Lộ trình học tiếng Anh chuẩn quốc tế cho học sinh tiểu học
Lộ trình học tiếng Anh cho trẻ gồm ba giai đoạn tương ứng với ba cấp độ của chứng chỉ Cambridge: khởi động (starter), tăng tốc (mover) và cất cánh (flyer).
Theo chị Nguyễn Thị Hoa (nhà sáng lập trung tâm tiếng Anh Ms Hoa Junior), lộ trình học tiếng Anh cho trẻ tiểu học cần bám sát độ tuổi, khả năng tiếp thu và năng lực ngôn ngữ hiện tại của trẻ. Cụ thể, ba mẹ có thể đồng hành với trẻ rèn luyện theo ba giai đoạn tương ứng với ba cấp độ của chứng chỉ Cambridge, đó là starter, mover, flyer. Chứng chỉ Cambridge là thước đo phù hợp để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của trẻ tiểu học.
Giai đoạn 1: Khởi động (Starter)
Những năm học đầu tiên của cấp tiểu học (độ tuổi 6-7 tuổi) là giai đoạn trẻ bắt đầu tiếp xúc, làm quen với ngôn ngữ tiếng Anh. Lúc này, trẻ còn lạ lẫm nên ba mẹ đặt ra những mục tiêu nhỏ để các con quen dần với sự xuất hiện của tiếng Anh trong cuộc sống và học tập. Cụ thể, ở thời điểm này, trẻ cần học những từ vựng và ngữ pháp cơ bản, tập trung vào những chủ đề giao tiếp quen thuộc, gần gũi như gia đình, trường lớp, bạn bè, sở thích… Đây cũng là giai đoạn trẻ cần làm quen với việc nhận diện bảng chữ cái tiếng Anh Alphabet và bắt đầu rèn luyện ngữ âm.
Bộ sách Super Minds (Siêu trí tuệ) – giáo trình chính thống của Đại học Cambridge là tài liệu phù hợp với trẻ 6-7 tuổi. Cuốn sách giới thiệu những đồ vật, sự vật, hiện tượng gần gũi với trẻ và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy và sáng tạo, tăng vốn hiểu biết thông qua những cấu trúc câu mô tả sự vật, sự việc khách quan. Đơn cử, câu “The leaves fall when autumn comes” (khi mùa thu tới, lá cây rơi rụng) không chỉ giúp trẻ tiếp xúc với từ vựng mà còn cung cấp cho trẻ kiến thức liên quan đến sự vật, hiện tượng khách quan (mùa thu cũng là lúc lá cây rơi).
Bộ sách Super Minds là tài liệu tiếng Anh phù hợp với giai đoạn khởi động.
Học ngôn ngữ không chỉ là học từ vựng, ngữ pháp mà còn là quá trình thúc đẩy phát triển tư duy của trẻ thông qua kiến thức chứa trong câu chữ. Ba mẹ có thể cho trẻ tham gia kỳ thi Starter của hội đồng khảo thí Cambridge. Bài thi kéo dài 45 phút, kiểm tra 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, giúp ba mẹ xác định, đánh giá khách quan khả năng sử dụng tiếng Anh của trẻ theo chuẩn quốc tế.
Giai đoạn 2: Tăng tốc (Mover)
Trẻ trong độ tuổi 8-9 tuổi (tương đương lớp 3,4) đã quen với ngôn ngữ tiếng Anh và mong muốn thể hiện bản thân nhiều hơn. Ở độ tuổi này, trẻ có thể bước vào giai đoạn tăng tốc trong việc học tiếng Anh.
Video đang HOT
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp con trẻ nâng cấp lượng từ vựng và nắm chắc cấu trúc ngữ pháp. Chẳng hạn, với chủ đề “Under the sea”, thay vì học những từ vựng đơn giản như “fish”, “boat”, “sand” thì các con cần tiếp xúc thêm với các từ vựng như “sail”, “seahorse”, “anchor”… Ngoài nắm được vốn từ vựng rộng mở hơn các con cần được vun đắp kiến thức ngữ pháp. Cấu trúc ngữ pháp như so sánh còn giúp trẻ phát triển tư duy quan sát, so sánh, nhận xét và giữa các sự vật, hiện tượng. Cuối cùng, trẻ cần sử dụng hai nguyên liệu ngữ pháp và từ vựng để phát triển hội thoại hoàn chỉnh.
