Lộ trình tuyển sinh đại học thay đổi từ 2023 của 3 đại học top đầu
Từ 2023 các trường đại học dự kiến có lộ trình tuyển sinh bằng nhiều phương thức, trong đó hạn chế xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp.
Theo thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 2023, đơn vị này dự kiến tổ chức 8 đợt thi đánh giá năng lực (HSA) với quy mô 100.000 lượt thi. Các đợt thi sẽ triển khai từ tháng 3 đến tháng 6 tại 8 tỉnh, thành trong cả nước như năm 2022.
Cụ thể, theo lịch dự kiến, Trung tâm Khảo thí ĐHQGHN sẽ tổ chức các đợt thi từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2023. Thí sinh đăng ký dự thi tối đa 2 lượt/năm và thời gian đăng ký dự thi giữa 2 đợt cách nhau tối thiểu 4 – 6 tuần (kể cả ngày lễ, ngày nghỉ, cuối tuần) tùy theo nguyện vọng của thí sinh.
Lãnh đạo ĐHQG Hà Nội cho biết, hiện nay, có hơn 60 trường đại học, học viện đã sử dụng kết quả kỳ thi HSA làm phương thức xét tuyển đại học.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Trong khi đó, tại ĐH Bách khoa Hà Nội, từ thành công của Kỳ thi đánh giá tư duy năm 2022, PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Phó Hiệu trưởng nhà trường cho hay, trường luôn mong muốn sử dụng kết quả kỳ thi này làm nền tảng trong tuyển sinh. Tuy nhiên, nhà trường vẫn xét đến yếu tố đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, nhất là những em không có điều kiện tiếp cận với Kỳ thi đánh giá tư duy của trường. Tuy nhiên, đến thời điểm nào đó, thí sinh có thể sẽ phải chấp nhận nhà trường hoàn toàn dành chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển tư duy.
Tại ĐH Kinh tế Quốc dân, GS.TS Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng nhà trường cũng cho biết, năm 2023, nhà trường dự kiến áp dụng nhiều phương thức trong xét tuyển. Chủ trương này nhằm mở rộng cơ hội cho các học sinh khác nhau, đồng thời thực hiện sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế phát triển. Trong các phương thức xét tuyển, điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn được nhà trường sử dụng để xét tuyển cùng với các tiêu chí khác như: Điểm trung bình học THPT, IELTS…
Mặc dù trước đó, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh năm 2022 với lưu ý: Dự kiến năm 2023 sẽ không tuyển sinh theo phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và các phương thức khác. Chỉ tuyển sinh theo phương thức xét tuyển kết hợp/xét tuyển sớm với 100% chỉ tiêu sau khi trừ đi số thí sinh diện tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.
Xây dựng "thứ hạng điểm thi" trong thi đánh giá năng lực
Năm 2022, Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã công bố lịch 12 đợt thi đánh giá năng lực từ tháng 2 đến tháng 7 với số lượt thi khoảng 75 nghìn và đang cân nhắc nhu cầu thí sinh xem có tổ chức thi tháng 8 hay không.
Thí sinh làm thủ tục dự thi Đánh giá năng lực.
Có tổng số 65 cơ sở giáo dục đại học đăng ký sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để xét tuyển năm 2022.
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc Gia Hà Nội) cho biết, đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã mở cổng đăng ký cho 5 đợt thi đầu tiên (đợt 201-205), quy mô gần 20 nghìn thí sinh. Trong đó đợt thi đầu (201) trong 2 ngày 26-27/2 tại Thái Nguyên và Hà Nội. Số thí sinh dự thi là 1.142/1.301, đạt 87%. Kết quả phổ điểm đợt 1 không khác biệt nhiều so với phổ điểm thi năm 2021 cho thấy tính ổn định, chuẩn hóa của bài thi đánh giá năng lực.
Các đợt thi 202 có 3.500 chỗ thi 203 là 5.500 chỗ thi 204 là 7.000 205 là 8.500 chỗ thi. Các đợt thi, thí sinh đăng ký nhanh và cơ bản không có vấn đề gì phát sinh, ngoại trừ đợt thi 205, nhu cầu thí sinh đăng ký khoảng 27 nghìn thí sinh, trong khi số chỗ thi là hơn 8.500 nên không thể đáp ứng hết nhu cầu.
Thời gian tới, Trung tâm Khảo thí tiếp tục mở đăng ký cho 7 đợt còn lại với quy mô khoảng 50 nghìn thí sinh. Do đó, số lượt thi còn khá nhiều, đáp ứng đủ nguyện vọng thí sinh.
Cũng theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Thảo, Trung tâm Khảo thí chỉ tổ chức thi Đánh giá năng lực và cấp giấy chứng nhận kết quả thi. Việc xét tuyển phụ thuộc vào chính sách tuyển sinh của các trường đại học: thời gian nhận hồ sơ, mức điểm sàn, tiêu chí phụ...
Tuy nhiên, có 1 điểm mới nhất trong năm 2022 là Phiếu báo điểm của thí sinh ngoài điểm bài thi còn có thêm thông tin "Thứ hạng điểm thi". Thứ hạng điểm thi của thí sinh phản ánh phần trăm thí sinh có điểm bằng hoặc thấp hơn điểm của thí sinh cùng đợt thi đó. Đây là thông tin hữu ích cho cán bộ tuyển sinh xét tuyển chọn lựa các thí sinh chất lượng bên cạnh việc căn cứ vào điểm thi và phổ điểm như trước đây.
Hiện tại, Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là kỳ thi duy nhất tại Việt Nam phục vụ tuyển sinh tổ chức thi trên máy tính thí sinh được chủ động chọn ca thi, thời gian thi, địa điểm thi...
Việc đăng ký hồ sơ thí sinh giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. Thí sinh cũng không còn phải mỏi mòn chờ giấy báo thi, chờ biết kết quả thi, hoàn thành các giấy tờ đăng ký mà thực hiện trực tuyến.
Nếu như trước đây, việc nhận hồ sơ đăng ký mới xếp phòng thi, thuê địa điểm thi thì hiện nay, việc tổ chức thi Đánh giá năng lực là sẵn sàng điểm thi, phòng thi trước khi thí sinh đăng ký dự thi.
Trường Đại học Hạ Long bỏ bớt một phương thức xét tuyển với hệ ĐH năm 2022 Theo kế hoạch tuyển sinh năm 2022, Trường Đại học Hạ Long (Quảng Ninh) giảm bớt một phương thức xét tuyển đối với hệ Đại học. Ngày 3/3, thông tin từ Trường Đại học Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, nhà trường đã thống nhất phương thức tuyển sinh của hệ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp năm 2022. Trong đó, phương...