Lo ứng phó với gian lận công nghệ cao
Hôm qua 3.7, thí sinh cả nước đã chính thức làm thủ tục dự thi tuyển sinh ĐH đợt 1. Một trong những vấn đề mà các hội đồng thi quan tâm nhất là những gian lận tinh vi, sử dụng thiết bị công nghệ cao mới xuất hiện.
Sinh viên tình nguyện Trường ĐH Sư phạm TP.HCM hướng dẫn thí sinh vào trường làm thủ tục dự thi – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Mời công an tập huấn
Để kịp thời phòng ngừa, Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an đã lưu giữ một số thiết bị gian lận công nghệ cao, trong đó có loại thiết bị gắn dữ liệu dưới dạng đồng hồ đeo tay. Ông Đỗ Ngọc Cẩn, Hiệu trưởng, cho hay: “Trong kỳ thi hết môn, nhà trường đã bắt được 2 học viên sử dụng thiết bị này để quay cóp. Thiết bị này được giữ lại để tập huấn cho cán bộ coi thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nay”.
Ông Bùi Đức Hiền, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Điện lực, thông tin: “Trường đã tập huấn kỹ và lưu ý với các giám thị nếu phát hiện thiết bị nào mà thí sinh (TS) mang vào phòng thi khả nghi và khó kiểm soát thì báo cáo ngay với hội đồng thi, đồng thời phối hợp với công an để xem xét xử lý”. Ông Phạm Văn Hà, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công đoàn, cho hay: “Nhà trường rất lo lắng quy định về thiết bị ghi âm – ghi hình vì hiện nay nhiều thiết bị hiện đại, khó kiểm soát. Chính vì vậy, để giúp giám thị hiểu rõ hơn về các thiết bị này, trường đã mời công an tư vấn và tập huấn cho cán bộ coi thi về những tình huống nếu gặp phải”.
Giấy báo dự thi không… đóng dấu
Sáng 3.7, hàng trăm TS dự thi vào Trường ĐH Sài Gòn yêu cầu chỉnh sửa giấy báo dự thi do nhận được giấy báo thi mà không có ảnh, không đóng dấu ở ảnh hoặc không có dấu của hội đồng tuyển sinh, hàng loạt trường hợp giấy báo thi không ghi đầy đủ địa chỉ nơi TS học THPT. Ngoài ra, cũng có nhiều sai sót khác trong giấy báo dự thi của TS trường này. Chẳng hạn, TS Ứng Mỹ Lệ bị dán nhầm hình người khác hoặc Nguyễn Thị Kim Thanh (Bến Lức, Long An) dự thi vào ngành giáo dục tiểu học bậc ĐH nhưng giấy báo thi lại ghi CĐ… Ở các trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, ĐH Sư phạm TP.HCM, cũng có nhiều trường hợp sai sót tên họ, ngày tháng năm sinh, khu vực ghi trên giấy báo thi.
Trong buổi sáng cùng ngày, rất nhiều TS đến Hội đồng tuyển sinh ĐH Đà Nẵng điều chỉnh sai sót trên giấy báo thi, bổ sung các giấy tờ liên quan đến chế độ ưu tiên. Ngoài ra, còn nhiều TS xin điều chỉnh.
Khối kinh tế giảm, an ninh tăng
Điều đặc biệt năm nay tỷ lệ TS đến làm thủ tục dự thi các ngành khối kinh tế đều thấp hơn so với năm trước. Chẳng hạn trường ĐH: Ngân hàng TP.HCM 62,5%, Kinh tế TP.HCM 72,58%… Trong khi khối ngành an ninh nhiều trường lại có tỷ lệ TS dự thi tăng đột biến, đặc biệt là các trường khối cảnh sát. Học viện Cảnh sát có khoảng 21.000 TS đăng ký dự thi (năm ngoái là 13.000), ĐH Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có 5.561 TS đăng ký dự thi, tăng gấp 2 lần so với năm ngoái. Ông Đỗ Ngọc Cẩn, Hiệu trưởng trường này, cho rằng: “Sở dĩ nhiều TS chọn thi ngành an ninh vì tình hình kinh tế khó khăn, sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều nên các gia đình hướng con chọn vào trường an ninh để đảm bảo đầu ra lại vừa không phải đóng học phí”. Cũng theo ông Cẩn, dự kiến điểm chuẩn năm nay của trường sẽ tăng đáng kể, nếu năm ngoái là 17 điểm thì năm nay phải trên 20 điểm.
Thí sinh làm thủ tục dự thi tăng
Video đang HOT
Thống kê cuối ngày 3.7 của Bộ GD-ĐT cho biết, toàn quốc có tổng số 629.833/843.687 TS đăng ký đến làm thủ tục dự thi, đạt tỷ lệ 74,65%, tăng 1,26% so với năm 2012.
Tại Hà Nội: Trường ĐH Ngoại thương 55,5%, Khoa học tự nhiên 61%, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông 64,4%, Kinh tế quốc dân giảm mạnh so với năm trước, chỉ 53%…
Tại cụm thi Vinh: Các trường có tỷ lệ TS đến đăng ký dự thi cao: Nông nghiệp Hà Nội 74%, Sư phạm kỹ thuật TP.HCM 76,67%, Sài Gòn 73,24%; Nông Lâm TP.HCM 76,25%; thấp nhất là Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM 39,47%.