Kênh youtube Wow English TV là nguồn học chất lượng, giúp các con phát triển tư duy hội thoại. Kênh xây dựng và cung cấp những đoạn hội thoại vui nhộn giữa hai nhân vật thầy giáo và chú vẹt nhằm kích thích sự hứng thú với ngôn ngữ tiếng Anh ở các con.
Để đánh giá năng lực ngôn ngữ tiếng Anh của trẻ, ba mẹ có thể đăng ký cho con tham gia kỳ thi Mover của hội đồng khảo thí Cambridge, bài thi kéo dài 60 phút, kiểm tra toàn diện 4 kỹ năng của trẻ.
Ba mẹ nên đồng hành học tiếng Anh với con trong giai đoạn đầu đời.
Giai đoạn 3: Cất cánh (Flyer)
Ở độ tuổi 10-11 tuổi (tương đương lớp 5 và sau đó), trẻ đã có tư duy phản biện, có nhu cầu giao tiếp và muốn tranh luận với ba mẹ, thầy cô và bạn bè về các vấn đề xoay quanh cuộc sống của trẻ.
Con trẻ 10-11 tuổi cần phát triển bốn kỹ năng, tập trung vào hai kỹ năng nói, viết. Với kỹ năng nói, các con cần được rèn luyện khả năng thuyết trình, trình bày ý kiến trước đám đông. Song song với đó các con cũng cần rèn luyện cách viết những đoạn văn cơ bản cho kỹ năng viết.
Việc học cách phát triển ý là điều quan trọng trong rèn luyện, nâng cao khả năng thuyết trình và kỹ năng viết. Chẳng hạn với chủ đề “Traveling”, các con cần tìm câu trả lời cho các ý: địa điểm du lịch (where do you want to go on vacation?), thời gian đi du lịch (when do you go on vacation ?), người đồng hành trong chuyến du lịch (who do you want to travel with?), phương tiện di chuyển (how do you get there?)… Những câu hỏi này tạo thành sơ đồ tư duy xoay quanh chủ đề Traveling, giúp các con trình bày ý tưởng của mình một cách logic, hợp lý và dần học được cách hình thành ý tưởng nói, viết cho các chủ đề khác.
Bộ sách Amazing Science (Khoa học kỳ thú) giúp các con tiếp cận, tìm hiểu khoa học thông qua tiếng Anh là tài liệu học phù hợp với trẻ 10-11 tuổi ở giai đoạn cất cánh. Ngoài ra kỳ thi Flyer của hội đồng khảo thí Cambridge với bài thi diễn ra trong 75 phút, kiểm tra bốn kỹ năng sẽ giúp ba mẹ đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của trẻ trong giai đoạn này.
“Trên chặng đường khám phá tiếng Anh ở giai đoạn đầu đời, các con cần sự đồng hành của ba mẹ, thầy cô để được hướng dẫn đi đúng hướng, phù hợp với độ tuổi và năng lực, đồng thời có những trải nghiệm phong phú, kích thích sự hứng thú học tập ở trẻ”, chị Hoa cho hay.
Hà Nội: Con học trực tuyến, bố mẹ đi làm "đứng ngồi không yên"
Nhiều phụ huynh cho biết, dù học trực tuyến, nhưng lịch học của con vẫn dày đặc đủ tất cả các môn như trên lớp, trong khi phụ huynh đã bắt đầu đi làm trở lại, học sinh vẫn tiếp tục học trực tuyến khiến việc học gặp không ít khó khăn.
