản xác nhận đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia còn niêm phong Ảnh: TẤN THẠNH
Công bằng, khách quan?
Video đang HOT
Trả lời Cục An ninh Chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng – Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh cho hay một trong những giải pháp quan trọng để bảo đảm tính công bằng, khách quan trong công tác tổ chức thi ngay tại địa phương là tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm, với yêu cầu xây dựng cho mỗi thí sinh trong phòng thi 1 mã đề thi riêng, bảo đảm sự cân bằng về độ khó giữa các mã đề thi.
Để đáp ứng yêu cầu này, Bộ GD-ĐT đã triển khai xây dựng ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa làm cơ sở cho hội đồng ra đề thi kỳ thi THPT quốc gia tham khảo khi ra đề thi. Ngân hàng câu hỏi này được xây dựng theo đúng khoa học về đo lường, đánh giá hiện đại trong giáo dục với quy trình chặt chẽ gồm 9 bước, được nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến áp dụng.
“Theo quy trình này, các câu hỏi thi sau khi biên soạn, biên tập phải được thử nghiệm, chỉnh sửa nhiều lần mới được lựa chọn, tinh chỉnh đưa vào ngân hàng câu hỏi thi để làm tư liệu tham khảo cho việc ra đề thi của kỳ thi. Các câu hỏi thi thuộc ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được các tổ của hội đồng ra đề thi khai thác tại khu vực cách ly qua các bước thẩm định, lựa chọn, biên tập, tinh chỉnh, phản biện nhiều lần để hình thành đề thi chính thức và dự bị cho kỳ thi” – ông Trinh cho biết.
Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, vì ý thức rõ ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa là tài liệu tham khảo để ra đề thi tuy không nằm trong phạm vi tài liệu phải “giữ bí mật tuyệt đối” nhưng quy trình xây dựng cần phải được thực hiện nghiêm ngặt nên cục đã xây dựng quy định bảo mật, đồng thời chỉ đạo Trung tâm Khảo thí quốc gia quán triệt áp dụng ngay trong từng công đoạn của quy trình 9 bước. “Quy định bảo mật nội bộ này được quán triệt đến toàn bộ cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm Khảo thí quốc gia làm công tác điều phối, tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và các cán bộ, chuyên gia tham gia xây dựng ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa” – ông Trinh cho hay.
Nói thêm về việc thử nghiệm câu hỏi thi được tổ chức tại một số trường THPT, ông Trinh cho biết các trường này được lựa chọn ngẫu nhiên mang tính đại diện cho các vùng miền, điều kiện và loại hình giáo dục khác nhau. Quy trình thử nghiệm tương tự tổ chức thi chính thức.
“Do quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa này mới được triển khai ở Việt Nam từ năm 2017 nên đã dẫn đến những cách hiểu chưa thật chính xác trong dư luận” – ông Trinh nhấn mạnh. Theo ông, các câu hỏi trong quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa tuy không phải đề thi thuộc danh mục tài liệu bí mật nhà nước độ tối mật trong ngành giáo dục nhưng được bảo mật trong toàn bộ quy trình xây dựng, khai thác, sử dụng theo quy định bảo mật nội bộ.
Hôm nay, khai mạc “Đưa trường học đến thí sinh 2019″ tại Bạc Liêu
Sáng nay (9-3), tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), chương trình “Đưa trường học đến thí sinh” lần thứ 18 – năm 2019 do Báo Người Lao Động phối hợp với Sở Giáo dục Khoa học và Công nghệ tỉnh Bạc Liêu, Tỉnh đoàn Bạc Liêu cùng các trường ĐH, CĐ, trường THPT và các đơn vị đồng hành – tài trợ tổ chức sẽ chính thức khai mạc. Chương trình quy tụ hơn 2.000 học sinh lớp 12 của tỉnh Bạc Liêu và được truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Bạc Liêu. Tại đây, đại diện các trường ĐH, CĐ, các chuyên gia hướng nghiệp, tuyển sinh sẽ tư vấn toàn diện, chính xác nhất cho học sinh về tuyển sinh năm 2019, bao gồm các vấn đề về quy chế thi, đề thi, cách thức chọn nghề, chọn trường và triển vọng việc làm những ngành nghề mà học sinh quan tâm. Học sinh tham dự cũng được tư vấn sâu sát nhất về việc chọn ngành phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.
Ngoài phần tư vấn chung, sẽ có những phần tư vấn riêng đến từ đại diện các trường để học sinh có nhu cầu được tìm hiểu một cách kỹ lưỡng nhất. Chương trình cũng tường thuật trực tuyến tại địa chỉ: nld.com.vn và fanpage Đưa trường học đến thí sinh từ 8 giờ cùng ngày.
Theo Người Lao Động
Vì sao liên tiếp xảy ra các vụ dâm ô, "gạ tình" học sinh?
Gần đây xảy ra các vụ dâm ô, gạ tình học sinh. Điều này gióng lên hồi chuông về đạo đức nhà giáo và cần có giải pháp căn cơ để ngăn chặn triệt để.
Trong thời gian gần đây, dư luận xã hội đặc biệt dành sự quan tâm, tranh luận xung quanh những vụ việc liên quan đến quan hệ giữa thầy cô giáo với học sinh. Đó là vụ một thầy giáo ở trường Tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang bị tố dâm ô với nhiều học sinh gái. Vụ việc này chưa tạm lắng thì ngay sau đó, dư luận lại bàng hoàng với việc một thầy giáo ở trường THPT chuyên Thái Bình nhiều lần nhắn tin "gạ tình" với một nữ sinh.