Tại TP.HCM: Trường ĐH Sài Gòn 80,66%, Công nghệ thực phẩm 80%, Nông Lâm 79,8%, Tài chính – Marketing 78,78%, Luật 74,31%, Tôn Đức Thắng 80,51%, Giao thông vận tải 80%, Công nghiệp 75,04%… Một số trường ĐH ngoài công lập tỷ lệ TS làm thủ tục khá cao như: Nguyễn Tất Thành 75%, Kỹ thuật công nghệ 76,3%, Hoa Sen 74,4%, Quốc tế Hồng Bàng 81%, Lạc Hồng 74%…
Theo Thanhnien
Nhận xét đề thi môn toán khối A, A1
Sáng nay 4.7, thí sinh cả nước bước vào ngày thi đầu tiên trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013 với môn toán.
Đồng hành cùng các thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013, bên cạnh các bài gợi ý giải đề thi, chúng tôi còn cập nhật những nhận xét nhanh về đề thi ngay sau khi môn thi kết thúc của các giáo viên giàu kinh nghiệm (những nhận xét này chỉ có tính chất tham khảo).
Sau khi kết thúc môn thi cuối của đợt 1 tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013, Thanh Niên Online sẽ cập nhật đáp án các môn thi của Bộ GD-ĐT.
Thầy Nguyễn Duy Hiếu, Tổ trưởng tổ toán, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM:
Đề toán sẽ có nhiều điểm 10 hơn năm ngoái
Thầy Nguyễn Duy Hiếu - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Nhìn chung câu trúc đê năm nay cũng giông như năm vừa rôi.
Phân chung: Câu 1a là câu mà mọi học sinh đêu làm được. Câu 1b là câu hỏi khá cơ bản nhưng đa sô sẽ làm được môt nửa, vì các em sẽ lúng túng khi xử lý với đường kính x>0.
Câu 2 là câu không khó lắm, học sinh học khá có thê giải được.
Câu 3 cũng là câu không khó, các em nắm vững bảng nguyên hàm và phương pháp tích phân từng phân là giải được.
Câu 4 học sinh khá giỏi mới làm được, so với năm trước câu này dê hơn.
Câu 5 năm nay dê hơn năm ngoái, các em khá có thê giải hêt được. Học sinh trung bình có thê làm được môt nửa.
Câu 6 là câu chỉ dành cho học sinh giỏi. Tuy nhiên câu này so với năm ngoái có phân nhẹ hơn. Có lẽ sẽ có nhiêu học sinh giỏi làm được câu này.
Phân riêng:
Câu 7a học sinh khá giỏi mới làm được, nêu các em chứng minh được tam giác ANC bằng tam giác ABC dân tới NC vuông góc với AN.
Câu 7b khó giải quyêt hơn câu 7a, do xác định tâm phải sử dụng 2 biên sô.
Câu 8a và 8b là những câu không khó nên sẽ có nhiêu em làm được.
Câu 9a và 9b cũng là những câu rât cơ bản nên đa sô học sinh làm được.
Đê thi năm nay rât phù hợp, có tính phân hóa cao. Điêm trên trung bình nhiêu hơn năm ngoái, điêm 10 có lẽ cũng nhiêu hơn.
Thầy Nguyễn Phú Vinh, giáo viên toán, Trường THPT Vĩnh Viễn:
Đề thi nhiều câu khó khiến thí sinh rối rắm
Đề thi ĐH môn toán khối A, A1 năm nay khó hơn năm ngoái, có nhiều câu khiến học sinh "đau đầu". Đặc biệt, hai câu hình học thuộc chương trình chuẩn và nâng cao (câu 7a và 7b) đều khó hơn những câu hình học cùng loại năm ngoái. Câu này làm cho học sinh dễ bị hoang mang. Bởi theo kết cấu đề thi mọi năm, câu hình học này thường chỉ ra ở mức độ khó trung bình. Riêng với năm nay đặc biệt khó.
Câu 3, giải hệ phương trình cũng làm cho học sinh rối rắm.
Đặc biệt năm nay chương trình chuẩn lại cho câu xác suất. Học sinh học chương trình chuẩn, theo "kinh nghiệm" mọi năm thường chủ quan không ôn phần này.
Trong khi đó, câu số phức mọi năm thường được ra đề cho chương trình chuẩn thì năm nay lại cho trong chương trình nâng cao, khiến học sinh bất ngờ.
Câu 5 cũng là một câu khó.
Cũng như kết cấu truyền thống của đề thi toán ĐH, như mọi năm, câu 6 là câu khó nhất (câu tìm giá trị nhỏ nhất của một biểu thức có điều kiện cho trước).
Đề thi nhìn chung có 70% nội dung nằm trong chương trình lớp 12, 30% là kiến thức lớp 10, 11.
Với đề thi này, học sinh trung bình, nếu không luyện tập thêm nhiều về kỹ năng làm bài thì chỉ đạt 3-4 điểm, tối đa là điểm 4.
Học sinh khá tối đa được 6-7 điểm.
Chỉ có học sinh xuất sắc mới có thể đạt điểm 9-10.
Theo Thanhnnien
Tất bật hướng dẫn thí sinh đến trường thi Sáng nay 3-7, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 chính thức bắt đầu. Thí sinh dự thi các A, A1 và khối V đến trường làm thủ tục dự thi. Kỳ thi chính thức sẽ diễn ra trong hai ngày 4 và 5-7. Hơn 800 nghìn thí sinh cả nước dự thi đợt này. SV tình nguyện khu vực cầu Sài Gòn...