Lịch của con và bố mẹ lệch pha
Theo thông báo mới nhất của Sở GD-ĐT Hà Nội, học sinh toàn thành phố vẫn tiếp tục duy trì học trực tuyến, các trường sẵn sàng các phương án để đón trẻ đến trường khi dịch bệnh ổn định hơn. Nhưng khi Hà Nội chuyển sang giãn cách theo Chi thị 15, nhiều phụ huynh đã bắt đầu trở lại công việc thường nhật kiến việc trông con tại nhiều gia đình gặp không ít khó khăn.
3 ngày nay, khi có thông báo đi làm trở lại, vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn phải mời gia sư về kèm con tại nhà khi học trực tuyến. "Bố mẹ đều phải đi làm, con mới học lớp 1 nên không thể tự học một mình, cũng không tiện đưa con đến chỗ làm cùng bố mẹ nên đành phải chấp nhận tốn kém mời gia sư về học cùng con".
Nhà có 2 con nhỏ đang học trực tuyến, những ngày này gia đình anh Nguyễn Hoàng Hà (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng chật vật trông con và hỗ trợ con học online. Vợ anh Hà công tác trong ngành y tế, bởi vậy mùa dịch hầu như không có nhiều thời gian ở nhà, anh Hà hiện tại cũng bắt đầu đi làm trở lại bình thường, 2 con nhỏ ở nhà học trực tuyến khiến anh không khỏi lo lắng.
"Cháu lớn học lớp 7 có thể tự học, còn cháu bé mới học lớp 4, nếu không có bố mẹ ngồi học cùng thì hầu như chỉ học cho có lệ chứ không tiếp thu được mấy. Có những ngày con học từ 8h sáng đến gần 11h trưa, buổi chiều lại tiếp tục học tiếng Anh, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, lịch học dày đặc khiến các con cảm thấy mệt mỏi, uể oải mỗi khi học. Có khi sáng học, nhưng đến buổi tối bố mẹ hỏi lại hôm nay học gì đã không nhớ", anh Hà nói.
Có nhất thiết học không sót môn nào?
Nói thêm về chương trình học của con, anh Nguyễn Hoàng Hà cho rằng, khi học online, với bậc tiểu học chỉ nên duy trì ở những môn cơ bản như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, tránh học dàn trải tất cả các môn như Hát nhạc, Thể dục, Mỹ thuật. Việc trẻ phải học quá nhiều, kéo dài thời gian ngồi trước màn hình máy tính tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về mắt, bên cạnh đó cũng khiến khả năng tiếp thu và hứng thú học tập của trẻ giảm hơn.
Anh Nguyễn Xuân Cường (Cầu Giấy, Hà Nội) có con học lớp 2 cũng vất vả dạy con học online. Từ đầu tuần này, cả 2 vợ chồng anh đều đã đi làm trở lại, phải để 2 con ở nhà tự học. "Anh lớn học lớp 8 ở nhà tự hướng dẫn em học, nhưng cũng chỉ xử lý được những vấn đề về kỹ thuật như đăng nhập vào lớp học, kiểm tra internet... còn các nội dung học hầu như không thể hướng dẫn". Phụ huynh này cũng cho rằng, với những lớp nhỏ chỉ nên dạy các môn như Toán, Tiếng Việt, những môn còn lại nên đợi khi vào học chính khóa tiếp tục triển khai.
"Mỗi ngày thời gian học học của con từ 8h đến hơn 10h, học tất cả các môn như trực tiếp trên lớp bao gồm cả Hát Nhạc, Thể dục, Hoạt động trải nghiệm, con ngồi liên tục trước máy tính, chỉ được nghỉ giữa các tiết 5-10 phút, với trẻ nhỏ như vậy sẽ rất khó tập trung, học mệt mỏi. Nếu thời gian học trực tuyến kéo dài cần thiết kế thời gian và thời lượng học phù hợp. Với các lớp nhỏ như lớp 1, lớp 2 tôi cho rằng chỉ nên cho các con học Toán, Tiếng Việt, các môn yêu cầu sự tương tác vận động nhiều như Hoạt động trải nghiệm, Thể dục nên học bù khi các con đến trường sẽ hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các trường cũng nên cân nhắc xếp lịch học cho các lớp này vào buổi tối để bố mẹ có thể học cùng con", anh Cường cho biết.