Và gần đây nhất là chuyện một cô giáo ở tỉnh Bình Thuận bị chồng tố cáo có quan hệ bất chính với học sinh lớp 10. Điều này đang khiến nhiều người đi từ sửng sốt đến lo lắng về sự xuống cấp trong môi trường sư phạm.
Trường tiểu học Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - nơi có thầy giáo bị tố cáo dâm ô với nhiều học sinh gái (Ảnh: Zing.vn)
Mặc dù các vụ việc trên đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ nhưng lại gióng lên một hồi chuông báo động về vấn đề đạo đức nhà giáo, quan hệ thầy- trò.
Theo ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo (Bộ GD-ĐT), trong thời gian qua, Bộ đã có nhiều giải pháp để chấn chỉnh đạo đức nhà giáo. Vấn đề này đã được thực thi ở địa phương - nơi tuyển chọn, sử dụng và quản lý trực tiếp đội ngũ nhà giáo và các nơi cũng đã vào cuộc rất tích cực để xử lý những sai phạm.
Tại một hội nghị tổng kết của ngành Giáo dục năm 2018 được tổ chức trực tuyến ở 63 tỉnh, thành có các lãnh đạo tỉnh tham dự, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo các địa phương phải xử lý nghiêm giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.
Cần thay đổi cách giảng dạy, tuyển chọn giáo viên
Là một giảng viên và cán bộ quản lý lâu năm trong ngành giáo dục, GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, lâu nay, ở các trường sư phạm đều có những giáo trình giảng dạy về đạo đức nhà giáo và những điều giáo viên không được làm. Các trường cũng đã có những buổi giảng dạy, rèn luyện về vấn đề này cho những sinh viên khi đang ngồi trên giảng đường.
Theo GS.TS Đinh Quang Báo, những vụ việc thiếu chuẩn mực đạo đức nhà giáo nổi lên trong thời gian gần đây cần phải nhìn nhận từ nhiều phía, nhiều chiều, liệu đây có phải là những hiện tượng cá biệt như "con sâu làm rầu nồi canh" không? Nếu thực sự những vụ việc liên quan đến đạo đức nhà giáo xảy ra nhiều trong thời gian ngắn thì ngành Giáo dục cần phải có sự quản lý, kiểm soát giáo viên chặt chẽ hơn. Có thể bằng cách quy định rõ trách nhiệm của giáo viên, của hiệu trưởng khi để xảy ra các vụ việc đáng tiếc liên quan đến quan hệ thầy- trò.
Nhiều người bức xúc trước những tin nhắn quá mùi mẫn, tình cảm trên mức thầy trò của một thầy giáo ở trường THPT chuyên Thái Bình (ảnh: Facebook)
Đứng ở góc độ tâm lý học, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội nêu quan điểm, thực tế là thời gian gần đây xảy ra liên tục những vụ việc dâm ô, gạ tình học sinh là do các địa phương, trường học chưa có sự chọn lọc đúng người thực sự giỏi chuyên môn, đủ tư cách, đạo đức để dạy học.
Theo Tiến sĩ Tùng Lâm, đã đến lúc, ngành Giáo dục cần phải giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm nhiều hơn cho các trường học. Đặc biệt là quy trách nhiệm trực tiếp cho hiệu trưởng trong việc tăng cường bồi dưỡng tư cách, đạo đức cũng như thường xuyên kiểm tra, giám sát sàng lọc giáo viên. Đừng để đến khi "cháy nhà thì mới la làng" mà phải có giải pháp căn cơ từ trong khâu tuyển dụng, đãi ngộ người giỏi, có phẩm chất đạo đức, tư cách tốt để giảng dạy.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy học sinh, một cô giáo tại trường THPT ở Hà Nội lại lý giải, để xảy ra các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo như trên cũng là do việc đào tạo về chuẩn mực đạo đức cho những giáo viên tương lai ở trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm chưa được tăng cường thường xuyên.
Hiện nay, ở các trường ĐH chủ yếu vẫn là giảng dạy lý thuyết, chuyên môn cho sinh viên chứ chưa tăng cường các kỹ năng, tình huống sư phạm; sinh viên chưa được rèn luyện kỹ về đạo đức và những điều không bao giờ được vi phạm. Vì vậy, nhiều người khi được tuyển dụng vào giảng dạy ở các trường học chưa biết giới hạn trong cư xử giữa thầy cô giáo với học trò, chưa biết xử lý các tình huống trong môi trường sư phạm.
Do đó, thời gian tới, để không xảy ra các vụ việc đáng tiếc như trên cần thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho sinh viên từ khi ngồi trên giảng đường. Việc tuyển dụng người có năng lực, phẩm chất tốt cũng nên quy trách nhiệm cho địa phương, trường học ngay từ khâu tuyển dụng, chứ không nên để "mất bò mới lo làm chuồng"./.
Theo vov.vn
Những sai lầm khi giải bài kim loại tác dụng với dung dịch muối Học sinh thường không xác định được thứ tự các chất phản ứng, chất nào phản ứng trước, chất nào sau hay đồng thời phản ứng. Dạng toán về kim loại tác dụng với dung dịch muối là kiến thức khá quan trọng và tương đối khó trong chương trình Hóa học lớp 9. Dạng bài này thường xuất hiện trong các đề...