Theo dõi học cùng con trong nhiều buổi, phụ huynh này cho biết thêm, hầu hết các tiết học vẫn được dạy theo cách truyền thống như trên lớp, nên cả cô và trò đều cảm thấy nặng, đường truyền gián đoạn, thời gian thực học còn lại ít, không phải tất cả học sinh trong lớp đều được cô gọi phát biểu ý kiến, có những em cả buổi không được phát biểu sẽ cảm thấy chán, buồn ngủ.
Không nên cho trẻ lớp 1 tương tác liên tục 2h trên máy tính, điện thoại
Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, mặc dù dịch bệnh, nhưng các em vẫn không ngừng lớn lên, không ngừng có nhu cầu khám phá. Học sinh rất cần được học theo nghĩa "thu hút các em vào hoạt động hấp dẫn, có định hướng giáo dục". Dù chưa có sự chuẩn bị tốt nhất, đầy đủ cho việc dạy học trực tuyến, thì trong hoàn cảnh hiện nay, vẫn cần nỗ lực để giúp các em có thể duy trì việc học tập, phần nào đáp ứng nhu cầu của học sinh bằng cách điều chỉnh nội dung, phương pháp, các yêu cầu cần đạt, biết ưu tiên để thực hiện trước những hoạt động phù hợp với học trực tuyến...
PGS.TS Chu Cẩm Thơ Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. (Ảnh: KT)
Riêng với những học sinh đầu cấp 1, PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng, cần chú ý điều chỉnh chương trình cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nhà trường. Đối với môn Toán, Tiếng Việt cũng như vậy, có thể giúp các em tương tác qua các trò chơi học tập, thực hành với dụng cụ, đồ dùng có sẵn trong gia đình.
"Tập đọc, rèn kĩ năng nghe, nói là hoàn toàn có thể làm được trong môi trường trực tuyến với sự giúp đỡ của người thân. Khi đi học trực tiếp, chúng ta có thể tập trung rèn kĩ năng viết cho các em. Chúng ta cũng cần chú ý đến vấn đề sức khoẻ của học sinh, đây là một yếu tố cũng rất quan trọng quyết định đến không chỉ bản thân các em mà còn cả chất lượng học tập. Để đảm bảo sức khoẻ cho các em, nhà trường dạy học trực tuyến nói chung và dạy cho trẻ lớp 1 nói riêng, không thể bê nguyên chương trình ở lớp sang trực tuyến mà cần tiết chế thời gian, thời lượng, nội dung cho đảm bảo hơn.
Theo một số nghiên cứu của chúng tôi, không nên để học sinh lớp 1 tương tác liên tục 2 giờ đồng hồ trên máy tính hoặc điện thoại. Tốt nhất nên sử dụng màn hình lớn như máy tính, và xen kẽ các hoạt động vận động nếu không sẽ ảnh hưởng đến mắt và cột sống của trẻ", PGS.TS Chu Cẩm Thơ lưu ý.
Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng cho rằng, các gia đình cũng cần chú ý để nâng cao các điều kiện học tập như trang bị thiết bị, đường truyền và học cùng con. Hãy tạo ra các ngữ liệu học tập gắn với chính điều kiện học tập hiện hữu của các em, tổ chức hoạt động sau giờ học cùng với người thân, để việc học diễn ra trong đời sống. Như vậy sẽ làm cho việc học gần gũi, dễ triển khai và hạn chế được những bất cập của học trực tuyến đối với trẻ nhỏ./.
Điều cần biết về chứng chỉ Cambridge cho trẻ em Áp dụng chương trình học tiếng Anh theo Chứng chỉ Cambridge phù hợp với độ tuổi và trình độ sẽ giúp trẻ từng bước phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Cambridge là chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế dành cho mọi lứa tuổi từ học sinh, sinh viên tới người đi làm. Chứng chỉ này được chứng nhận bởi Cambridge (Tổ chức đứng...